Nhiều bí ẩn trong vụ động đất ở Nhật Bản
Theo NHK, một ủy ban chuyên gia của chính phủ Nhật kết luận rằng trận động đất mạnh 8,9 độ Richter lần này xảy ra với 4 tâm chấn, trải trên diện rộng hơn so với dự đoán.
Bốn khu vực tâm chấn tạo thành một vành đai dài vài trăm kilômét, từ ngoài khơi tỉnh Miyagi tới ngoài khơi tỉnh Ibaraki.
Ủy ban cho biết các chuyên gia địa chất đã không hình dung được là sẽ có một trận động đất với nhiều tâm chấn cùng một lúc.
Những kết luận trên được rút ra từ buổi họp báo tối 11-3 của Ủy ban Nghiên cứu Động đất do Giáo sư Danh dự Abe Katsuyuki thuộc trường Đại học Tokyo chủ trì.
Trận động đất lần này có cơ chế kỳ lạ
Tại buổi họp báo, ông Abe nói các dữ liệu quan trắc thu được tại một đài quan sát sử dụng hệ thống theo dấu động đất bằng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) cho thấy, mặt đất đã di chuyển khoảng 4m về phía Tây.
Người dân sơ tán ra khỏi khu vực nhà máy hạt nhân
Trong khi đó, ông Kenneth Hudnut, nhà địa vật lý học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hôm qua nói với đài truyền hình CNN rằng trận động đất hôm 11-3 đã khiến đảo chính Honshu của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m, và sự rung chuyển cực lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục trái đất chệch đi ít nhất 8 cm.
Cùng ngày phó giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, Arcady Tishkov đổ lỗi cho mặt trăng và mặt trời trong động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản hôm 11-3. Ông phân tích: “Thứ nhất, chu kỳ hoạt động địa chấn của trái đất liên quan mật thiết với mặt trời. Mặt trời bắn ra các hạt proton, ảnh hưởng tới lực hút của trái đất. Thứ hai, mặt trăng hiện đang ở gần trái đất nhất, cộng với ảnh hưởng của mặt trời có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Khi đó Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, chắc chắn ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi “vành đai lửa” của Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Nổ nhà máy hạt nhân số 1 hôm 11/3
Theo thông tin mới nhất từ AP, Nhật Bản hôm nay đang phải đối mặt với đe dọa phóng xạ mới từ hai nhà máy năng lượng hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất dữ dội hôm 11-3 khi hệ thống làm lạnh tại nhà máy thứ hai cũng đã không thể hoạt động. Các chuyên gia lo ngại có khả năng xảy ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong vòng 25 năm qua, nhiều người đã nghĩ tới thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra năm 1986 ở Liên Xô cũ.
VGT(Theo Người Lao động)
Thoát chết ở vùng gần tâm chấn
Liên lạc với một số bạn sinh viên đang sống và học tập ở Aomori, khu vực gần thành phố Sendai (Nhật), nơi bị động đất và sóng thần tàn phá nặng nề nhất, họ kể lại những trải nghiệm kinh hoàng trong thảm họa.
Hai con tàu lớn bị sóng thần đánh bay vào bờ tại Aomori.
Trần Việt Hà (sinh viên Đại học Aomori Chuo Gakuin thuộc tỉnh Aomori):
Chưa bao giờ sợ đến vậy
Trưa 11/3, tôi và bạn cùng phòng vừa ăn trưa về phòng ở tầng 7 ký túc xá thì cảm nhận tòa nhà đang rung. Hai ngày trước chỗ chúng tôi cũng có động đất nhẹ nên cứ nghĩ lần này cũng giống hôm trước mà thôi. Nhưng không ngờ càng lúc tòa nhà rung càng mạnh. Sợ quá chúng tôi lao ra ngoài hành lang.
Tòa nhà rung dữ dội đến nỗi tay vịn của cầu thang rung lắc liên hồi, sàn cầu thang cũng vậy. Tôi chạy mà cứ thoáng nghĩ không biết mình có thoát ra khỏi tòa nhà kịp không.
Lúc này chúng tôi mới nhận ra mình không kịp mang theo bất cứ thứ gì (thông thường phải mang theo giấy tờ tùy thân, quần áo ấm vì đang là mùa đông), ngay cả đôi giày cũng không kịp xỏ vào, trên người chỉ có mỗi bộ quần áo ngắn.
Càng xuống thấp, cầu thang càng đông người, tiếng la hét làm náo loạn hết cả cầu thang càng làm chúng tôi hoảng sợ. Chúng tôi có mặt ở ngoài sân trường, nhiệt độ ngoài trời lúc này khoảng -5OC đến -3OC, trên người chỉ có bộ quần áo cộc, chân đất, tuyết rơi.
Tinh thần chúng tôi càng hoảng loạn khi nhìn thấy tòa nhà lắc lư, người thì run lập cập vì lạnh và sợ. Toàn trường cúp điện, nước. Khoảng 20-30 phút sau tòa nhà bớt lắc, chúng tôi quay về phòng. Lúc này đã kịp mặc thêm quần áo, lấy giấy tờ tùy thân, cho một ít đồ cần thiết vào balô nhưng chưa kịp xỏ giày thì tòa nhà lại rung. Lần này mạnh hơn lần trước.
Tôi và cô bạn chỉ kịp vơ đôi giày và lại chạy ra cầu thang bộ để xuống đất. Trong suốt hai giờ ngồi ở sân chờ, chúng tôi quan sát thấy tòa nhà chuyển động liên tục. Có những lúc như chực đổ xuống làm tất cả mọi người hoảng sợ nháo nhào lên.
Điện thoại chẳng thể nào liên lạc được, đến khi có tín hiệu tôi gọi về Việt Nam nhưng chỉ kịp nói với bố mẹ là "bên này bọn con đang bị động đất mạnh lắm..." thì tắt ngóm.
Cả khu ký túc xá của trường tối đen như mực. Toàn bộ 12 sinh viên Việt Nam lúc này dồn vào một phòng ở lầu 7, mang theo thức ăn, nước uống. Ai cũng mặc sẵn quần áo ấm, giày, giấy tờ tùy thân phòng khi có chuyện gì còn biết ai là ai...
Mạng điện thoại đã hoạt động được, chúng tôi xem tivi trực tuyến trên điện thoại di động mới biết có sóng thần tàn phá nặng nề khu vực này. Động đất đến 8,9 độ Richter, kinh khủng quá! Trong hơn ba năm học ở đây chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác hoảng sợ như vậy. Có người ôm nhau khóc.
Không ai dám ngủ vì sợ không kịp chạy ra ngoài. Tôi nhắn tin thông báo tình hình về Việt Nam suốt đêm. Từ hôm qua đến giờ tôi chạy lên xuống tòa nhà không dưới 20 lần mà dường như không có cảm giác mệt vì nỗi sợ lấn át hết.
Cả ngày nhóm sinh viên Việt Nam lo lắng lắm, chưa biết tình hình sẽ thế nào vì xem tin tức thấy hơn 1.000 người chết và mất tích, đường phố, nhà cửa đổ sụp, cửa hàng đóng cửa... May là chúng tôi có trữ thức ăn, nước uống nhưng không biết đến bao lâu mới hết vì truyền hình thông báo có thể vẫn còn sóng thần.
Ngọc Hoa (du học sinh Việt Nam ở Aomori):
Chỉ nghĩ mình sẽ chết
Chờ đợi trong cảnh mất điện ở một trung tâm sơ tán tại Sendai.
Tôi đang ở trong phòng ký túc xá tầng 5 của trường đại học thì cơn động đất đầu tiên xảy ra khoảng 14g40. Đến Nhật bốn năm rồi và cũng trải qua nhiều cơn động đất nhưng đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được cơn chấn động kinh khủng đến thế.
Vài ngày nay tôi đa có những dự cảm không lành, vì trước đó hai ngày có các cơn chấn động nhẹ khoảng 4 độ Richter diễn ra nhiều lần trong ngày.
Chấn động rất lớn, nền đất giật mạnh, ký túc xá rung lắc, tường nhà kêu to răng rắc, sách và đồ đạc trên kệ rớt ụp xuống nên tôi hoảng sợ tìm cách chạy ngay xuống đất. Lúc đó đâu oc tôi trông rông, chi nghĩ minh có thể sẽ chêt ơ đây.
Khi thoát ra sân, tôi thấy tất cả thầy cô và nhân viên người Nhật đã chạy hết ra ngoài. Trời rét căm căm, mọi người lo lắng trao đổi cùng nhau và gọi điện thoại hỏi thăm người thân. Mười phút sau, trận động đất thứ hai diễn ra với chấn động dữ dội và kinh khủng hơn trận đầu.
Sau cơn địa chấn, toàn bộ thành phố bị cúp điện, cúp nước, đồ ăn dự trữ còn rất ít, các cửa hàng và siêu thị không còn hàng cung cấp. Du học sinh chúng tôi dù không ảnh hưởng nhiều nhưng tinh thần hoang mang và rất hoảng sợ.
Đêm 11/3, chúng tôi tập trung lại, ai còn gì góp nấy, chia sẻ bữa tối khiêm tốn ma nha trương cung câp và động viên nhau cung vượt qua khó khăn. Internet chập chờn, điện thoại sắp hết pin va hoan toan mât song, không thể liên lạc đươc, tôi chỉ sợ gia đình không goi đươc sẽ đứng ngồi không yên.
Đến sáng 12/3 dư chấn vẫn xảy ra liên tiếp, cứ 1-2 giờ lại rung nhẹ. Du mêt moi, chúng tôi vân luôn trong tâm thế sẵn sàng chạy ra ngoài nếu tình hình xấu đi. May mắn trường tôi tọa lạc trên khu đất cao và ở xa biển nên không có nhiều thiệt hại nặng nề.
Người dân Nhật, nhất là những người sinh sống gần biển, còn khó khăn nhiều hơn: nhà bị sập, xe cộ trôi vì sóng thần, hỏa hoạn xảy ra nhiều nơi, người mất tích và chết phần lớn là các cụ già. Nhiều người phải trèo lên nóc nhà trong thời tiết lạnh giá vì nước ngập. Công tac cưu trơ găp nhiêu kho khăn.
Trong thành phố, toàn bộ các tuyến tàu điện đều bị hoãn, nhiều người không về nhà được trong thời tiết giá lạnh. Giao thông hỗn loạn, kẹt xe trên rất nhiều tuyến đường.
Cả đêm 11/3 thật sư tôi không nghi gi nhiêu cho minh, chi sơ gia đình không liên lạc được sinh lo lắng. Sống trong cảnh nay mới thấy thât không đâu bằng Việt Nam ca. Hiên giơ khi tôi đang tra lơi phong vân, dư chấn vẫn còn và không biết tiếp theo se như thê nao nên luôn trong tâm trạng thấp thỏm.
Du tôi và mọi người xung quanh vân an toàn nhưng thây nhiều vùng gân đây bị song thần tan pha, hoa hoan, di dời giưa biên nươc trong thời tiết lạnh giá qua tivi ma thấy thương tâm cho nươc Nhât qua.
Moi ngươi ai cũng nói hay về Việt Nam cho rồi, nhưng tôi cam giac ban thân mạnh mẽ, cưng răn hơn nhiêu sau trai nghiêm nay. Vân con sông va binh an la môt sự may măn lơn.
Theo Trúc Quỳnh - Lê Nam
Tuổi Trẻ
Gần 10.000 người mất tích ở cảng của Nhật Giới chức Nhật không thể liên lạc được với gần 10.000 dân thành phố Minamisanriku, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong động đất và sóng thần. Những ngôi nhà bị chôn vùi dưới bùn tại thành phố Minamisanriku, tỉnh Miyagi sau khi sóng thần tràn qua thành phố hôm 11/3. Ảnh: AFP. Kênh truyền hình NHK cho...