Nhiều bất cập của nhà tái định cư chưa được giải quyết
Những bất cập của nhà tái định cư tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa giải quyết được.
Nhà tái định cư còn nhiều bất cập chưa giải quyết – Ảnh: Đ.D
UBND TP.Hà Nội vừa có kết quả giám sát về thực hiện pháp luật trong quản lý nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
Những bất cập trong cơ chế đầu tư các khu tái định cư là một trong những nội dung chính được nêu ra trong báo cáo. UBND thành phố nhắc nhở về việc triển khai chậm các dự án tái định cư. Một số dự án đã được thành phố phê duyệt làm nhà ở tái định cư song lại chuyển đổi mục đích xây dựng, điều chỉnh quy hoạch làm tiến độ bị chậm.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có thể nhận thấy sự đối lập rõ ràng về diện mạo kiến trúc, mỹ quan đô thị và chất lượng công trình giữa các khu nhà ở chung cư thương mại và tái định cư.
UBND cũng đưa ra ý kiến về việc phân bổ, bố trí các địa điểm tái định cư chưa phù hợp với nhu cầu bố trí, sắp xếp lại dân cư, có tình trạng điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo hướng chuyển từ mục đích sử dụng khác sang xây nhà ở. Hơn nữa, các thủ tục hành chính trong mua nhà tái định cư quá phức tạp, rườm rà. Thậm chí, có hiện tượng nhu cầu nhà tái định cư “ảo” do giá bán các sản phẩm này thấp hơn so với giá thị trường khiến cho các hộ dân đủ điều kiện có thể nhận đền bù bằng tiền, dù không có nhu cầu vẫn đăng ký mua.
Trong quản lý nhà tái định cư còn có vấn đề khác là phân biệt quỹ nhà tái định cư, nơi thiếu vẫn thiếu, nơi thừa vẫn thừa. Chủ đầu tư nhà tái định cư thậm chí không sốt sắng với trách nhiệm của mình, như việc hoàn thành thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua nhà, thành lập ban quản trị, minh bạch việc khai thác các diện tích sử dụng chung…
Nhìn nhận những bất cập nói trên, thành phố Hà Nội đánh giá, nguyên nhân khách quan là do một số văn bản của cơ quan nhà nước. Trong đó có Nghị định 88 của Chính phủ về quy trình đề nghị cấp sổ cho nhà tái định cư lòng vòng khiến cho thủ tục bị kéo dài.
Nguyên nhân chủ quan là UBND thành phố chưa quan tâm tới luật nhà ở cũng như các văn bản hướng dẫn về việc bảo trì nhà tái định cư.
Cũng theo kết quả này, có 320 nhà chung cư mới xây dựng từ năm 2001 cao 6 – 48 tầng đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại và hạn chế trong việc quản lý nhà chung cư.
Cụ thể, chủ đầu tư và chính quyền vẫn còn có sự phối hợp yếu, lỏng lẻo. Chẳng hạn, ở nhiều chung cư, các hộ kinh doanh ở tầng 1 thường lấn chiếm vỉa hè và diện tích chung của tòa nhà như lối thoát hiểm, cầu thang bộ, đặt biển quảng cáo không đúng quy định… Việc đầu tư hạ tầng các khu nhà cũng không đồng bộ, nhiều hộ cho thuê căn hộ làm văn phòng, kinh doanh gây khó khăn cho quản lý và đảm bảo an ninh trật tự.
Theo TNO
Hà Nội: Dân khu nhà "chờ cháy" có thể tái định cư tại chỗ
Sở Xây dựng vừa kiến nghị UBND Hà Nội sử dụng diện tích GPMB các khu nhà gỗ ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) vào mục đích phục vụ công cộng hoặc phục vụ tái định cư tại chỗ sau khi quy hoạch được phê duyệt không nhằm mục đích kinh doanh.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã họp với các sở ngành để xem xét phương án di dời các hộ dân, bố trí nhà tái định cư, quá trình GPMB và lập dự án đầu tư xây dựng lại 17 ngôi nhà gỗ nguy hiểm tại phường Chương Dương.
Theo Sở Xây dựng, từ năm 1994, hai nhà gỗ số 2 và 4 phường Chương Dương được giao cho Công ty Kinh doanh số 2 làm chủ đầu tư xây dựng lại thành nhà 5 tầng (tầng 1 để trống) bằng nguồn vốn ngân sách thành phố để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân. Từ đó, phường này còn lại 17 nhà gỗ 2 tầng.
10 năm trước Chính phủ đã giao cho Hà Nội cải tạo 17 nhà gỗ ở phường Chương Dương
Đến tháng 10/2002, Chính phủ có công văn giao UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ ngành liên quan dự án cải tạo 17 nhà gỗ theo phương án 1 do chính thành phố đề xuất - phá dỡ nhà 2 tầng xây mới thành nhà 3 tầng bê tông cốt thép tại vị trí cũ. Tháng 5/2003, Hà Nội có quyết định về việc giao Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp lập dự án cải tạo xây dựng lại 17 nhà gỗ phường Chương Dương.
Tháng 1/2006, UBND thành phố Hà Nội có quyết định thu hồi hơn 7.900m2 đất nhà gỗ số 1, 2, 3, 4A (đã bị cháy), 6, 15, 19 thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Sở Xây dựng cho biết, khu nhà 2-4A (của ngân hàng) UBND quận Hoàn Kiến đang xây dựng chợ Hàng Bè (nhà bê tông 5 tầng). Các nhà số 1, 3, 6, 15, 19 đã giải phóng xong, láng xi măng làm sân chơi.
Ngoài khu nhà số 8 bị cháy, Theo Sở Xây dựng, địa bàn phường Chương Dương vẫn còn 9 nhà gỗ thuộc Bộ Giáo dục, Xây dựng, tập thể Điện lực với diện tích hàng nghìn mét vuông, có 285 hộ cần bố trí tái định cư.
Đối với diện tích đã GPMB, Sở Xây dựng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội chấp thuận sử dụng vào mục đích phục vụ công cộng hoặc phục vụ tái định cư tại chỗ khi quy hoạch được phê duyệt không nhằm mục đích kinh doanh. Sở này cũng đề nghị thành phố chấp thuận giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư và giao cho Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500 tổng thể khu vực nhà gỗ.
Theo Dantri
"Không nên lo lắng quá mức về vết nứt trong hầm Hải Vân!" Nói về các vết nứt xuất hiện trong hầm đường bộ Hải Vân, PTGĐ Khu quản lý đường bộ V khẳng định các vết nứt này không ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường hầm hay vấn đề giao thông và không nên lo lắng quá mức. Các vết nứt ở phía Nam hầm đường bộ Hải Vân Chiều ngày 2/11, trao...