Hà Nội đồng ý di chuyển chợ “Trời”
UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương di chuyển chợ Hòa Bình (chợ “Trời”) của quận Hai Bà Trưng. Ngoài ra, thành phố còn yêu cầu quận này điều tra tổng thể các hộ đang kinh doanh trong chợ trước khi di chuyển sang khu vực mới.
Thành phố vừa có văn bản trả lời một số đề xuất của UBND quận Hai Bà Trưng. Cụ thể, đối với đề nghị di chuyển chợ Hòa Bình, thành phố đồng ý về chủ trương di chuyển đi nơi khác. Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu quận Hai Bà Trưng khảo sát, điều tra tổng thể các hộ hiện đang kinh doanh trong khu vực chợ, từ đó có phương án đề xuất di chuyển.
Chợ tạm già nhất Hà Nội này nằm dọc các tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông
Chợ “Trời” – chợ Hòa Bình – được hình thành từ những năm 1950, được coi là chợ lớn nhất Hà Nội. Chợ này với khoảng 700 hộ đang kinh doanh hoạt động dưới lòng đường của nhiều tuyến phố như: Trần Cao Vân, Yên Bái, Thịnh Yên… gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông, gây ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
Tại cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 19/9, UBND quận Hai Bà Trưng đã kiến nghị thành phố tìm địa điểm đảm bảo đủ hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy để có thể di chuyển chợ Hòa Bình bởi chợ này đã gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông trong nhiều năm. Theo đề xuất của quận Hai Bà Trưng, chợ “Trời” sẽ được di dời về khu vực chợ đầu mối Đền Lừ (quận Hoàng Mai).
Cũng liên quan đến việc quản lý chợ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, UBND thành phố yêu cầu quận thực hiện theo đúng phân cấp quản lý và đúng chức năng quản lý đối với bộ máy quản lý các chợ trên địa bàn quận. Cần chú ý đến các điều kiện cơ sở vật chất của chợ, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, trật tự kỷ cương đô thị và vệ sinh môi trường.
Theo Dantri
Hà Nội: Dân khu nhà "chờ cháy" có thể tái định cư tại chỗ
Sở Xây dựng vừa kiến nghị UBND Hà Nội sử dụng diện tích GPMB các khu nhà gỗ ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) vào mục đích phục vụ công cộng hoặc phục vụ tái định cư tại chỗ sau khi quy hoạch được phê duyệt không nhằm mục đích kinh doanh.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội đã họp với các sở ngành để xem xét phương án di dời các hộ dân, bố trí nhà tái định cư, quá trình GPMB và lập dự án đầu tư xây dựng lại 17 ngôi nhà gỗ nguy hiểm tại phường Chương Dương.
Theo Sở Xây dựng, từ năm 1994, hai nhà gỗ số 2 và 4 phường Chương Dương được giao cho Công ty Kinh doanh số 2 làm chủ đầu tư xây dựng lại thành nhà 5 tầng (tầng 1 để trống) bằng nguồn vốn ngân sách thành phố để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân. Từ đó, phường này còn lại 17 nhà gỗ 2 tầng.
10 năm trước Chính phủ đã giao cho Hà Nội cải tạo 17 nhà gỗ ở phường Chương Dương
Đến tháng 10/2002, Chính phủ có công văn giao UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ ngành liên quan dự án cải tạo 17 nhà gỗ theo phương án 1 do chính thành phố đề xuất - phá dỡ nhà 2 tầng xây mới thành nhà 3 tầng bê tông cốt thép tại vị trí cũ. Tháng 5/2003, Hà Nội có quyết định về việc giao Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp lập dự án cải tạo xây dựng lại 17 nhà gỗ phường Chương Dương.
Tháng 1/2006, UBND thành phố Hà Nội có quyết định thu hồi hơn 7.900m2 đất nhà gỗ số 1, 2, 3, 4A (đã bị cháy), 6, 15, 19 thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Sở Xây dựng cho biết, khu nhà 2-4A (của ngân hàng) UBND quận Hoàn Kiến đang xây dựng chợ Hàng Bè (nhà bê tông 5 tầng). Các nhà số 1, 3, 6, 15, 19 đã giải phóng xong, láng xi măng làm sân chơi.
Ngoài khu nhà số 8 bị cháy, Theo Sở Xây dựng, địa bàn phường Chương Dương vẫn còn 9 nhà gỗ thuộc Bộ Giáo dục, Xây dựng, tập thể Điện lực với diện tích hàng nghìn mét vuông, có 285 hộ cần bố trí tái định cư.
Đối với diện tích đã GPMB, Sở Xây dựng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội chấp thuận sử dụng vào mục đích phục vụ công cộng hoặc phục vụ tái định cư tại chỗ khi quy hoạch được phê duyệt không nhằm mục đích kinh doanh. Sở này cũng đề nghị thành phố chấp thuận giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư và giao cho Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500 tổng thể khu vực nhà gỗ.
Theo Dantri
Bão số 7 tương tác với bão khác, di chuyển dị thường Bão số 7 liên tục tăng cấp độ khi tiến vào biển Đông do tương tác với một cơn bão khác. Được tiếp sức, bão có hướng đi dị thường khiến cơ quan khí tượng lo ngại về khả năng độ bổ của bão vào miền Trung. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ,...