Nhiều áp lực giảm điểm cho VN-Index
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau khi giảm 29,75 điểm trong phiên đầu tuần (24/2/2020), chỉ số VN-Index vẫn sẽ chịu nhiều áp lực giảm điểm ở phiên kế tiếp trước tác động của bệnh dịch do virus Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc.
Dịch do virus Covid-19 có diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc (Ảnh minh họa – Nguồn: DPA)
Hôm nay (24/2), thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến đà lao dốc mạnh. Kết thúc phiên, chỉ số VN-Index giảm 29,75 điểm tương đương 3,19% về mức 903,34 điểm. Thanh khoản trên sàn HSX đạt 278 triệu cổ phiếu, tăng mạnh so với mức 171 triệu của phiên trước. Khối ngoại có phiên bán ròng trên sàn HSX với giá trị gần 7 tỷ đồng.
Diễn biến của TTCK trong nước được cho là chịu tác động mạnh từ tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc.
Tính đến sáng 24/2, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch của Hàn Quốc báo cáo đã có 7 người tại nước này chết do virus Covid-19 và 763 ca nhiễm, khiến nước này vượt qua Nhật Bản trở thành nước có số ca nhiễm bệnh Covid-19 nhiều thứ hai thế giới sau Trung Quốc Đại Lục.
Việc xuất hiện nhiều ca ghi nhận nhiễm virus Covid-19 mới vào cuối tuần qua tại Hàn Quốc và các quốc gia khác đã tạo ra tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về bối cảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2020.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm -3,87%, chỉ số Hangseng của Hongkong và Nikkei 225 của Nhật Bản cũng lần lượt giảm -1,79% và -0,39%. Đà giảm lan ra các TTCK ở khu vục Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có TTCK Việt Nam.
Video đang HOT
Chỉ số VN-Index giảm 29,75 điểm trong phiên 24/2/2020 (Nguồn: HOSE)
Trong bản tin chứng khoán tối muộn cùng ngày, đánh giá về diễn biến bệnh dịch do virus Covid-19 tại Hàn Quốc đối với Việt Nam, BVSC cho rằng điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam bởi một số lý do.
Thứ nhất, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể khiến lượng khách du lịch từ nước này vào Việt Nam giảm mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2019, khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tới 56% tổng lượng khách đến Việt Nam trong năm qua.
Với việc lượng khách du lịch tới từ Trung Quốc giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát khắp tại Trung Quốc, việc lượng du khách đến từ Hàn Quốc giảm mạnh sẽ có có tác động như một cú đánh bồi vào ngành du lịch Việt Nam, do khách du lịch từ nước này chiếm tới 29,9% tổng lượng khách du lịch vào Việt Nam trong năm 2019.
Thêm vào đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam (vốn đã chịu tác động tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc) có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng không mấy tích cực do xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm tới 23,2% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi đó nhập khẩu của Việt Nam từ 2 quốc gia này chiếm tới 48,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
Đáng chú ý, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, do các sản phẩm điện tử của Samsung – chiếm gần tới 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị thiếu các sản phẩm đầu vào. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Dự báo diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên kế tiếp, BVSC cho biết, nếu tiếp tục xuyên thủng vùng hỗ trợ 891-898 điểm, chỉ số sẽ đối mặt với nguy cơ hình thành nhịp sụt giảm mới trong ngắn hạn với đích đến tiếp theo nằm tại vùng hỗ trợ mạnh trung hạn 865-880 điểm trong thời gian tới.
Điểm tiêu cực là việc dịch bệnh đang có dấu hiệu lan nhanh và chưa có dấu hiệu được kiểm soát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, thị trường chung và nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ bị biến động mạnh về cuối tuần do hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI Frontier Market./.
Theo Viettimes.vn
Góc nhìn chứng khoán: VN-Index giảm sâu, cơ hội vẫn có
Cuối cùng thì VN-Index cũng đã có một phiên giảm mạnh thật sự sau chuỗi ngày đi ngang. Mất 6,84 điểm hôm nay là ngày giảm lớn nhất kể từ phiên 10/2 vừa qua.
VN-Index có phiên giảm đáng kể nhất từ ngày 10/2, làm rõ nét hơn rủi ro điều chỉnh kỹ thuật.
Diễn biến của chỉ số hôm nay không khác nhiều lắm phiên đầu tuần, nhưng mức độ lớn hơn. Vẫn là VIC giảm 3,24%, SAB giảm 4,3%, GAS giảm 1,49%, VHM giảm 0,81% và thêm VNM giảm 1,86%. Như vậy, 5/7 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường trên 100.000 tỷ đồng đã giảm mạnh phiên này. Đó là chưa kể VCB đứng im còn BID tăng 0,97% không thể giúp ích gì nhiều.
Thực tế này tiếp tục củng cố ý tưởng rằng thị trường đang được điều chỉnh bằng chỉ số dưới tác động của các mã vốn hóa lớn. Cho đến hôm nay thì VIC và SAB đã rơi rất nhanh, liên tục nhiều phiên, xuyên đáy ngắn hạn. Các cổ phiếu còn lại mới gia nhập vào nhóm giảm mạnh và là nguyên nhân gia tăng quán tính rơi của chỉ số. Dưới áp lực giảm giá của nhóm này, VN-Index hoàn toàn có nguy cơ rơi tiếp sâu hơn.
Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm nay cũng thể hiện sự khác biệt giữa chỉ số và thị trường chung. VN-Index đã không đại diện đầy đủ cho thị trường. Thống kê chỉ rõ điều này: Hôm qua VN-Index giảm 2,68 điểm thì có 222 cổ phiếu giảm giá và 133 cổ phiếu tăng giá. Hôm nay VN-Index giảm 6,84 điểm thì có 174 cổ phiếu giảm giá và 163 cổ phiếu tăng giá. Chỉ số thì giảm mạnh hơn nhưng số cổ phiếu tăng giá lại cải thiện.
Như vậy, cơ hội trong lúc VN-Index giảm mạnh chính là lựa chọn đúng cổ phiếu mạnh hơn chỉ số. Nói cách khác, nếu nhà đầu tư nắm giữ những siêu blue-chips đang bị dùng để điều tiết chỉ số thì chắc chắn là thiệt hại. Ngược lại, nếu biết "né" những mã này thì cơ hội vẫn không nhỏ.
Chẳng hạn ngay trong rổ VN30, hôm nay có MWG tăng 1,3%, FPT tăng 3,32%, PNJ tăng 1,58%, CTD tăng 2,94%, SBT tăng 1,88%. Hay như xu hướng quay lại đầu cơ các mã vốn hóa nhỏ lại nổi lên: Riêng sàn HSX có 16 cổ phiếu tăng giá hết biên độ, nhiều mã thu hút được thanh khoản rất tốt như HAR, DRH, PHR... Những mã như DRH hay PHR thực tế còn mạnh hơn nhiều so với VN-Index: Trong 8 phiên gần nhất - là 8 phiên chỉ số giảm đà tăng và bắt đầu quay lại giảm - chỉ số giảm1,36% thì DRH tăng 21,67%, PHR tăng 9,74%...
Một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư là quản lý danh mục và quản lý vị thế. Thay đổi tỷ trọng rổ cổ phiếu linh hoạt, ưu tiên nắm giữ nhiều hơn các mã mạnh, giảm bớt các cổ phiếu yếu sẽ giúp cân bằng được danh mục, giảm rủi ro.
Đối với nhà đầu tư lướt sóng, đó là kỹ năng "chuyền cành", "nhảy nhót" phù hợp với thị hiếu của thị trường từng thời điểm. Đã là đầu cơ thì không tính tới yếu tố cơ bản mà chỉ quan tâm tới khả năng tăng giá trong ngắn hạn từng mã. Đối với các nhà đầu cơ thì blue-chips không tốt hơn các mã thị giá thấp, đúng ra là không có khái niệm tốt, mà chỉ là có khả năng tăng giá hay không và cũng không có khái niệm "yêu thích" một cổ phiếu nào.
Xu hướng điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index có khả năng cao là sẽ vẫn tiếp tục chừng nào các cổ phiếu lớn nhất vẫn chưa tìm thấy đáy. Về mặt kỹ thuật, nhịp điều chỉnh này vẫn chỉ được xem là VN-Index kiểm định lại đáy cũ có được trong 3 phiên rơi thẳng đứng sau kỳ nghỉ Tết. Nhịp điều chỉnh diễn ra trong thời điểm thị trường trống thông tin hỗ trợ, khi dịch bệnh vẫn liên miên mà kết quả kinh doanh quý 1 thì chưa tới. Kiểm định đáy cũ là một diễn biến có lợi chứ không xấu, giúp phản ánh hết những đánh giá về rủi ro đang có.
Song Tử
Theo vietnamfinance.vn
Góc nhìn chứng khoán: Giảm đâu chỉ do VIC? Thị trường mất gần 3 điểm trong phiên đầu tuần và VIC là cổ phiếu bị kết tội. Điều này không có gì khó hiểu vì VIC giảm tới 1,82% và lại là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường. Xu hướng đi ngang của VN-Index đã yếu dần đi rõ hơn trong 4 phiên gần nhất. Với sức ảnh hưởng của...