Nhiều bệnh viện ở Hà Nội quá tải bệnh nhi, một bác sĩ chăm 20 trẻ
Các bệnh viện đều ghi nhận số lượng trẻ nhập viện tăng đột biến thời gian gần đây và mỗi bác sĩ phải gồng mình chăm 20 bệnh nhi.
Chị Vũ Quỳnh Trang – Linh Đàm, Hà Nội cho biết con gái 2 tháng tuổi của chị bị sốt cao, đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Bác sĩ cho biết bé nhiễm hợp bào virus RSV phải nhập viện. Do kín giường nên chị Trang đưa con sang Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để điều trị, nhưng ở đây cũng 3 – 4 cháu/giường bệnh. Dù xót con chị vẫn phải chấp nhận vì bệnh viện nào cũng quá tải bệnh nhi.
Con chị Lê Thị Bích, Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự. Con chị bị bạch cầu tăng cao, viêm hô hấp và được giới thiệu sang Bệnh viện Thanh Nhàn vì Bệnh viện Nhi đã hết giường.
Chị Bích tranh thủ cho bé ra hành lang cho thoáng vì phòng bệnh quá bức bí.
Đến Bệnh viện Thanh Nhàn, chị Bích sốc vì lượng bệnh nhi rất đông, từ khu cấp cứu cho tới phòng bệnh. Các phòng đều chật kín người, chị muốn thuê phòng dịch vụ cũng không còn.
Chị Vũ Minh Hằng – Xa La, Hà Đông chia sẻ, ốm còn mệt hơn cả COVID-19, hai con sốt cao liên tục không hạ kèm tiêu chảy. Bác sĩ giới thiệu bé nhập viện vì bé út 12 tháng tuổi nguy cơ viêm phổi. “Một người bạn của tôi nói trong bệnh viện 3-4 cháu một giường tội lắm, không không có phòng dịch vụ, tôi liền tìm đến các bệnh viện tư nhưng họ cũng báo hết giường”, chị Hằng nói.
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trung bình 1 bác sĩ chăm sóc điều trị 20 bệnh nhi.
Khoa Nhi và Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn mỗi ngày tiếp nhận khoảng 30 bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Số bệnh nhân nội trú hiện tăng gấp đôi bình thường, trung bình 1 bác sĩ chăm sóc điều trị 20 trẻ
Ở khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng như vậy, số trẻ nhập viện tăng đột biến, nhiều trẻ vừa ra viện đã tái lại vì các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, trong đó quá nửa trẻ dương tính với virus Adeno.
BS Phan Thị Kim Dung – Phó trưởng khoa Nhi hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, tỷ lệ trẻ nhập viện trong đợt này rất cao, hầu hết trẻ viêm phổi do virus. Điều này cũng kéo theo áp lực điều trị cho bác sĩ. Nhiều bác sĩ phải trực 24/24. Dù bệnh viện trang bị thêm giường, hỗ trợ nhân lực từ các khoa khác nhưng kê thêm giường thì phòng bệnh sẽ chật chội hơn.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ nhập viện cũng tăng vọt. Trước diễn biến thất thường của các bệnh virus gây viêm đường hô hấp, bệnh viện còn thành lập một phòng riêng cho trẻ nhiễm virus Adeno dưới 3 tuổi. Gần 50% bệnh nhi suy hô hấp phải thở oxy thậm chí là thở máy.
Video đang HOT
PGS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp thuộc bệnh viện chia sẻ, trẻ được điều trị theo triệu chứng và biến chứng, việc sử dụng thuốc kháng virus cần thận trọng vì có thể gây tác dụng phụ cho trẻ.
Các bệnh viện nhi đều đang trong tình trạng quá tải.
BS Nguyễn Mạnh Cường (khoa Nhi, Bệnh viện 103) khuyên thay vì cha mẹ tìm lý do vì sao con ốm thì nên biết cách phòng bệnh cho con tốt hơn.
Các biện pháp cha mẹ nên làm như:
Hạn chế cho trẻ tới chơi chỗ đông người như các trung tâm thương mại, vui chơi, hạn chế cho bé ngậm đồ chơi, mút tay.Cha mẹ nên đeo khẩu trang cho con những nơi đông người, khi cho con tới bệnh viện khám cố gắng giữ khoảng cách cho con.Để phòng viêm hô hấp, trẻ cần được xúc họng bằng nước muối 0,9%, xịt sửa mũi bằng nước muối biển sâu sau đi chơi hoặc đi học về.Hạn chế cho bé nằm điều hòa.Tăng sức đề kháng cho bé như chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng đủ các nhóm chất. Cho trẻ uống đủ nước giúp thanh thải chất độc, làm loãng đờm bù nước sau sốt, sau nôn, đi ngoài.Trẻ cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm như khuyến cáo của Bộ Y tế.
Lên mạng 'xin' toa thuốc, lợi bất cập hại
Hiện nhiều loại bệnh như hô hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết, vi rút Adeno... đang hoành hành. Số trẻ mắc các bệnh này đến khám và nhập viện tại các bệnh viện nhi tăng mạnh.
Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN
Nhiều phụ huynh ngại đưa trẻ đến bệnh viện, muốn tự chăm sóc trẻ tại nhà nên lên mạng xã hội xin đơn thuốc và áp dụng cho con uống. Điều này nên không?
Lên mạng xin đơn thuốc
Đăng tải trong nhóm Hội những trẻ khám tại Bệnh viện Nhi trung ương, chị H.T. đăng: "Bé nhà mình bị vi rút Adeno sốt cao 39 độ mãi không khỏi. Bác nào có con khỏi rồi cho em xin đơn thuốc với ạ".
"Mấy ngày nay trẻ vào viện nhiều quá, em sợ cho con vào viện khám lại lây chéo. Bác nào có đơn thuốc con có triệu chứng ho, đờm, sổ mũi hiệu quả cho bé từ 1 tuổi không, cho em xin.
Nếu đơn của viện nhi thì càng tốt", một tài khoản khác đăng tải. Tương tự, chị H. cũng đăng trong nhóm: "Bé nhà em 3 tuổi bị viêm phổi, viêm phế quản. Ai có đơn thuốc của Bệnh viện Nhi trung ương cho em xin ạ".
Không ít phụ huynh cho rằng, con có chung biểu hiện thì sẽ có bệnh giống nhau và chỉ cần uống theo đơn thuốc do bác sĩ kê sẽ khỏi bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc uống thuốc theo đơn của người khác dù là bệnh lý gì cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì càng cần phải cẩn trọng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết các bệnh ở trẻ đều gia tăng gần như gấp đôi, trong đó nổi bật nhất bệnh hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, trong số này có nhiều phụ huynh cho biết khi thấy trẻ sốt, sổ mũi, ho... họ đã tự ý ra nhà thuốc mua về uống.
Qua khai thác từ phụ huynh, được biết nguyên nhân này có một phần là ngại đến bệnh viện, một phần do kinh tế eo hẹp nên chỉ có thể đến tiệm thuốc tây khai bệnh để mua thuốc, phần khác là những phụ huynh lên trên nhóm, hội mạng xã hội để xin đơn thuốc từ các phụ huynh có con em có triệu chứng tương tự.
"Phụ huynh tự ý mua thuốc về cho trẻ uống có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn, trẻ cũng có thể có triệu chứng tiềm tàng đi kèm như bội nhiễm nên rất nguy hiểm. Trẻ bệnh cần được bác sĩ khám, chẩn đoán có bệnh đi kèm hay không. Trong trường hợp có triệu chứng nặng mà không can thiệp điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao", bác sĩ Tiến nói.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dương - trưởng khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) - cho biết bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trẻ đến viện trong tình trạng nặng do sử dụng đơn thuốc "truyền tay".
"Nhiều cha mẹ tự dùng đơn thuốc không được chỉ định cho trẻ, hoặc dùng lại đơn thuốc khám trước đó mà không đi khám lại khiến nhiều trẻ chuyển biến nặng hơn.
Ví dụ điều trị trẻ bị viêm phế quản, nếu trẻ được đưa đến viện thăm khám sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo phác đồ. Bởi không phải viêm phế quản là phải điều trị kháng sinh, nếu nguyên nhân do vi rút thì trẻ chỉ cần điều trị triệu chứng.
Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh theo phác đồ, đúng liều lượng và thời gian. Khi hết thuốc mà tình trạng của trẻ không giảm, bác sĩ sẽ tiếp tục tái khám, đánh giá và đưa ra đơn thuốc phù hợp", bác sĩ Dương nói.
Theo bác sĩ Dương, bệnh nhi cần phải được các y bác sĩ khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán và kê đơn thuốc. Nhiều cha mẹ xin đơn thuốc của những trẻ khác để cho con uống, không khỏi mới đưa vào viện. Lúc này nhiều trẻ đã kháng thuốc, tình trạng nặng hơn gây khó khăn trong việc điều trị.
Nhiều người lên mạng xã hội xin đơn thuốc điều trị bệnh cho trẻ - Ảnh: D.L chụp màn hình
Kháng thuốc, điều trị khó khăn
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lê - trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - trẻ thường mắc các bệnh hô hấp là chủ yếu, nguyên nhân chính do trẻ nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút.
"Với bệnh do vi rút gây nên, một số bệnh nhi không điều trị cũng có thể ổn định sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh do nhiễm vi khuẩn thì cần phải điều trị, nếu không sẽ nặng lên.
Việc điều trị cho bệnh nhi cũng khác nhau, với vi rút trẻ không cần điều trị kháng sinh, còn nhiễm vi khuẩn cần dùng kháng sinh. Trong khi đó, chỉ đến cơ sở y tế các bác sĩ mới chẩn đoán được trẻ mắc bệnh do vi rút hay vi khuẩn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp", bác sĩ Lê cho hay.
Bác sĩ Lê khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không xin đơn thuốc của các trẻ khác để điều trị cho con. Mỗi trẻ có một thể trạng khác nhau, ngay cả thuốc hạ sốt cũng có hướng dẫn rõ uống theo cân nặng của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có thể dị ứng với các thành phần của thuốc, bởi vậy đơn thuốc phải do bác sĩ khám, kê đơn mới an toàn cho trẻ.
Với trẻ có biểu hiện sốt cao khoảng 2 ngày không bớt sốt cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong bối cảnh trẻ nhiễm vi rút Adeno đang tăng cao, nếu trẻ đến muộn, có diễn biến nặng gây khó khăn trong việc điều trị và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, thông tin thêm ngoài việc xin đơn thuốc còn có tình trạng cha mẹ tự ý mua kháng sinh điều trị cho con khiến trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
"Sai lầm thường gặp nhất khi phụ huynh chăm sóc trẻ bị ho, sốt tại nhà đó là tự ý mua thuốc trong đó có kháng sinh. Rất nhiều trẻ đến viện trong tình trạng nặng, khi tìm hiểu qua thì cha mẹ đều cho con uống thuốc có kháng sinh.
Nhiều phụ huynh chỉ ra nhà thuốc đọc triệu chứng rồi được kê đơn. Trong khi đó, nếu trẻ nhiễm vi rút thì kháng sinh không có tác dụng, thậm chí có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, có trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết. Hậu quả lâu dài là kháng kháng sinh, khiến việc điều trị sau đó khó khăn hơn", bác sĩ Sang chia sẻ.
Bác sĩ Sang khuyến cáo khi trẻ sốt cha mẹ không nên chườm lạnh cho trẻ. Chườm lạnh có thể khiến trẻ bị cảm lạnh nặng hơn. Cha mẹ nên dùng khăn ấm để chườm cho trẻ, đồng thời quần áo thoáng mát, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng.
Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, với những trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, hệ miễn dịch yếu, nhiễm vi trùng... sẽ dễ trở nặng khi nhiễm bệnh. Với những trẻ này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý vì trẻ rất dễ mắc bệnh, khi nhiễm vi rút thì rất dễ trở nặng. Nên đưa trẻ đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian thay đổi thời tiết như hiện nay cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh như đến nơi đông người; cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ; cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết.
'Cháy ví' vì làm xét nghiệm tìm virus khiến con sốt Hiện nay đang có nhiều dịch bệnh. Các dịch đang song hành như cúm A, cúm B, nôn tiêu chảy do rotavirus, viêm phổi do RSV, tay chân miệng, thủy đậu rồi lại thêm Adenovirus,... Mỗi loại đều có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau ở trẻ nhỏ. Chị Lại Minh Hằng (Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ con trai...