Nhiều bất bình trước nghịch lý gía xăng dầu – cước vận tải
Giá xăng dầu hôm qua tiếp tục giảm sâu, nhưng giá cước vận tải và nhiều hàng hóa vẫn không giảm khiến doanh nghiệp, người tiêu dùng bất bình.
Về vấn đề giá xăng dầu, theo báo Tiền Phong, chiều 21/1, nhiều người dân thảng thốt khi Bộ Tài chính bất ngờ ban hành Thông tư 07 “phủ nhận” Thông tư 06 do một Thứ trưởng của cơ quan này ký ban hành trước đó một ngày (cũng có hiệu lực từ 21/1), với quyết định không nâng thuế nhập khẩu các loại xăng lên kịch trần, ở mức 40% và lên mức 35% với mặt hàng dầu diezel.
Cùng ngày hôm qua, báo Thanh Niên cũng đưa tin, liên bộ Công thương – Tài chính công bố mức giá xăng, dầu bán lẻ mới giảm mạnh để các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối điều chỉnh theo. Cụ thể, giá xăng RON 92 giảm tối thiểu 1.897 đồng /lít (còn khoảng 15.670 đồng/lít), giá xăng RON 95 giảm tương tự, còn 16.270 đồng/lít. Giá dầu diesel 0,05 S giảm tối thiểu 1.459 đồng/lít, còn khoảng 15.170 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 1.494 đồng/lít (còn khoảng 15.610 đồng/lít). Giá dầu ma zút 3,5 S giảm 1.078 đồng/kg, còn khoảng 11.850 đồng/kg. Đây là lần giảm giá xăng dầu thứ 2 liên tiếp kể từ đầu năm 2015 đến nay và là lần giảm thứ 17 liên tiếp kể từ giữa tháng 7.2014.
Giá xăng dầu giảm đạt mức kỉ lục là tín hiệu đáng vui mừng đối với người tiêu dùng
Nhiều DN vận tải khách tỏ ra khá dửng dưng với câu hỏi giá cước bao giờ giảm sau khi giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh; đồng thời khẳng định sẽ khó có chuyện giảm giá cước trong giai đoạn trước tết. Đại diện một hãng xe khách lớn chạy tuyến Quảng Ngãi – TP.HCM nói: “Qua các đợt giảm giá xăng trước, hãng đã giảm giá cước xuống sát giá xăng, chẳng hạn tuyến Quảng Ngãi – TP.HCM đã giảm giá vé khoảng 15%. Nên nay nói giảm nữa là rất khó do trong tình hình giá cước vận tải được phép tăng từ 20 – 60% trong dịp tết”.
Đại diện một hãng xe khách tuyến Đà Lạt – TP.HCM cũng cho rằng nếu có giảm giá cước, chỉ có thể thực hiện sau tết. Đại diện hãng xe Thành Bưởi nói chưa có kế hoạch giảm giá cước vận tải do hãng đang nỗ lực tăng lương và thưởng cho nhân viên để giữ chân người lao động. “Áp lực tăng lương để giữ chân người lao động trong dịp tết khiến DN vận tải vô cùng khó khăn. Nếu giảm được phần nào chi phí đầu vào để tăng lương thưởng cho nhân viên là điều chúng tôi đang mong đợi”, đại diện Hãng Thành Bưởi nói.
Video đang HOT
Giá xăng dầu tuy giảm nhưng giá cước vận tải vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhất là trong dịp gần Tết
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã phân tích tác động của việc giảm giá xăng dầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Theo ông Hải: “Xăng dầu đã giảm gần 10.000 đồng một lít mà cước taxi và các phương tiện vận tải khác không giảm giá là thể hiện sự bất lực của cơ quan quản lý”. Cụ thể hơn, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 – 40% giá thành vận tải. Từ đầu năm 2014 đến nay chi phí nhiên liệu vận tải giảm gần 40% thì không có lý do gì giá cước không giảm. “Xăng dầu tăng giá một chút, chưa cần ai nói gì thì cước vận tải đã tăng. Khi xăng dầu giảm giá thì họ viện đủ lý do khó khăn để không chịu giảm giá cước. Điều này tôi thấy rất vô lý, dư luận cần phải lên án”, ông Đỗ Thắng Hải nói.
Cũng theo báo Tiền phong đăng tải, nhiều DN sản xuất cho biết bức xúc của họ ngày càng tăng cao khi sau nhiều lần giảm giá xăng dầu, các DN vận tải vẫn chưa chịu giảm giá cước ở mức tương ứng. Ông Nguyễn Thái Linh, Giám đốc Công ty TNHH giấy Liên Sơn, cho biết chi phí cước vận tải của công ty ông trung bình mỗi tháng đã tăng từ 500 triệu đồng lên hơn 700 triệu đồng ở thời điểm giá xăng tăng đỉnh vào tháng 7.2014. Từ đó cho đến nay, mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh giá xăng, song giá cước vận tải chỉ giảm khoảng 5%. “Vì nhu cầu, chúng tôi không thể không thuê vận tải, song việc giá cước vận tải không được đưa về đúng giá trị thật khiến nhiều DN có nhu cầu vận tải cao thiệt hại lớn”, ông Linh nói.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vissan, cho rằng: “Chương trình bình ổn giá được triển khai mấy năm nay nhằm đưa DN đồng hành với người tiêu dùng. Trong khi DN sản xuất làm rất hiệu quả chương trình này không lý do gì những DN ngành khác lại đứng ngoài cuộc. Việc DN vận tải vẫn chưa chịu giảm giá cước có nguyên nhân là chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh”.
Theo NTD
Năm 2015: Giá điện sẽ chỉ tăng một lần?
"Nếu thời tiết thuận lợi, giá dầu giữ ở mức thấp và ổn định thì năm 2015 giá điện sẽ chỉ được điều chỉnh tăng lên một lần". Nguồn tin riêng của Dân Việt cho biết.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải mới đây đã chính thức khẳng định: Bộ Công Thương vẫn chưa có bất cứ phương án nào về tăng giá điện được quyết định đến thời điểm này. Giá bán lẻ điện bình quân vẫn theo mức điều chỉnh từ ngày 1.8.2013 là 1.509 đồng/KWh.
Đến thời điểm này, giá bán lẻ điện bình quân vẫn theo mức điều chỉnh từ ngày 1.8.2013 là 1.509 đồng/KWh.
Vì sao vẫn phải tăng giá điện?
Như vậy có thể khẳng định chắc chắn, năm 2014, giá điện không tăng. Tuy nhiên, điều mà nhiều người tiêu dùng quan tâm là vậy năm 2015, giá điện sẽ được điều chỉnh như thế nào, có tăng hay không?
Ông Trần Viết Ngãi-Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, một người rất am hiểu về hoạt động của EVN cho biết, năm 2014 và cả năm 2015, dự kiến sản xuất kinh doanh của EVN sẽ vẫn có lãi. Tuy nhiên, theo ông Ngãi, giá điện vẫn sẽ phải tăng lên.
Ông Ngãi khẳng định: Việc EVN đề xuất tăng giá điện là hoàn toàn phù hợp chứ "không đến nỗi quá vô lý". Với mức đề xuất tăng giá điện lên 9,5%, nếu được chấp thuận, EVN dự kiến sẽ thu về thêm khoảng 7.000 tỷ đồng. Số tiền này là dùng để bù đắp một phần lỗ tỷ giá hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2013, phí tài nguyên nước tăng từ 2 lên 4%, chi phí lưới điện nông thôn và áp lực đầu tư thêm các dự án điện.
Năm nay, giá than bán cho điện đã tăng thêm từ 4-10% khiến ngành điện đội chi phí thêm khoảng 1.500-1.800 tỷ đồng. Theo ông Trần Viết Ngãi, hằng năm vốn đầu tư của EVN vào các dự án nhiệt điện, điện nông thôn cũng lên tới hơn 1.200 tỷ đồng. Với giá điện thấp như hiện nay thì ngành điện sẽ không có đủ vốn và khó huy động đủ vốn để đối ứng cho các dự án điện đã đang và sẽ đầu tư xây dựng, chưa kể thu hút đầu tư từ bên ngoài vào ngành điện.
Từ 1.1.2015, giá khí ngoài bao tiêu bán cho điện cũng sẽ tăng lên khiến cho giá thành điện nói chung của EVN tăng thêm từ 5.000 - 6.000 tỷ đồng, còn tính theo kWh sẽ làm giá thành điện ước tăng thêm 20-46 đồng/kWh so với giá bình quân hiện hành.
Một lý do nữa là việc phải tăng giá truyền tải điện hiện tại ở mức 86,4 đồng/kWh, đang chỉ chiếm khoảng 5,7% giá bán điện bình quân. Để đảm bảo cho truyền tải điện có lãi tối thiểu và có vốn để đầu tư thì mức giá điện truyền tải cần phải nâng lên từ 10-12%, tác động vào giá thành sản xuất điện...
Chỉ với bấy nhiêu lý do đã đủ để EVN điều chỉnh tăng giá điện trong năm tới, dù tập đoàn này kinh doanh vẫn có lãi, theo ông Ngãi ít nhất cũng vài trăm tỉ đồng.
Sẽ chỉ còn là thời điểm...
Vấn đề còn phải cân nhắc hiện nay là giá điện sẽ được điều chỉnh vào thời điểm nào cho hợp lý và mức điều chỉnh như thế nào để tránh những tác động không tốt tới nền kinh tế và sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.
Một nguồn tin khác của Dân Việt cho biết, đề xuất xin giá điện của EVN có thể có nhiều cơ hội được chấp thuận trong quý II.2015, vì đây là thời điểm Vinacomin (Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam) dự tính tăng giá than bán cho các đơn vị sản xuất điện thêm khoản 10-12%. Theo đó EVN chắc chắn sẽ xin tăng giá điện. Mức đề xuất có phải theo phương án cũ là tăng 9,5% hay không đã không được tiết lộ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, thực tế, EVN hoàn toàn có thể dựa vào hai quyết định của Thủ tướng để điều chỉnh giá điện. Cụ thể, với Quyết định 2165 ngày 11.11.2013, Thủ tướng cho phép tới năm 2015, giá điện bình quân được kịch trần 1.835 đồng/kWh, tăng 21,6% so với hiện nay. Nếu tăng 9,5% thì giá mới sẽ thấp hơn khoảng 11,06% so với trần khung giá điện bình quân là 1.835 đồng/kWh giai đoạn 2013-2015, được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Có nghĩa EVN vẫn còn dư địa để giá điện tăng thêm khoảng 10% nữa vào năm 2015.
Cùng đó, với Quyết định 69 ngày 19.11.2013, Thủ tướng cũng cho phép EVN được quyền tăng giá điện trong phạm vi tới 7% (thay vì 5% như trước đây). Ông Phong cho rằng những năm qua, EVN đã lãi lớn nên rất cần có động thái chia sẻ phần lãi với người tiêu dùng, với hoạt động đầu tư, nhất là trong bối cảnh ngành điện đang có nhiều lợi thế về chi phí đầu vào giảm như hiện nay. Về ngắn hạn nếu cứ phải tăng giá điện thì đề xuất tăng 5% trở xuống có lẽ sẽ dễ được xã hội, người dân chấp thuận hơn.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Điện lực Việt Nam (EVN) 21.12 đã yêu cầu EVN phải bán điện theo cơ chế thị trường nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất, kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu EVN tiếp tục quá trình phát triển thị trường điện lực theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thị trường bán buôn điện từ năm 2015, thị trường bán lẻ điện từ năm 2021).
Mức giá điện nếu được điều chỉnh tăng 9,5%, theo ông Ngãi, sẽ tương đương khoảng 8 cent (Mỹ)/kWh và có thể chấp nhận được, bởi giá điện hiện nay của Việt Nam mới chỉ khoảng 7 cent/kWh, thấp hơn giá thế giới 2-3 cent/kWh. Được biết, theo Quy hoạch phát triển điện lực VII được xây dựng trước đây đã xác định, giới hạn về giá điện là 9 cent/kWh nhưng giá điện hiện nay, quy đổi ra đồng USD đã là 7,3 cent/kWh. Do vậy, nếu cứ tăng giá thì giá điện của EVN sẽ sớm vượt quá giới hạn lên cao quá mức giá điện trung bình của khu vực.
Theo Mai Hương (Dân Việt)
Công bố 63 DN đạt Thương hiệu quốc gia 2014 Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh Nhà nước sẽ đứng ra bảo trợ cho 63 doanh nghiệp (DN) này nhằm giúp các DN có điều kiện phát triển thương hiệu ra thế giới. Ảnh: VGP/Phan Trang Tại buổi họp "Giới thiệu lễ công bố sản phẩm đạt giải Thương hiệu sản phẩm quốc gia năm 2014" diễn ra chiều...