Nhiều ca Covid-19 nhất miền Tây, Đồng Tháp giãn cách theo Chỉ thị 16
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 trên phạm vi toàn tỉnh trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 14/7.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 24/6 đến nay, tỉnh này ghi nhận 620 trường hợp dương tính nCoV, đa phần là ca nhiễm trong cộng đồng (tỉnh có ca nhiễm cao nhất ĐBSCL cho đến thời điểm này – PV).
Tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết đang nỗ lực bao vây, dập dịch tại các ổ dịch có liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc và ổ dịch mới trong công ty tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh.
Chỉ tính từ 18h ngày 11/7 đến 18h ngày 12/7, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 38 công nhân của Công ty Thuỷ sản Phát Tiến (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) dương tính.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh
Trước đó, Đồng Tháp đã giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP Sa Đéc, 4 huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Cao Lãnh từ 0h ngày 11/7.
Nhận định tình hình dịch bệnh đang hết sức phức tạp, Chủ tịch UBND Đồng Tháp quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 đối với tất cả các địa phương còn lại gồm: TP Cao Lãnh, TP Hồng Ngự và các huyện: Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tháp Mười trong vòng 15 ngày, kể từ 0h ngày 14/7.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc các quy định cách ly xã hội.
Ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các địa phương tuyệt đối không trông chờ, phải chủ động hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong xây dựng phương án xử lý trong mọi tình huống, tránh bị động.
Các đơn vị địa phương, cá nhân, nhất là người đứng đầu các đơn vị phải phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình cần linh hoạt, hiệu quả trong phòng chống dịch, khống chế kịp thời, không cho dịch lan rộng.
Đối với các doanh nghiệp, nếu không đáp ứng phương án phòng chống dịch theo nguyên tắc “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ) thì cho tạm dừng hoạt động; các cơ quan hành chính nhà nước quản lý thật chặt công chức, viên chức thuộc quyền quản lý, gương mẫu chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong. Ảnh: Cổng TTĐT UBND tỉnh
Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Quốc Phong nhấn mạnh, diễn biến dịch rất phức tạp và khó lường; các địa phương cần phải đặt yêu cầu cao hơn trong phòng, chống dịch, mỗi người trong nhiệm vụ của mình phải chủ động giải quyết mọi vấn đề, tuyệt đối không nhùng nhằng, lưỡng lự.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp yêu cầu tạm dừng hết các cuộc họp, hoạt động không cần thiết để tập trung cho công tác phòng, chống dịch…
Trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chấp thuận cho Chủ tịch UBND thị xã Bình Minh, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0h ngày 13 đến 27/7.
Theo Sở Y tế Vĩnh Long, liên quan đến ổ dịch tại Công ty Tỷ Xuân (Khu công nghiệp Hoà Phú, huyện Long Hồ), thị xã Bình Minh đã ghi nhận hơn 10 ca nhiễm trong cộng đồng.
Ngành chức năng đã truy vết được 40 F1 tại thị xã Bình Minh và hơn 300 F2.
Hàng loạt địa phương cách ly tập trung người về từ TP.HCM
Khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, hàng nghìn người dân đã rời TP để trở về địa phương. Các tỉnh, thành miền Tây, miền Trung ra quy định cách ly tập trung người về từ vùng dịch.
Bộ Y tế vừa ra thông báo yêu cầu các tỉnh, thành phố cách ly tại nhà 7 ngày với người trở về từ TP.HCM, đồng thời người dân phải có 3 lần xét nghiệm SARS-CoV-2 trong một tuần cách ly.
Thông báo được đưa ra sau khi tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp. Căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, nhiều tỉnh, thành miền Trung và miền Tây đã ra quyết định cách ly 21 ngày với người trở về từ TP.HCM.
Test nhanh, khai báo y tế trước khi vào địa phương
9h ngày 9/7, nhiều chiến sĩ CSGT, thanh tra giao thông và nhân viên tế tại chốt kiểm soát y tế ở đèo Bình Đê, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực giáp ranh Quảng Ngãi và Bình Định) tất bật hướng dẫn tài xế tấp vào lề để kiểm tra giấy tờ và đo nhiệt độ.
Gần chốt kiểm tra, hàng chục ôtô xếp hàng, các tài xế lần lượt được hướng dẫn khia báo y tế và lấy mẫu để kiểm tra nhanh nCoV.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến quốc lộ 1, ở đèo Bình Đê, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ. Ảnh: Minh Hoàng.
Khi phát hiện ai đó về từ các vùng dịch hoặc TP.HCM, những người tại chốt kiểm tra ngay lập tức yêu cầu họ khai báo y tế và lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
"Hai ngày qua, có vài trường hợp đi ôtô từ vùng dịch ở các tỉnh Bình Dương, TP.HCM về Quảng Ngãi, số lượng không nhiều. Trường hợp dương tính nCoV thì cho xe chuyển đến bệnh viện điều trị. Người nào quả âm tính thì đưa thẳng về các khu cách tập trung; còn ôtô để tại chốt người nhà đến đưa về", lãnh đạo Trạm CSGT Đức Phổ nói.
Trao đổi với Zing , Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết tất cả người dân từ vùng dịch về địa phương phải thực hiện cách ly y tế có thu phí. Cụ thể, người về từ TP.HCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương có dịch vào địa bàn Quảng Ngãi phải có xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 48 giờ kể từ khi được lấy mẫu và phải cách ly 21 ngày có trả phí.
Tại ga Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam ), số lượng hành khách từ các tàu xuống thưa thớt và được lực lượng công an hướng dẫn khai báo y tế, chia thành 2 luồng. Những người về từ TP.HCM được hướng dẫn ngồi chờ tại một khu vực riêng và đưa đi cách ly tập trung. Khách về từ địa phương khác được hướng dẫn khai báo y tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng địa phương quyết liệt trong việc kiểm soát người về từ vừng dịch. Tuy nhiên cần phải tính phương án phân loại, có trường hợp thực hiện cách ly tại nhà nhưng có những người phải cách ly tập trung.
Trong khi đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành, địa phương chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly tập trung, bảo đảm đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận, cách ly người tiếp xúc gần với ca bệnh, đón người Bình Định từ TP.HCM về.
Từ 0h ngày 9/7, tỉnh Bình Định áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung đối với người về Bình Định từ vùng dịch nếu được xác định là F1. Các trường hợp còn lại áp dụng biện pháp cách ly tại nhà 14 ngày.
Người về tại ga Tam Kỳ phải khai báo y tế, nếu ai về từ TP.HCM được đưa đi cách ly tập trung. Ảnh: Thanh Đức.
Hơn 13h ngày 9/7, ở chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại xã Cam Thịnh Đông (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ), lực lượng CSGT tận tình hướng dẫn lái xe vào chốt để khai báo y tế, đo thân nhiệt và thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Khi người dân vào khu vực khai báo, chị Nguyễn Thị Hoài Vy, nhân viên y tế nhanh chóng đo thân nhiệt. Trường hợp nào bất thường sẽ được đưa vào khu riêng biệt để theo dõi khoảng 15 phút. Nếu qua điều tra dịch tễ, người dân có liên quan đến ca bệnh trong cả nước thì lập tức đưa đi cách ly tập trung.
Qua danh sách ghi lại tại chốt, chỉ từ 9h đến 13h đã có hơn 200 tài xế, khách đi qua đây được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế. Theo chỉ huy chốt kiểm soát dịch, đa phần là tài xế dường dài đi ra các tỉnh miền Bắc Trung Bộ và miền Bắc, rất ít xe về Khánh Hòa.
"Hầu hết người Khánh Hòa ở TP.HCM là sinh viên nên các em đã về cách đây 10 ngày theo lịch của các trường đại học", đại diện chốt kiểm dịch cho hay.
Miền Tây cách ly 21 ngày người về từ TP.HCM
Sáng 9/7, lực lượng phòng, chống Covid-19 của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng , tiếp tục bám chốt cửa ngõ trên quốc lộ 1 dù trời mưa to. Theo chỉ đạo của UBND huyện Châu Thành, tất cả những từ TP.HCM về quê được hướng dẫn vào khu vực kiểm tra nhanh và đưa vào khu cách ly tập trung.
Tài xế xe đường dài được hướng dẫn làm thủ tục khai báo y tế tại chốt kiểm dịch Cam Thịnh Đông. Ảnh: An Bình .
Tại chốt kiểm dịch TP Sóc Trăng, tất cả tài xế ngoài tỉnh phải dừng lại để xuất trình giấy tờ theo quy định. Nếu muốn vào tỉnh thì phải có giấy xác nhận âm tính với nCoV.
Nói với Zing , Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân cho biết đến sáng 9/7, địa phương này đón nhận trên 1.100 người về quê từ TP.HCM. Cơ quan chức năng đã đưa 58 người vào khu cách ly tập trung.
Theo ông Quân, từ 0h ngày 9/7, tất cả công dân khi về hoặc đến tỉnh Cà Mau phải cung cấp kết quả xét nghiêm âm tính với nCoV trong vòng 3 ngày gần nhất. Những người không có sẽ phải qua khâu kiểm tra nhanh và tự trả phí.
"TPHCM nếu không làm quyết liệt dịch có thể bùng lên nữa" Trong nhiều ngày qua số ca mắc mới tại ta nước dao động quanh con số 1.000, chủ yếu tại TPHCM. PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng TP cần thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Bắt đầu bùng phát trở lại từ cuối tháng 4, đến nay dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp...