Nhiều bé sinh năm 2019 được dự báo sống đến 100 tuổi
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ phân tích dữ liệu tại 8 nước có dân số tuổi thọ cao để dự báo về xu hướng gia tăng tuổi thọ trong thế kỷ này.
Trẻ em tại thị trấn Naraha ( tỉnh Fukushima, Nhật Bản). ẢNH: REUTERS
Hãng Kyodo ngày 14.10 dẫn một nghiên cứu mới công bố dự báo tuổi thọ trung bình của những người sinh năm 2019 là 88,68 đối với nữ và 83,17 đối với nam, với khả năng họ sẽ sống đến 100 tuổi lần lượt là 13,9% và 4,5%.
Dự báo dựa trên biểu đồ tử vong tổng hợp, được biên soạn bằng cách sử dụng tỷ lệ tử vong thấp nhất theo độ tuổi và giới tính trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhân loại khó có tiến bộ đáng kể về tuổi thọ trong thế kỷ này, với mức tăng chậm lại trong 30 năm qua tại các nước có tuổi thọ cao như Nhật Bản.
Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm từ Đại học Illinois (Mỹ) và những nhà nghiên cứu khác, đăng trên chuyên san Nature Aging mới đây, dự báo tỷ lệ người sống đến 100 tuổi vào cuối thế kỷ 21 sẽ không vượt 15% đối với nữ và 5% đối với nam.
Phân tích dữ liệu từ các nước có dân số sống lâu nhất, trong đó có Nhật, Hàn Quốc và Thụy Sĩ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuổi thọ trung bình tăng trung bình 6,5 năm trong giai đoạn 1990-2019.
Trong khi thế kỷ 20 chứng kiến tuổi thọ tăng 3 năm mỗi thập niên do những tiến bộ trong vệ sinh và y học giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện sức khỏe ở người trung niên và người cao tuổi, thì tốc độ này đã chậm lại trong khoảng 30 năm trở lại đây.
Để chứng kiến làn sóng kéo dài tuổi tăng vọt lần 2, trong đó tuổi thọ trung bình 110 năm, khoảng 70% phụ nữ sẽ cần sống đến 100 tuổi, một kỳ tích đòi hỏi phải chữa khỏi hoàn toàn hoặc loại bỏ hầu hết các nguyên nhân gây tử vong hiện nay, theo nhóm nghiên cứu.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật vào năm 2023 là 87,14 tuổi đối với phụ nữ và 81,09 tuổi đối với nam giới. Bộ này cho biết số người từ 100 tuổi trở lên ở Nhật ước tính đạt mức kỷ lục 95.119 vào tháng 9, trong đó phụ nữ chiếm 88,3% với 83.958 người.
Mối liên hệ giữa hút thuốc lá và tình trạng tử vong bất thường
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, một nhà khoa học pháp y nước này phát hiện ra rằng trong số các ca tử vong bất thường ở tỉnh Fukushima, tỷ lệ người hút thuốc lá cao gấp đôi so với số người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) tại địa phương.
Nhà khoa học này cũng đưa ra cảnh báo về những hậu quả nguy hại liên quan đến việc hút thuốc.
Phó Giáo sư tại Khoa Y học pháp y của Đại học Y Fukushima - Rie Nishikata đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa tình trạng tử vong bất thường và việc hút thuốc lá tại Fukushima, tỉnh có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất Nhật Bản.
Phó Giáo sư Nishikata đã phân tích mối quan hệ giữa hút thuốc và tử vong của 1.823 cá nhân (1.300 nam và 523 nữ) đã được khám nghiệm tử thi pháp y trong giai đoạn 2017-2023 và khám nghiệm tử thi giai đoạn 2018-2023, không bao gồm những người dưới 20 tuổi và những người không rõ tình trạng hút thuốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong số các nạn nhân là 53,7% đối với nam giới, 21,6% đối với nữ giới và 44,5% nói chung.
Tại tỉnh Fukushima, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 33,2%, cao nhất trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, nữ giới là 10,5% cao thứ 2 và tỷ lệ chung là 21,4% cao nhất cả nước. Theo phân tích của Phó Giáo sư Nishikata, so với tỷ lệ hút thuốc ở người lớn trong tỉnh, tỷ lệ hút thuốc ở những trường hợp tử vong bất thường cao hơn 1,6 lần đối với nam giới, cao hơn 2,1 lần đối với nữ giới và cao hơn 2,1 lần nói chung.
Tác động của thuốc lá đến trẻ em cũng rất nghiêm trọng. Trong số 50 cá nhân từ 16 tuổi trở xuống đã trải qua khám nghiệm tử thi pháp y từ năm 2019-2023, tổng cộng có 31 người, tương đương 62%, có thành viên gia đình hút thuốc.
"Tử vong bất thường" là trường hợp tử vong không phải do bệnh tật tự nhiên. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Y khoa pháp lý Nhật Bản, "tử vong bất thường" liên quan đến những yếu tố không lường trước được như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, tự tử, giết người và các trường hợp không rõ nguyên nhân tử vong.
Theo Phó Giáo sư Nishikata, những ca tử vong bất thường bao gồm tự tử, tội phạm, tai nạn liên quan đến rượu, bệnh tâm thần, môi trường làm việc nguy hiểm và ma túy bất hợp pháp có tỷ lệ liên quan đến hút thuốc cao hơn.
Phó Giáo sư Nishikata cũng đưa ra cảnh báo về việc hút thuốc gây ra tổn thất xã hội đáng kể. Trong bài phân tích trong số ra tháng 3/2024 của "Tạp chí Kin-en" (Tạp chí không hút thuốc). Phó Giáo sư Nishikata viết rằng hút thuốc được cho là có thể ảnh hưởng đến các vụ tự tử, đột tử, tử vong do tai nạn, tử vong do hỏa hoạn và tử vong đơn độc. Chuyên gia này kêu gọi những người hút thuốc bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt và những người hút thuốc lá thụ động nên nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá.
Nhật Bản hoàn thành năm đầu tiên của kế hoạch xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Tập đoàn Điện lực Tokyo Holdings Inc. (TEPCO) ngày 17/3 cho biết nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima đã hoàn thành đợt thứ tư xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển và cũng là đợt cuối cùng trong tài khóa đầu tiên kết thúc vào ngày 31/3 tới. Các bể chứa...