Nhiệt thành bảo vệ môi trường
Ông Hồ Chí Cường (ngụ tại ấp 1 xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TPHCM) nay đã 68 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn khỏe mạnh. Ông là người rất nhiệt thành tham gia phong trào thu gom rác bảo vệ môi trường.
Thời gian gần đây, các tuyến đường Trịnh Như Khuê, Huỳnh Văn Trí, Giao thông hào, Bình Trường ở xã Bình Chánh đã tương đối sạch, không còn rác thải bừa bãi. Một số cây hoa được trồng dọc các tuyến đường này đã nở hoa rực rỡ. Đó là thành quả của tập thể Ban Công tác mặt trận ấp 1 xã Bình Chánh, đặc biệt là nhờ vào việc tự nguyện đi dọn rác của ông Hồ Chí Cường.
Ông Cường chia sẻ: “Trước đây dọc các tuyến đường, tuyến kênh, rác thải tràn ngập. Nhiều người cứ tự tiện vứt chai nhựa, bịch ni lông, hộp xốp các loại xuống kênh rạch hoặc ra đường. Thấy việc xả rác bừa b ãi như vậy gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe bà con trong khu dân cư, nên tôi cùng các thành viên trong Ban Công tác mặt trận ấp đi thu gom, vớt rác trên các tuyến đường và mấy con kênh trong xã”.
Ông Hồ Chí Cường chèo xuồng để vớt rác trên rạch
Hàng ngày, ông Cường thường đến công viên văn hóa xã và các tuyến đường, tuyến rạch có trồng hoa để nhổ cỏ, tỉa cành, quét dọn và vớt rác. Ông thường vừa đi vừa nhặt rác. Có khi ông chèo xuồng qua lại rạch Ông Đồ và rạch Ngọn Đình nhiều lần để vớt rác và lục bình, khơi thông dòng chảy.
Trước kia, con rạch Ông Đồ bị lục bình và rác thải kín hết cả mặt nước nên dòng chảy bị tắc nghẽn. Lực lượng Đoàn thanh niên và ban ngành đoàn thể xã đã ra quân dọn dẹp để dòng chảy kênh rạch được thông thoáng. Có lúc màu nước rạch Ông Đồ trở nên trong hơn, người dân ai cũng mừng, thế nhưng gần đây màu nước đen trở lại.
Video đang HOT
Vì vậy, ông Cường cùng anh em trong nhóm đã ra tay thu gom rác để dòng nước trong xanh và sạch hơn. Để tạo thuận lợi cho việc vớt rác trên kênh rạch, UBND xã Bình Chánh đã trang bị cho ông Cường một chiếc xuồng. Từ ngày có chiếc xuồng, ông Cường đi bất kể giờ giấc, hễ chỗ nào thấy rác là ông lập tức bắt tay vào thu gom, vớt rác.
Việc làm vì cộng đồng của ông Cường bị một số người gièm pha, cho là “rỗi hơi”, “công dã tràng”, bởi ông thu gom, dọn sạch hôm nay thì ngày mai rác vẫn xuất hiện trở lại. Dù phải nghe nhiều lời bàn lui như thế, ông Cường vẫn bỏ ngoài tai.
Ông chỉ trăn trở duy nhất một điều: “Chính vì thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người mà môi trường bị ô nhiễm gây tác hại chung cho toàn xã hội. Mặc dù tôi và một số anh em trong Ban Công tác mặt trận ấp thường xuyên đi gom vớt rác, nhưng tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tái diễn, nhiều khi tôi canh chừng xem ai xả rác để bắt quả tang mà vẫn không bắt được, vì họ chỉ đem rác bỏ lén vào ban đêm và đi bằng xe máy, khi đến chỗ vắng họ đạp túi rác xuống đường là xong. Dù vậy, tôi không nản chí, mong mỏi việc làm của mình sẽ tác động để mọi người dân trong xã, ấp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cùng chung tay dọn rác để xã Bình Chánh có thêm nhiều tuyến đường xanh – sạch – đẹp hơn nữa”.
Bà Đặng Thị Ánh Loan, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Bình Chánh, nói: “Nhờ có những người nhiệt thành, trách nhiệm như ông Cường mà các tuyến đường, kênh rạch của xã đang dần xanh và sạch hơn. Việc làm của ông Cường tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn và rất thiết thực trong cộng đồng dân cư”.
Để khuyến khích và tuyên dương điển hình, vừa qua UBND huyện Bình Chánh đã vinh danh ông Cường bằng hình thức trao tặng giấy khen cho việc thực hiện tốt cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch đẹp và giảm ngập nước.
Dịch Covid-19: Cân bằng trong khó khăn
Cũng trong đại dịch, sự cân bằng trong đời sống được rất nhiều gia đình, cộng đồng dân cư thể hiện.
Tôi có người bạn mở nhiều cơ sở dạy mầm non ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chị cho biết, gần 2 tháng qua, các lớp học đều phải đóng cửa vì dịch. Về mặt nguyên tắc chỉ khi lớp mở, giáo viên mới có lương và ăn theo sĩ số các cháu. Nhưng vì muốn giáo viên gắn bó và để chia sẻ khó khăn với họ, chị đã xuất chi từ nguồn vốn của gia đình cho mỗi giáo viên từ 1-2 triệu đồng.
Dịch bệnh cũng là cơ hội để chúng ta cân bằng, từ cấp độ vĩ mô đến vi mô
"Còn người còn của. Chia sẻ lúc lao đao thế này có thiệt một chút nhưng bù lại mọi người đều bình an là được. Hết dịch tính sau"- chị nói. Không chỉ các trường, lớp tư thục, ngành buôn bán cũng ế ẩm. Người đồng hương chuyên bán bánh canh cá rô đồng Thái Bình tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cũng than: "Dịch dã khiến nhà em thu không đủ để trả tiền thuê mặt bằng. Cầm cự không nổi vì vắng khách, chắc phải đóng cửa". Đấy là ở cấp độ gia đình.
Phố Tây Bùi Viện, trước đây ầm ĩ suốt ngày đêm, chen lấn; những ngày này vắng lặng; quán bar, karaoke đóng cửa một phần do lệnh cấm ... Ai cũng lo lắng về dịch bệnh. Theo Bộ Giao thông Vận tải, ngành hàng không Việt Nam thiệt hại lên tới hơn 30.000 tỷ do phải dừng và hoãn các chuyến bay. Ngành du lịch thì thiệt đơn, thiệt kép khi khách du lịch nhiều nơi giảm tới 80%. Covid- 19 thực sự đang giáng những "đòn chí tử" vào nhiều cá nhân, doanh nghiệp.
Ở tầm quốc gia, cả nước sẽ chịu tổn thất rất lớn khi công tác phòng chống dịch ngày càng căng thẳng với đủ cấp độ từ trung ương đến địa phương, từ hẹp đến rộng. Hàng chục ngàn người ở các khu cách ly tập trung; việc lo ăn ngủ cũng đã rất tốn kém; rồi xét nghiệm, chăm sóc; hay việc đưa đón người từ nước ngoài trở về. Chưa kể đội ngũ ngành y đang ngày đêm căng mình trên tuyến đầu chịu bao khó khăn, nguy hiểm. Hao tổn về nhân lực, vật lực của quốc gia; mỗi gia đình, từng cá nhân có khả năng sẽ còn có thể kéo dài.
Trong cuộc chiến với Covid-19 mỗi quốc gia, dân tộc cần có cách ứng phó phù hợp. Việc công bố dịch có thể khiến dân chúng lo lắng, khiến kinh tế có thể dẫn đến đổ vỡ, thiệt hại nặng nề. Vấn đề cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và tránh thiệt hại kinh tế luôn là bài toán khó.
Riêng Việt Nam đã nhất quán nguyên tắc ngay khi xuất hiện dịch: chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Do vậy Chính phủ, Bộ y tế, các địa phương liên tục công bố, công khai, minh bạch công tác phòng chống dịch; huy động toàn dân tham gia. Kinh phí dù hạn chế, ngân sách quốc gia phải lo toan nhiều việc nhưng việc cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch luôn được thực thi nghiêm túc, hiệu quả.
Trách nhiệm của Chính phủ đã khiến doanh nghiệp, người dân đồng thuận; sát cánh cùng các lực lượng và cộng đồng trên mặt trận chống dịch. Rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt xuất hiện trên cả nước. Điển hình như nhiều bà con ở khắp nơi đã đến chia sẻ từng suất ăn, đồ dùng cho người ở khu cách ly tại chung cư Hòa Bình, quận 10, TP Hồ Chí Minh khi chung cư bị phong tỏa. Ấm lòng hơn là nhiều má, nhiều dì, chị em ở một số quận, huyện còn thức thâu đêm để may khẩu trang tặng miễn phí cho người nghèo, người lang thang cơ nhỡ. Nhiều khách sạn cao cấp, khu resort đắt tiền sẵn sàng chấp nhận cho chính quyền trưng dụng làm khu cách ly tập trung.
Cũng trong đại dịch, sự cân bằng trong đời sống được rất nhiều gia đình, cộng đồng dân cư thể hiện. Cha mẹ và con cái quây quần quan tâm, chia sẻ; hàng xóm, khu dân cư tận tình giúp đỡ; tình đồng chí, nghĩa đồng bào có dịp lan tỏa. Sự cân bằng lớn nhất đến nay chúng ta có được chính là kiềm chế dịch một cách bình tĩnh và chủ động. Số ca dương tính sẽ còn tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đang có dấu hiệu phục hồi tốt. Nhân dân cả nước vẫn bên nhau đồng lòng cùng Chính phủ và các ngành, địa phương trên trận tuyến chống dịch.
Chúng ta có niềm tin rằng, với những gì mà Chính phủ và người dân đã làm được trong suốt quá trình vừa qua, khi dịch bệnh bị đẩy lùi; đất nước, doanh nghiệp và mỗi người sẽ lại phục hồi và phát triển tốt hơn./.
Bùi Trọng Điển/ VOV Giao thông TPHCM.
Mỹ Tú đẹp cảnh quan, đẹp nếp sống Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) với nhiều hoạt động thi đua sôi nổi gắn với đời sống của người dân. Đi trên con đường nhựa phẳng lì về các ấp ở xã Long Hưng, chúng tôi cảm nhận rõ nét...