Nhiều bệnh tật từ tiếng ồn mà ra
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn không chỉ gây điếc mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Nhiều bệnh từ tiếng ồn
Ngoài việc là nguyên nhân chính gây giảm thính lực, nghiên cứu của Trường Đại học Lund (Thụy Điển) thấy rằng tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn trên 64 đề-xi-ben có thể làm nguy cơ bị cao huyết áp tăng gần 90%.
Điều này có nghĩa là âm lượng của tiếng nói bình thường (60 đề-xi-ben) đã gây ra nguy cơ, chứ đừng nói đến tiếng ồn từ búa đóng cọc (125 đề-xi-ben) mà ta vẫn nghe thấy hằng ngày trên đường phố, nếu căn cứ vào số lượng xây dựng gia tăng như hiện nay.
Những tác động lâu dài khác đối với sức khỏe gồm rối loạn giấc ngủ, đau đầu, những trục trặc về tim và thậm chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi.
Ví dụ, một nghiên cứu công bố hồi năm ngoái trên tờ British Medical Journal thấy rằng nguy cơ đột quị, bệnh tim và tuần hoàn thường cao hơn ở những khu vực có mức độ tiếng ồn nhiều từ máy bay.
Nhiều hành động tưởng như vô hại trong sinh hoạt hàng ngày lại thực sự đẩy bạn trượt nhanh tới tổn thương thính giác vĩnh viễn.
Những hành động này bao gồm sấy tóc (95 đề-xi-ben) và thậm chí là nghe nhạc trên iPod (105 đề-xi-ben) trong quá 4 phút.
Video đang HOT
Các fan của những buổi trình diễn nhạc rốc cần đảm bảo cho tai được nghỉ giải lao vì các chuyên gia cảnh báo rằng chỉ nên tiếp xúc với tiếng ồn lớn (115 đề-xi-ben) trong không quá 30 giây.
Nhiều cách để bảo vệ đôi tai
Trước hết, cần sử dụng nút tai mỗi khi cần thiết vì nó sẽ làm giảm tiếng ốn xuống mức dễ chịu là 30 đề-xi-ben.
Cũng luôn áp dụng quy tắc 60/60 khi dùng iPod hoặc các thiết bị tương tự: nghĩa là chỉ để âm lượng (volume) không quá 60% mức tối đa và nghe không quá 60 phút.
Khi mua những vật phát tiếng ồn như các loại máy chạy điện, cũng cần xem xét mức độ tiếng ồn để chọn loại chạy êm hơn.
Những triệu chứng của điếc do tiếng ồn bao gồm cảm giác có tiếng ong ong, vo vo hoặc ù ù trong tai, khó nghe rõ tiếng nói của người khác và không xác định được hướng âm thanh phát ra từ đâu.
Vì thế hãy luôn tránh tiếng ồn mỗi khi có thể và để đôi tai được nghỉ ngơi.
Cẩm Tú
Theo Asiaone
Dấu hiệu trẻ trầm cảm ở tuổi teen
TS. Cao Vũ Hùng - Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có thể nói rằng trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt cũng hay gặp ở trẻ vị thành niên bị khủng hoảng, từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất.
Trong thực tế, trầm cảm hay gặp ở trẻ em và vị thành niên, cũng có quan điểm cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở giai đoạn này, là biểu hiện thoảng qua hay tình trạng khủng hoảng ở thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý.
Ảnh minh họa.
Biểu hiện lâm sàng trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên
Với những đặc thù phát triển ở lứa tuổi vị thành niên, nên các biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi này cũng có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn, đó là:
- Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản...Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này được bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh..., và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.
- Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh. Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
- Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại giảm sút một cách rõ rệt.
- Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số khác lại gia nhập nhóm bạn để chia sẻ, đồng cảm. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.
- Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có thể ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân. Tăng hay giảm cân là triệu chứng cần lưu ý ở vị thành niên, bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng về thể chất, nên triệu chứng giảm cân không rõ ràng mà có khi biểu hiện tình trạng chậm hay ngừng tăng cân so với lứa tuổi.
- Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít, trong rất nhiều trường hợp trẻ thường xuyên có ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, trẻ thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm...
- Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên ngày càng có xu hướng tăng cao, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội, trong số này tỷ lệ có rối loạn trầm cảm cao.
- Tự sát cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên, ở các mức độ khác nhau từ ý tưởng đến có hành vi tự sát. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,... và thường xẩy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.
TS. Cao Vũ Hùng khuyến cáo, rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên có những đặc điểm khác với ở người lớn, chúng ta cần quan tâm, phát hiện kịp thời rối loạn này ở trẻ để có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ, cải thiện thành tích học tập và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh.
Nếu cần thiết, các bậc cha mẹ hãy dẫn con mình đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý để giúp con thoát khỏi gian đoạn khó khăn này.
Theo Vnmedia
Trị bệnh 'yếu sinh lý' cho phái mạnh Phái mạnh mà lại "yếu sinh lý", muốn đấy mà phải làm ngơ... là thứ bệnh khủng khiếp nhất trong các bệnh. Xác định được nguyên nhân, khắc phục sẽ không khó! Đánh giá mức độ yếu sinh lý Rối loạn sinh lý nhẹ (tạm thời): Mức độ ham muốn và nhu cầu tình dục vẫn bình thường, tuy nhiên thỉnh thoảng có...