Nhiều bác sĩ Nhi khoa lên tiếng cảnh báo việc để mặc trẻ khóc là cách rèn luyện và giáo dục cực nguy hiểm
“Phương pháp để mặc trẻ khóc sẽ rất phản khoa học khi cha mẹ đang vô tình biến giai đoạn vàng này của trẻ thành quãng thời gian đen tối và đầy sợ hãi” – chuyên gia tư vấn về trẻ sơ sinh Bệnh viện Hoàng gia Royal (Úc) nhấn mạnh.
Các cha mẹ có con nhỏ chắc hẳn đã từng nghe đến phương pháp để trẻ tự khóc (Cry it out) với mục đích giúp con ngoan ngoãn, tự lập và có thể tự “dỗ” mình đi vào giấc ngủ mà không cần sự can thiệp của cha mẹ. Hoặc để mặc trẻ khóc chỉ đơn giản là khi trẻ quấy khóc quá lâu, trẻ khóc dai khiến bố mẹ mệt mỏi và bất lực nên đành buông tay mặc kệ với suy nghĩ khóc mãi rồi cũng phải nín thôi.
Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ nhi khoa, các chuyên gia về chăm sóc trẻ em uy tín trên thế giới đã bày tỏ quan điểm không đồng tình, thậm chí phản đối phương pháp này bởi những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Gần đây, bác sĩ Nguyễn Thu Hằng – bác sĩ người Việt hiện đang làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học tại Pháp, cũng đã có một bài viết chi tiết chỉ ra hàng loạt lý do cha mẹ không nên để mặc con khóc mà không dỗ trong quá trình luyện ngủ cho con.
Bác sỹ Margot Sunderland, Giám đốc Khoa Giáo dục – Đào tạo tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm lí trẻ em tại London (Anh) cho biết bộ não của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển đầy đủ, cực kì mong manh và dễ bị tổn thương. Sau khi chào đời, các tế bào thần kinh còn phải tiếp tục hành trình di chuyển về đúng vị trí. Và quá trình này rất dễ bị ảnh hưởng bởi stress khi mà bộ não bị căng thẳng, trẻ liên tục khó chịu, quấy khóc mà không được đáp ứng nhu cầu kịp thời. “Căng thẳng, khó chịu, liên tục quấy khóc trong những năm tháng đầu đời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điều khiển cảm xúc, khả năng giữ bình tĩnh và tiết chế căng thẳng khi trẻ lớn lên sau này”, bà cho biết thêm.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng: “Bất cứ đứa trẻ khi tỏ thái độ khó chịu, quấy khóc rồi cũng sẽ phải ngừng. Nhưng chẳng có gì gọi là thành công khi bố mẹ để mặc con tự khóc rồi sau đó thấy trẻ tự nín. Đó chỉ quá trình “Phản kháng – Tuyệt vọng – Buông bỏ” mà thôi”.
Khóc hay cười là cách giao tiếp duy nhất của trẻ sơ sinh và là cách để bé thu hút sự chú ý với cha mẹ (Ảnh minh họa)
Để mặc trẻ khóc tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất của trẻ
Bác sỹ Margot cho biết, ngoài việc gây hại cho sự phát triển não bộ, tác động không tốt tới tâm lý, hình thành tính cách thì tình trạng bộ não bị stress mỗi khi trẻ quấy khóc kéo dài còn gây ra những hậu quả tiêu cực với sức khỏe thể chất của trẻ, cụ thể như sau:
- Tăng áp suất não.
- Nhịp tim, hơi thở, nhiệt độ cơ thể không ổn định, có thể biến động theo chiều hướng xấu.
- Ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.
- Ức chế hormone tăng trưởng.
Video đang HOT
- Ngưng thở đột ngột.
- Tạo áp lực cực mạnh lên tim, dẫn đến nhịp tim nhanh.
Để mặc bé khóc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tâm sinh lý của trẻ (Ảnh minh họa)
Để mặc trẻ khóc và những ảnh hưởng đến tâm lý
Bác sĩ Howard Chilton, Chuyên gia tư vấn về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện tư thục Prince of Wales và Bệnh viện Hoàng gia Royal tại Sydney (Úc), đồng thời là tác giả cuốn Baby on Board khẳng định việc để mặc trẻ khóc hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt sinh học. Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé phải bắt đầu quá trình phát triển để tiếp tục hoàn thiện bộ não. Và quá trình này rất cần tới cảm giác được yêu thương, nâng niu và che chở từ cha mẹ, bé cần có được cảm giác thế giới bên ngoài đáng tin cậy và an toàn như khi còn trong bụng mẹ.
“Do đó, phương pháp để mặc trẻ khóc sẽ rất phản khoa học khi cha mẹ đang vô tình biến giai đoạn vàng này của trẻ thành quãng thời gian đen tối và đầy sợ hãi, trẻ bị bỏ mặc mà không có ai vỗ về, dỗ dành, bảo vệ. Để mặc con khóc là đi ngược với bản năng làm cha mẹ tự nhiên vốn có”, bác sĩ nhấn mạnh về những ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Trẻ khóc có thể vì nhiều lí do như đói, khát, bị đau hoặc đơn giản chỉ là muốn được mẹ ẵm bế và vỗ về (Ảnh minh họa)
Trẻ tự nín khóc thực ra chỉ là sự bảo tồn năng lượng để duy trì sự sống
Thực tế, có nhiều cha mẹ khoe thành tích đã rèn con tự ngủ thành công sau một thời gian con khóc lóc kéo dài, mệt mỏi. Nhưng bà Helen Ball, Giáo sư – Trưởng khoa Nhân chủng học đồng thời là Giám đốc Phòng thử nghiệm giấc ngủ cho cha mẹ và trẻ sơ sinh tại Đại học Durham (Anh) thì cho rằng trẻ tự nín khóc thực ra chỉ là sự bảo tồn năng lượng để duy trì sự sống khi không được cha mẹ đáp ứng nhu cầu mà thôi.
Nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng việc trẻ quá mệt mỏi phải ngừng khóc và đi ngủ với việc rèn trẻ tự lập thành công (Ảnh minh họa)
Theo bà, khóc là phương tiện duy nhất để thu hút sự chú ý của cha mẹ, là cách giao tiếp duy nhất của bé. Tiếng khóc cũng giống như hành động tự vệ của trẻ, vì vậy việc cha mẹ phớt lờ tiếng khóc của con không phù hợp với bản năng sinh tồn tự nhiên và chỉ gây thêm căng thẳng cho cả mẹ và bé. Trẻ nhận ra không thể dùng tiếng khóc để thu hút cha mẹ được nữa và buộc phải ngừng khóc để bảo tồn năng lượng ít ỏi còn lại, hành động ngủ giống như việc một chiếc máy bị ngắt, phải ngừng hoạt động trong khi cha mẹ lầm tưởng rằng con đã đi vào nề nếp.
Để mặc con khóc và hậu quả là nguồn sữa mẹ cũng sụt giảm
Bà Renee Kam, chuyên gia tư vấn được chứng nhận quốc tế về Nuôi con bằng Sữa mẹ cũng cảnh báo về việc để mặc trẻ khóc sẽ ảnh hưởng không tốt tới nguồn sữa mẹ. Bà cho biết: “Sữa mẹ được sản xuất, tiết ra dựa trên nhu cầu bú của trẻ. Trẻ càng được cho bú mẹ ít thì cơ thể mẹ càng ít được kích thích để tiết thêm sữa. Khi bé thức dậy và quấy khóc giữa đêm để đòi bú mẹ nhưng lại không được mẹ đáp ứng và bỏ mặc thì hậu quả tất yếu là lượng sữa mẹ cũng sụt giảm theo”.
Nguồn: Parent, Belly
Theo Helino
Giúp con tăng trưởng khỏe mạnh với dinh dưỡng cân bằng
Những năm đầu đời của trẻ là giai đoạn rất quan trọng để hình thành nền tảng cho sức khỏe, khả năng học tập và hạnh phúc của trẻ trong tương lai. Nếu các bậc cha mẹ bỏ lỡ giai đoạn vàng này của trẻ thì hầu như không có cơ hội nào khác có thể bù đắp lại được.
Trẻ tăng trưởng rất nhanh
Bạn có nhận thấy con bạn lớn nhanh thế nào không: quần áo bé mặc nhanh chóng trở nên chật, giày dép liên tục phải lên số to hơn. Đó là bởi vì những năm đầu đời là một trong những giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh chóng nhất.
Tre can đuoc cham soc đe tang truong khoe manh ngay tu nhung nam đau đoi
Trong giai đoạn này, về thể chất, trẻ tăng trưởng kích thước cơ thể: cân nặng, chiều cao; phát triển hệ đề kháng và sức khỏe tổng thể. Trong năm đầu tiên, trẻ tăng gấp ba lần về cân nặng; trong 5 năm đầu tiên, trẻ tăng gấp hai lần về chiều cao, năm lần về cân nặng so với lúc được sinh ra.
Bằng chứng về sự tăng trưởng có thể nhìn thấy và đo lường được bằng cách thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ. Còn sự tăng trưởng và phát triển của xương, cơ, các cơ quan trong cơ thể mặc dù không thể nhìn thấy nhưng vô cùng quan trọng. Xương của trẻ tăng trưởng về chiều dài, số lượng và mật độ; Hệ cơ cũng phát triển dài ra và tăng độ dày; Các cơ quan trong cơ thể cũng phát triển nhanh chóng, ví dụ não bộ gần như được hoàn thiện khi trẻ lên 5 tuổi.
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, nếu bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng của những năm đầu đời thì hầu như không có cơ hội nào khác có thể bù đắp lại được. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ của trẻ cần cung cấp tất cả những gì trẻ cần để đảm bảo sự tăng trưởng tối ưu ngay từ những năm đầu đời.
Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh
Tăng trưởng khỏe mạnh trong thời thơ ấu được quyết định bởi các yếu tố nền tảng bao gồm gen, kích thích tố và dinh dưỡng. Dinh dưỡng tốt hỗ trợ sự tăng trưởng, tăng cường sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần tối ưu của trẻ. Ngược lại, cha mẹ cần lưu ý là những thiếu hụt về dinh dưỡng có thể dẫn đến bệnh tật và cản trở sự phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm khả năng hồi phục sau khi bị bệnh của trẻ.
Tien si Y khoa Francisco Rosales Abbott Nutrition chia se cac ket qua nghien cuu chung minh loi ich cua bo sung dinh duong đuong uong đoi voi tang truong cua tre
Theo chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, Tiến sĩ Francisco J. Rosales, Giám đốc Y khoa, Phòng nghiên cứu và phát triển Abbott Nutrition, Hoa Kỳ: "Trẻ tăng trưởng khỏe mạnh khi trọng lượng ở mức bình thường trong độ tuổi và chiều cao của bé, một tỉ lệ mong muốn có thể cho thấy con của bạn nhận đủ chất dinh dưỡng và đang tăng trưởng khỏe mạnh. Hơn nữa, sự tăng trưởng khỏe mạnh ở trẻ cũng có nghĩa là bé có hệ thống miễn dịch tốt cho bé khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, trẻ cũng cần ăn đa dạng nhiều nhóm thực phẩm và ăn ngon miệng".
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng. Thức ăn được cung cấp với lượng phù hợp, và trẻ cần được tự giác ăn uống, không ép buộc khi ăn.
Hiệu quả của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống đã được khoa học chứng minh
Khoa học cũng đã chứng minh, với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, việc can thiệp bằng bổ sung dinh dưỡng đường uống có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể và hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ.
Theo kết quả các nghiên cứu lâm sàng quốc tế và Việt Nam, đối với trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, trẻ kén chọn ăn uống được cung cấp dinh dưỡng bổ sung bằng đường uống mỗi ngày, cha mẹ của trẻ được tư vấn việc chuẩn bị bữa ăn, kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện rõ rệt: trẻ ăn ngon miệng hơn chỉ sau 4 tuần, trẻ tăng cân khỏe mạnh sau 8 tuần và chiều cao tăng nhanh sau 12 tuần; tăng cường sức đề kháng, giảm số ngày bệnh sau 16 tuần và sau 48 tuần, trẻ duy trì tăng trưởng bình thường sau khi đã bắt kịp đà tăng trưởng. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.
Tre can đuoc cham soc đe tang truong khoe manh ngay tu nhung nam đau đoi
Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu nói trên là PediaSure, một sản phẩm do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất, chứa 37 dưỡng chất thiết yếu và nguồn đạm chất lượng cao, được chứng minh lâm sàng giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng rõ rệt và tăng cường sức đề kháng.
"Các chứng minh lâm sàng cho thấy việc sử dụng lâu dài thực phẩm bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống như PediaSure giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng tổng thể, bổ sung các thiếu hụt về dinh dưỡng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng hay trẻ kén chọn ăn uống. Những trẻ em trong các nghiên cứu đã sử dụng PediaSure đều nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, cải thiện về khẩu vị và mức độ hoạt động thể chất, giảm số ngày bệnh. Việc sử dụng PediaSure lâu dài không dẫn đến tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc hấp thụ các thực phẩm thông thường trong bữa ăn gia đình", Tiến sĩ Francisco Rosales cho biết.
Hà Anh
Theo Dân trí
Cách viết bài luận để được ưu tiên xét tuyển Thí sinh phải nộp một bài luận được viết tay trên giấy A4 là một trong các yêu cầu bắt buộc khi làm hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM. Chuyên gia tư vấn trả lời câu hỏi của thí sinh trong buổi tư vấn trực tuyến sáng 21-4 - Ảnh: TR.HUỲNH Viết...