Nhiều ca bệnh phức tạp thoát “cửa tử” nhờ hội chẩn từ xa
Sau 2 tháng triển khai đồng loạt đề án khám, chữa bệnh từ xa, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với hơn 20 bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời.
Gặp mặt báo chí thông tin về Lễ khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám chữa bệnh từ xa.
Đây là thông tin được cung cấp trong buổi gặp mặt báo chí thông tin về Lễ khánh thành kết nối 1.000 bệnh viện khám, chữa bệnh từ xa do Bộ Y tế tổ chức sáng 24/9. Lễ khánh thành sẽ diễn ra vào chiều mai (25/9) và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo tại Lễ khánh thành.
Giải pháp quan trọng thực hiện nhiệm vụ kép
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030, “Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.
Trong đó, Y tế là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu với hoạt động chính như: “Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế”.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 tại Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 với quan điểm chủ đạo là: “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”.
Mục tiêu của đề án là mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương. Người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Phát biểu tại buổi lễ thông tin báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết: “Việt Nam đã ngăn chặn kiểm soát tốt dịch COVID-19 trong khi diễn biến dịch thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Hơn 20 ngày qua, chúng ta không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Và Telehealth – tư vấn khám chữa bệnh từ xa là một giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ kép vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế- xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Giúp người dân được hưởng các dịch vụ và chăm sóc y tế ngay tại tuyến dưới giúp tiết kiệm chi phí, tăng cường sự hài lòng người bệnh”.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại buổi lễ.
Nhiều ca bệnh phức tạp thoát “cửa tử” nhờ hội chẩn từ xa
Đến nay, sau 2 tháng triển khai đồng loạt đề án khám, chữa bệnh từ xa, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với hơn 20 bệnh viện tuyến Trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời không phải lên tuyến trên. Những điểm cầu vùng sâu, vùng xa đã được kết nối như với Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé…..
Một vài trường hợp bệnh nhân điển hình đã được cứu sống nhờ hội chẩn trực tuyến như, ngày 01/9, mẹ con sản phụ Trần Thị T. 30 tuổi là giáo viên ở huyện Ba Đồn, Quảng Bình, được cứu sống kịp thời nhờ thực hiện tốt hội chẩn trực tuyến giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và Bệnh viện Trung ương Huế thông qua Đề án Khám chữa bệnh từ xa – Telehealth. Chị nhập viện khi thai 35 tuần, dọa sinh non, có hội chứng tăng động máu, nguy cơ tắc mạch máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Sản phụ đã được Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam-Cu Ba, Đồng Hới báo cáo hội chẩn qua Telehealth với Bệnh viện TW Huế và được cứu sống kịp thời cả mẹ và con.
Ngày 04/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã cứu sống người bệnh nam T.V.C, 32 tuổi ( Bình Liêu, Quảng Ninh) được phẫu thuật trong tình trạng tràn khí màng phổi tái phát do vỡ kén khí màng phổi nhờ sự chỉ đạo trực tuyến của các chuyên gia ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine.
Ngày 11/9 BV Bạch Mai hỗ trợ BV ĐK Tỉnh Hòa Bình cứu sống bệnh nhân sốc phản vệ, ngừng tim gần 60 phút nhờ khám chữa bệnh từ xa….
Tiến hành xét nghiệm cho tất cả cán bộ Bệnh viện E
Trong hôm nay (20/8) tất cả cán bộ trong Bệnh viện E sẽ được xét nghiệm để tìm yếu tố dịch tễ sau khi thành phố Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 trong sáng nay.
Ngay sau khi nhận được thông tin của Giám đốc Bệnh viện E về trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang điều trị nội trú trong Bệnh viện, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã ngay lập tức lên đường "chia lửa" với các đồng nghiệp Bệnh viện E.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết: "Lúc 18h00, chúng tôi nhận được thông tin qua đường dây nóng từ đồng chí Giám đốc Bệnh viện E về ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 đang điều trị nội trú trong Bệnh viện. Chúng tôi đã ngay lập tức xin ý kiến của đồng chí lãnh đạo bộ, các vụ, cục chức năng và Sở Y tế Hà Nội."
Đặc biệt, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có văn bản hoả tốc chỉ đạo Bệnh viện thực hiện ngay việc rà soát toàn bộ các khâu đón tiếp, điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời trên tinh thần khẩn trương, Bệnh viện thực hiện rà soát lại các đối tượng, người bệnh, cán bộ y tế đã tiếp xúc với người bệnh.
"Chúng tôi cũng đã chỉ đạo Bệnh viện chuyển ngay bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 lúc 6h30 và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cũng đã tiếp nhận bệnh nhân", Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thông tin.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện E thông báo với CDC Hà Nội, y tế quận Cầu Giấy và cơ quan chức năng quản lý về an ninh trật tự đến làm việc với Bệnh viện.
Với tinh thần hết sức khẩn trương, minh bạch, Bệnh viện đã tìm các trường hợp tiếp xúc gần (F1) để khai báo với CDC Hà Nội và bước đầu đã có danh sách gần 100 cán bộ y tế có tiếp xúc gần (F1) đối với trường hợp này. Các cán bộ y tế ở các khoa, phòng cũng tích cực thông tin để xác định những khu vực người bệnh đã đến trong thời gian điều trị tại Bệnh viện.
"Chúng tôi cũng đã chỉ đạo Bệnh viện tạm thời không tiếp nhận bệnh nhân đến khám bệnh từ 20h00 ngày 19/8; đồng thời tất cả những trường hợp tiếp xúc gần (F1, F2) và các trường hợp khác trong Bệnh viện, đặc biệt là các khu vực có bệnh nhân nặng như phòng mổ, cấp cứu, thận nhân tạo, phải khẩn trương có các biện pháp cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, dự phòng và xét nghiệm cho người bệnh, nhân viên y tế", ông Lương Ngọc Khuê cho biết.
Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản ký Khám, chữa bệnh sẽ phối hợp chặt chẽ cùng với Bệnh viện để có phương án thật sát với tình hình diễn biến dịch tại Bệnh viện.
Ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Quản ký Khám, chữa bệnh, lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ đã có mặt ở Thanh Ba (Phú Thọ) nơi bệnh nhân sinh sống trước khi đi khám bệnh tại Bệnh viện E để điều tra dịch tễ.
Đây cũng là một nhóm giải pháp rất khẩn trương để có thể truy vết những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trước khi bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện E, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê thông tin.
Giúp các bệnh viện vượt qua thách thức trong tình hình mới Góp phần giúp lãnh đạo các bệnh viện vượt qua những thách thức; sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển bệnh viện, lần đầu tiên, Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức Khóa đào tạo quản lý bệnh viện cho các bệnh viện thuộc đồng bằng sông Cửu...