Nhiều bộ, ngành ‘cố thủ’ trong nội đô Hà Nội
Được cấp đất xây trụ sở mới, nhưng tất cả bộ ngành đã và đang di dời không bàn giao lại cơ sở cũ nằm trong quận trung tâm thủ đô.
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo về việc thực hiện công tác di dời cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành.
Theo đó từ tháng 1/2015, Thủ tướng quyết định biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Hà Nội ngừng giải quyết các trường hợp mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Trụ sở mới Bộ Nội vụ trên đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.
Thành phố cũng đã xem xét, giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cơ sở bệnh viện, giáo dục, cơ quan đơn vị để phục vụ công tác di dời. Hiện có 9 cơ quan được giới thiệu, bố trí đất phục vụ di dời (các bộ: Công an, Ngoại Giao, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc).
Trong đó 7 đơn vị tiếp tục giữ lại trụ sở cũ làm trụ sở hoặc bàn giao cơ quan trung ương quản lý; 2 cơ quan đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đầu tư xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng). Cụ thể, Bộ Ngoại giao sẽ di dời đến trụ sở mới trên Đại lộ Thăng Long, khu đất hiện tại của Bộ được dự kiến bố trí Nhà làm việc của Đảng, Quốc hội, Chính phủ (theo quy hoạch Khu trung tâm chính trị hành chính Ba Đình).
Video đang HOT
Bộ Nội vụ đã chuyển về trụ sở mới ở phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy. Khu đất cũ tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trung, Bộ này giữ lại làm trụ sở các đơn vị và trường đào tạo cán bộ thuộc Bộ Nội vụ. Cùng chuyển về phố Tôn Thất Thuyết là Bộ Tài nguyên và Môi trường, khu đất ở 83 Nguyễn Chí Thanh vẫn được Bộ này làm trụ sở…
2 cơ sở được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại 42 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm và khu đất của Thanh tra Chính phủ tại số 220 Đội Cấn, quận Ba Đình.
Cũng trong tình trạng “cố thủ”, hiện 8 bệnh viện đã và đang di dời (Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã đi vào hoạt động tại cơ sở mới nhưng tiếp tục sử dụng cơ sở cũ). “Tất cả bệnh viện sau khi được giới thiệu, thỏa thuận địa điểm mới đều được tiếp tục sử dụng cơ sở cũ trong nội thành, không bàn giao quỹ đất cho thành phố”, UBND Hà Nội cho biết.
Với các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp, thành phố đã bố trí quỹ đất khu các trường đại học tập trung tại Hòa Lạc với quy mô trên 279 ha. Nhưng đến nay, duy nhất Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội di dời đến địa điểm này.
Về cơ sở công nghiệp, thành phố xác định lộ trình đến năm 2020 di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành.
Để đẩy nhanh tiến độ, Hà Nội kiến nghị với các bộ, ngành trung ương tiếp tục phối hợp, sớm di dời các cơ sở đào tạo, bệnh viện và nhà máy theo đúng quy hoạch.
Võ Hải
Theo VNE
Hải Phòng di dời 3.000 người dân khỏi các chung cư xuống cấp
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng lại 100% chung cư cũ xuống cấp trước năm 2020.
Phường Đồng Quốc Bình có 54 dãy nhà xuống cấp. Ảnh: P.H
Phát biểu tại kỳ họp HĐND Hải Phòng chiều 8/12, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Thành đề nghị chính quyền thành phố tập trung xây dựng lại các khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ông yêu cầu UBND TP có kế hoạch để tạm di dời người dân, bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai ngay từ đầu năm 2017, bảo đảm trong năm 2017 di dời 50% số cư dân tại chung cư cũ xuống cấp (khoảng 3.000 người - P.V), đặt mục tiêu xây dựng lại 100% số chung cư cũ xuống cấp trước năm 2020.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng. Ảnh: G.C
Trước đó, đại biểu Đỗ Sơn Hà nêu vấn đề thành phố đã bố trí 150 tỷ đồng phục vụ di dân, cải tạo chung cư cũ nhưng Sở Xây dựng triển khai rất chậm. Nhận trách nhiệm, Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Văn Thanh cho biết Hải Phòng có 64 chung cư xuống cấp nghiêm trọng, 105 chung cư trong tình trạng hư hỏng cục bộ. Việc triển khai các dự án xây dựng nhà chung cư mới thay thế phải qua nhiều bước trình tự, thủ tục. Trong năm 2016, Sở Xây dựng chỉ mới khởi công xây dựng lại chung cư U19 Lam Sơn.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cam kết trong tháng 12/ 2016 và quý 1 năm 2017, Sở sẽ tham mưu thành phố di dời ngay dân cư tại các chung cư hư hỏng nặng như: Khu chung cư ngõ 47 Lê Lai; 311 Đà Nẵng; phường Đổng Quốc Bình. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại công trình chung cư cũ với độ cao từ 15-20 tầng.
Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng Phùng Văn Thanh. Ảnh: G.C
Lãnh đạo HĐND TP Hải Phòng đề nghị Sở Xây dựng nghiêm túc rút kinh nghiệm vấn đề nêu trên, đồng thời nêu rõ trong thời gian các hộ dân tạm lánh để phá dỡ chung cư cũ xây dựng chung cư mới, thành phố có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí thuê nhà và cam kết sau 24 tháng nhân dân được quay trở lại.
Giang Chinh
Theo VNE
Hơn 5.000 mộ ở nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn chưa có người nhận Sắp đến hạn di dời, giải tỏa giai đoạn 1 nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Bình Tân, TP HCM) nhưng còn đến hơn 5.000 ngôi mộ chưa có thân nhân đến nhận. Nghĩa trang Bình Hòa đã có từ trước năm 1975. Ảnh: NLĐ Theo UBND quận Bình Tân, tính đến hết tháng 11, gần 11.000 ngôi mộ tại nghĩa trang Bình Hưng...