Nhiều bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng
Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận nhiều trường hợp từ 10 – 16 tuổi xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng.
Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân H.M.T (16 tuổi, Ninh Bình) nhập viện Bạch Mai vào cuối tháng 6 với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài phân đen, đau bụng.
Qua nội soi và làm các xét nghiệm, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét hoành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.
Tìm hiểu tiền sử, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa được biết, tháng 4, em H.M.T đã phải vào bệnh viện địa phương điều trị 2 tuần với tình trạng tương tự. Sau 2 tháng, bệnh cũ của em H.M.T lại tái phát với những biểu hiện nặng hơn.
Bệnh nhân K.L (13 tuổi, Hà Nội) cũng nhập viện do tái phát bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trước đó, em đã có tiền sử xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori.
ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu – Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhi, cho biết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tái phát xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng có nhiễm vi khuẩn H.pylori là các em chưa tuân thủ đúng phác đồ điều trị nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Ngoài ra, chế độ ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt của các em chưa phù hợp, như: ăn xong đã hoạt động thể lực, học ngay hoặc miệt mài chơi điện tử, ăn và uống những thực phẩm không an toàn vệ sinh, nhiễm hóa chất và nhiều căn nguyên khác.
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em thường có nhiều biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân máu kèm các biểu hiện khác như đau bụng, nuốt đau, ợ hơi, ợ chua, ăn kém, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, sụt cân, da tái nhợt, xanh xao.
Xuất huyết đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, viêm thực quản, viêm dạ dày, loét hành tá tràng… với các yếu tố nguy cơ rất đa dạng như sử dụng một số thuốc (corticosteroid, NSAIDS…), các chất ăn mòn, dị vật đường tiêu hóa, tiền sử bản thân và gia đình mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có người nhiễm H.pylori, rối loạn đông máu, rối loạn huyết học, và một số bệnh tiêu hóa phức tạp khác.
Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp có thể lành tính và nhưng trong nhiều trường hợp cần đến can thiệp, cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng và nguy tử vong.
Các phụ huynh nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc, quản lý chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập, vui chơi của các em. Khi có những biểu hiện trên, cần cho con đi khám ngay và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng lên hoặc tái phát.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ qua
Cả hai bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ung thư dạ dày đều xuất hiện tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ...
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày
Bệnh nhân N.V.B (60 tuổi, Quang Húc, Phú Thọ) gặp tình trạng đau vùng thượng vị đã nhiều ngày nay. Vừa qua, bệnh nhân đến thăm khám tại TTYT huyện Tam Nông, Phú Thọ và được các bác sĩ chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng.
Qua nội soi phát hiện đoạn thực quản sát tâm vị có ổ loét nông, quan sát tiếp thấy ổ loét lớn phía bờ cong nhỏ KT~(1,8x2,2)cm, Test HP( ). Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm loét thực quản do trào ngược/ tổn thương bờ cong nhỏ dạ dày và theo dõi ung thư dạ dày.
Cùng thời điểm đó, Trung tâm đã tiếp nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhân P.D.B (67 tuổi, Thanh Uyên, Phú Thọ) gặp tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ.
Sau khi tiến hành nội soi dạ dày phát hiện ổ loét hang vị KT~(1,7x2,0) cm đáy hoại tử, bờ co kéo mật độ chắc, Test HP( ). Bệnh nhân được chẩn đoán: Loét hang vị dạ dày và theo dõi ung thư dạ dày.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Theo BS. Phạm Trung Dũng - Khoa Xét nghiệm - CĐHA, từ đầu năm 2024 tới nay, Trung tâm đã nội soi và phát hiện rất nhiều ca viêm dạ dày, loét dạ dày nghiêm trọng, nghi ngờ ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa
Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) và chủ yếu là do vi khuẩn HP gây ra. Đặc biệt là khi viêm loét dạ dày mạn tính, nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh ung thư dạ dày, người dân cần chú ý điều trị dứt điểm các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi nhiễm HP kèm theo.
Đồng thời người dân nên thay đổi lối sống, cụ thể như:
- Ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, hạn chế đồ nướng, đồ ướp muối
- Tập luyện thể dục thể thao
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Đặc biệt, người dân cần chú ý khám sức khỏe định kỳ hàng năm, thực hiện tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Cảnh báo xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em Thời gian gần đây, Khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh. Ảnh minh họa Một ca bệnh điển hình là trẻ nam, 14...