Nhiều bể nước tồn tại loại khí độc có thể giết chết người trong tích tắc
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc cảnh báo, khí H2S hydro Sunfua tính chất gây độc nhanh khiến nạn nhân tử vong ngay trong tích tắc.
Khí độc này tồn tại trong các giếng bỏ hoang, bể chứa nước lâu ngày, hầm cá… với nồng độ cao sẽ làm nạn nhân tê liệt thần kinh khứu giác, không kịp ngửi thấy mùi hôi đã ngất xỉu, tử vong nhanh chóng.
Gây ngộ độc “thần tốc”
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), đây là loại khí trong tự nhiên nguy hiểm nhất hiện nay, gây tử vong nhiều nhất. Năm nào Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận vụ việc liên quan đến ngộ độc khí, khi bà con chui xuống hầm cá, gầm tàu, khơi giếng, chui xuống bể chứa rác, bể chứa chất thải, thau rửa bể ngầm chứa nước lâu ngày…
Một trường hợp ngộ độc khí Sunfua hydro được cấp cứu tại Trung tâm chống độc trước đó.
“Đã từng xảy ra nhiều vụ trong hoàn cảnh như thế, hầu như vụ nào cũng có người thương vong không chỉ 1, mà thậm chí 2 người hoặc nhiều hơn. Các trường hợp này đều do ngộ độc khí hydro sunfua chứ không phải khí metal như mọi người vẫn thường nghĩ”, BS Nguyên cho biết.
Loại khí Sunfua hydro này được sinh ra khi vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ và tích tụ ở những nơi kém thông khí. Tuỳ từng nồng độ khí mà gây nguy hiểm đến mức độ nào, nếu cảm thấy chỉ hơi thối thường khí độc ở nồng độ nhẹ. Còn khí này ở nồng độ cao, nạn nhân liệt ngay dây thần kinh khứu giác, không kịp gửi thấy mùi hôi thối bệnh nhân đã ngộ độc, suy sụp, bất tỉnh ngay, co giật, ngừng thở, trụy tim mạch và tử vong rất nhanh.
Video đang HOT
Loại khí này tồn tại trong những nơi kín như hầm hốc, bể nước ngầm, giếng để hoang, hố rác, cống rãnh, những chỗ hầm tàu, hầm cá trên tàu…vốn là những nơi lưu thông khí kém, khí độc tích tụ.
“Khí độc này hấp thu rất nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, thần kinh khứu giác, rất nhanh. Rồi nhanh chóng ngăn cản ức hô hấp, ức chế hoạt động của tế bào. Vì tính chất tấn công nhanh của khí, ngộ độc khí này còn được gọi là hội chứng búa tạ ở lò mổ”, BS Nguyên cho biết.
Đáng nói, khi xảy ra sự cố, thấy người bên trong ngất xỉu, người bên ngoài nhảy ngay vào ứng cứu và sẽ bị ngộ độc tiếp.
Phòng tránh như thế nào?
BS Nguyên khuyến cáo, để phòng tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc khi muốn thau bể nước, dọn giếng hoang…cần phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc khí này.
Trước khi tiến hành thau bể cần mở tung cửa, thổi quạt, phun dưỡng khí (oxy) vào hầm, bể, để lưu thông không khí. Tiếp đến, khi có người xuống cống, bể nước, hầm… làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới, có thiết bị cảnh báo kết nối ví như dây thừng buộc vào người, để kịp thời xử trí kịp thời.
“Trong tình huống xấu, việc sơ cấp cứu ngay là rất khó vì nếu không bình tĩnh, chạy vào cứu người cũng gây ngộ độc”, BS Nguyên cho biết.
Trong trường hợp không may bị ngộ độc khí, nạn nhân đưa được ra ngoài may mắn sống sót là rất khó, thường đã ở trạng thái ngừng thở. Lúc này, tuyệt đối không đưa nạn nhân đi cấp cứu vì sẽ không đủ thời gian, hãy nhanh chóng cấp cứu ngừng tim, bằng cách ép tim, khai thông đường hở, cùng lúc gọi cấp cứu, bởi chỉ cần vài phút thiếu oxy là nạn nhân hỏng não, mất cơ hội sống”, BS Nguyên khuyến cáo.
BS Nguyên thông tin thêm, ngoài biểu hiện ngộ độc cực nhanh, những nạn nhân ngộ độc khí này khi đưa ra ngoài đều có dấu hiệu rất đặc trưng, đó là những vật kim loại đeo trên người như bạc đồng sắt, đồ trang sức, thắt lưng sẽ xỉn màu.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nhiều bể nước có khí độc như xyanua, lưu ý khi thau dọn để không thiệt mạng
Nhiều bể nước có khí độc như xyanua, BS khoa chống độc BV Bạch Mai lưu ý những việc cần làm khi thau dọn để bảo đảm an toàn tính mạng.
BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách TT chống độc BV Bạch Mai khuyến cáo cách xử trí với ngộ độc khí
Ngày 23/10, trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết: "Không hiếm các trường hợp vào thau bể nước, thau giếng, vệ sinh hầm tàu... mà bị tử vong. Các trường hợp này đều do ngộ độc khí hydrogen sulfide hay còn gọi là khí hầm hố (khí độc) chứ không phải khí metal như mọi người vẫn thường nghĩ".
Theo ông Nguyên, khí độc này thường có trong khoang hốc kín, ví như bể, giếng, bể chứa chất thải, hầm tàu, nhưng nơi này thường để lâu, để hoang, kín gió, thông khí kém... Ở những chỗ này, các chất hữu cơ phân hủy, vi khuẩn chuyển hóa sinh ra khí độc hydrogen sulfide và tích tụ ở đó.
"Loại khí này rất độc với hệ thần kinh cũng như toàn cơ thể, xâm nhập qua đường hô hấp. Với nồng độ thấp còn ngửi mùi thối, thường ở nồng độ cao, loại khí này gây liệt thần kinh khứu giác, bệnh nhân không kịp thấy mùi và xâm nhập nhanh, gây ngộ độc cấp tính, dường như ngay lập tức, gây hôn mê co giật, ngừng thở, trụy tim mạch và tử vong rất nhanh.... Loại khí này có tác động rất mạnh và nhanh đến cơ thể gần giống chất độc xyanua", ông Nguyên cho hay.
Theo khuyến cáo của BS. Nguyễn Trung Nguyên, để phòng tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc khi muốn thau bể nước, nhất là khi một phần dân cư của Hà Nội đang có nhu cầu làm sạch bể chứa sau vụ việc nước sinh hoạt nhiễm bẩn vừa qua, điều quan trọng nhất là các gia đình cần nhận diện rõ bể nước chính là nơi chứa nhiều khí độc.
Do vậy, trước khi tiến hành thau bể cần mở tung cửa, thổi quạt, phun dưỡng khí (oxy) vào hầm, bể, thổi quạt, để không khí loãng, thoáng. Tiếp đến, khi có người xuống cống, bể nước, hầm... làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới, có thiết bị cảnh báo kết nối ví như dây thừng buộc vào người, để kịp thời xử trí kịp thời.
"Trong tình huống xấu, người bên ngoài chỉ vào cứu khi được trang bị đủ thiết bị bảo hộ. Nếu nạn nhân, may mắn đưa ra ngoài, thường là trong tình cảnh yếu ngừng thở, thì cần hỗ trợ hô hấp, cấp cứu ngừng tim, bằng cách ép tim, khai thông đường hở, móc đờm dãi trong họng, rồi gọi cấp cứu đến. Không nên bế đưa ngay đi bệnh viện, bởi chỉ cần vài phút thiếu oxy là nạn nhân hỏng não, mất cơ hội sống", ông Nguyên khuyến cáo.
Theo một số người dân tại ngõ 172 phố Đại Từ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tối 22/10, ông Nguyễn Viết Lập (65 tuổi) và con trai là anh Nguyễn Viết Anh (32 tuổi) cùng nhau thau rửa bể nước ngầm của gia đình sau sự cố nước của Nhà máy nước sông Đà bị nhiễm dầu. Anh Viết Anh là người trực tiếp xuống vệ sinh bể ngầm.
Khoảng 20 giờ tối cùng ngày, ông Lập đứng phía trên gọi, song không thấy con trai trả lời nên xuống kiểm tra thì phát hiện anh Viết Anh đã bất tỉnh, nên gọi cấp cứu. Tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong ngay sau đó.
Bể nước ngầm nhà ông Lập sâu 2,5 m, diện tích khoảng 15 m2, phần nắp bể rộng khoảng 1 m2 và thường ngày được đậy kín.
Theo baogiaothong
Sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nữ sinh 19 tuổi chết oan uổng vì hít phải khí độc thoát ra từ tòa nhà cũ kỹ bên cạnh Trước cái chết đáng tiếc của A, người dân Hàn Quốc không khỏi thương xót, đồng thời cũng tỏ ra lo ngại khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong tương lai. Cách đây không lâu, một nữ sinh 19 tuổi (gọi là A) ngất xỉu hít phải khí độc trong nhà vệ sinh công cộng gần biển Gwangan, Busan (Hàn Quốc)....