Nhiều biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết
Những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại nhiều địa phương trong cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc tăng cao, do chu kỳ của đỉnh dịch SXH thường vào tháng 10, 11 hàng năm.
Đáng lo ngại, số trường hợp bị SXH biến chứng nặng cũng đang có chiều hướng gia tăng nhưng nhiều người vẫn rất lơ là, chủ quan trong phòng ngừa, điều trị.
Những tuần qua, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc SXH bị biến chứng nặng, khiến việc điều trị rất khó khăn. Theo bác sĩ Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng gây sốc, rối loạn đông máu, suy đa tạng và tổn thương gan.
Theo các bác sĩ, bệnh SXH do virus Dengue gây ra với 4 type gây bệnh D1, D2, D3, D4. Vì chưa có vaccine phòng bệnh nên người đã mắc SXH ở type nào chỉ có miễn dịch đặc hiệu đối với từng type đó, lần sau vẫn có thể mắc SXH bởi những type virus còn lại gây ra.
Bệnh SXH thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, lúc này người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Đây chính là lý do làm cho người bệnh chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã đỡ, không tiếp tục điều trị hoặc tái khám, dẫn tới bệnh nặng và có thể tử vong.
Video đang HOT
Các biểu hiện bệnh trong giai đoạn này có thể là đau bụng nhiều, li bì, có thể kèm theo nôn ói, chấm xuất huyết rải rác ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, ra máu chân răng, ra máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu… Vì thế, nếu cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần phải được nhập viện ngay để điều trị vì đây là giai đoạn nguy hiểm của SXH.
Người dân cần biết cách tự phòng bệnh SXH bằng cách tránh muỗi đốt, phun thuốc diệt muỗi, thường xuyên vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng để tránh muỗi sinh sôi, phát triển.
Theo Cục Y tế dự phòng, tính đến tháng 10-2019, cả nước đã ghi nhận hơn 11.000 người mắc SXH, trong đó các địa phương ở khu vực phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM… vẫn là những điểm nóng của dịch SXH. Dự báo những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh SXH sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch.
MINH KHANG
Theo SGGP
Đỉnh của dịch, số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng nhanh
Từ tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Bắc. Hiện tại đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.
Chiều ngày 10/10, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, hiện tại Khoa Virus- Ký sinh trùng của BV có 70 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị. Nâng tổng số bệnh nhân bị sốt xuất hiện từ tháng 9/2019 đến nay là 472 trường hợp.
Theo TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc. Do đó, hiện đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.
Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội mà còn đến từ cách tỉnh lân cân. trong số các bệnh nhân mắc SXH đang điều trị, không ít ca biến chứng nặng. Đặc biệt, có một số ca biến chứng gây suy đa tạng, tổn thương gan, sốc.
Các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết
Còn theo Sở Y tế Hà Nội, trong tháng 8/2019, Hà Nội ghi nhận từ 200 ca đến 300 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì tháng 9/2019, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên từ 400 đến 500 ca/tuần, xuất hiện tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong khi đó, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn thủ đố có những cơn mưa, dấy lên nỗi lo ngại về dịch sốt xuất sẽ tiếp tục lan mạnh trở lại, đặc biệt là những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trường xây dựng.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, do đó phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến BV thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ; không nên trữ nước trong nhà; tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Bộ Y tế yêu cầu không chủ quan với dịch sốt xuất huyết Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các địa phương không nên chủ quan, lơ là phòng chống dịch. Bệnh nhân Vũ Thị Hiền (62 tuổi) ở Hà Nội đã bị sốt 3 ngày nay. Trước đó ở nhà, bà Hiền chỉ dùng hạ sốt. Tuy nhiên, thấy sốt cao...