Nhiệt miệng và … cách “xử trí”
Thưa bác sĩ, cháu rất hay bị nhiệt miệng. Cảm giác lúc đầu là ngứa hoặc rát một vài giờ trước khi chỗ loét nhỏ trong miệng lộ ra.
Những chỗ loét này có bề ngang khoảng 2-3mm, màu sắc vàng hoặc xám và được bao bọc xung quanh bởi viền đỏ tươi khiến cháu đau rát. Để lâu thì nó sưng to, ăn uống rất khó khăn. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu cách xử lý chúng nhanh chóng. Cháu xin cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn. Bệnh loét miệng hay nhiệt miệng là loại loét gây ra đau nhức phát sinh từ trong thành miệng, thông thường là ở lưỡi, lợi, giữa lưỡi dưới và răng. Chúng thường phát sinh đơn lẻ nhưng đôi khi nhô ra thành các cụm nhỏ trên bề mặt.
Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng có thể do vi-rút hay vi khuẩn có khả năng gây ra loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp. Thông thường những yếu tố như căng thẳng tinh thần hay thể xác, trong tình trạng kiệt sức, khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt ở phụ nữ, khó chịu từ những loại thực phẩm nào đó chứa nguyên tố natri lauryl và các chất axit, các chất tạo bọt có trong các tuýp đánh răng và nước súc miệng hay chế độ ăn kiêng không hợp lý thiếu sắt hoặc vitamin B12… gây ra bệnh loét miệng.
Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Một số người trải qua điều này một cách đơn giản và để cho nó tự khỏi mà không cần bất cứ tác nhân điều trị nào.
Nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi loét miệng có thể áp dụng một vài cách sau:
- Mua các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin giúp làm sạch và bảo vệ vết thuơng. Các loại thuốc chứa tinh dầu bạc hà, dầu bạch đàn. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.
- Cố gắng đánh răng hoặc dùng nước súc miệng nhẹ nhàng không có chứa các chất SLS
Video đang HOT
- Nước súc miệng tại nhà cũng có tác dụng giảm đau. Cố gắng súc miệng ít nhất 4 lần/ ngày với một lượng dung dịch ôxy già và 2 thìa nước hoặc 4 thìa nước trộn với một thìa muối và một thìa soda. Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng một phút. Nhớ đừng nuốt vào trong miệng nhé.
- Chấm nhẹ thuốc nước có chứa ôxy trực tiếp lên chỗ loét và sau đó thêm một lượng nhỏ magie cacbonat. Phương pháp điều trị này có thể làm giảm cơn đau, mau lành vết thương.
- Phương pháp túi chè: pha túi chè đen vắt ráo, thấm trực tiếp vào chỗ loét 3-4 lần/ngày, axitamin sẽ làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng để tránh đau xót miệng như:
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)
- Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.
- Để giảm đau bạn có thể dùng ống hút khi uống nước.
Nếu sau một vài tuần không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh. Có thể bệnh loét miệng là triệu chứng của những bệnh khác ẩn dấu bên trong cơ thể bạn chứ không đơn thuần chỉ là nhiệt miệng. Chúc bạn sức khoẻ.
Theo Minh Anh
Dân trí/KH
Những lưu ý mới về bệnh loét miệng
Trước đây, chứng bệnh này được cho là do hỏa khí trong cơ thể quá lớn mà phát sinh. Tuy nhiên hiện nay, giới y học đã có thêm những phát hiện và lời khuyên mới dành cho người bệnh.
Loét miệng là một loại bệnh về miệng thường gặp với triệu chứng là những vết loét nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục. Trong loại bệnh này, chứng "loét miệng mang tính tái phát" là loại thường thấy nhất. Vết loét phát sinh bên trong môi, trên lưỡi hay những vị trí khác của khoang miệng. Qua nghiên cứu, nguyên nhân bệnh là do cơ thể bị nhiễm virus, mà hai loại virus dẫn đến bệnh loét miệng là CMV ở người và ER.
Trong đó, virus CMV ở người tiềm ẩn trong tế bào lympho T (lymphocyte T) trong máu, còn virus ER ẩn trong tế bào lympho B (lymphocyte B) trong máu. Khi bạn nhiễm cảm, tinh thần stress, cơ thể mệt mỏi hay hệ thống miễn dịch suy giảm, virus sẽ phát tác. Chính vì vậy, giảm áp lực, thả lỏng tinh thần, tránh lao động quá sức, và đảm bảo một giấc ngủ đầy đủ là những biện pháp rất quan trọng trong phòng tránh bệnh loét miệng.
Phụ nữ mắc chứng bệnh loét miệng nhiều hơn nam giới, đặc biệt là trước thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới, đặc biệt là trước thời kì kinh nguyệt. Tính khởi phát của bệnh có liên quan đến lượng estrogen (Estrogen được các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, được gọi là nội tiết tố nữ), một khi lượng estrogen giảm, rất dễ mắc bệnh loét miệng.
Do đó, chị em phụ nữ tuyệt đối nên chú ý đến việc chăm sóc cơ thể, không nên giảm cân quá nhanh, phải nạp đủ protein mỗi ngày, và thường xuyên bổ sung chất estrogen từ các loại thực phẩm tự nhiên như đậu tương, hành...
Nếu sau khi sử dụng một loại thuốc đánh răng mới hay ăn những món ăn lạ mà bạn gặp rắc rối với bệnh loét miệng, thì trước hết nên xem xét có phải nguyên nhân là do dị ứng hay không, sau đó lập tức ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, nên súc miệng bằng nước ấm, và dùng một lượng nhỏ mật ong xoa lên vùng bị loét, làm nhiều lần như thế, sau 2 ngày vết loét sẽ lành đáng kể.
"Kết bạn" với những vết loét miệng còn là hiện tượng táo bón và hôi miệng, vì vậy, bạn phải ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, thậm chí nên uống 1.000ml nước mỗi ngày. Biện pháp này có thể giúp thanh lọc dạ dày, tránh táo bón, có lợi cho việc hồi phục vết loét nhanh chóng.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước cũng là cách ngăn ngừa bệnh loét miệng
Thiếu vitamin B2 cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh loét miệng. Trị liệu bằng cách dùng các vitamin nhóm B như B2, B6 rất có hiệu quả. Có nhiều loại rau quả tươi giàu vitamin và khoáng chất, bạn nên ăn nhiều rau quả có màu xanh sậm và vàng, chí ít mỗi ngày cũng nên ăn khoảng 500 gam rau quả, để bổ sung lượng vitamin cơ thể thiếu. Ngoài ra, còn phải chú ý ăn đầy đủ các loại thực phẩm khác để nạp thêm vitamin A và kẽm.
Bệnh loét miệng cũng được coi là tín hiệu thể chất yếu, do đó người bệnh trong quá trình chữa trị, không nên bỏ qua việc tăng cường sức khỏe, cải thiện thể chất.
Nếu những vết loét xuất hiện cùng lúc với việc bạn cảm thấy rất mệt mỏi, thì nên đi kiểm tra xem liệu chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn hiện có cân bằng không, bạn nghỉ ngơi đã đầy đủ chưa, đồng thời phải tăng lượng vitamin và khoáng chất bồi dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, loét miệng không chỉ là loại bệnh của người lớn mà còn xuất hiện với tỷ lệ khá cao ở trẻ em từ 1- 6 tuổi.
Trị liệu cho những trẻ mắc chứng loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, các bà mẹ bên cạnh việc bổ sung cho trẻ vitamin và khoáng chất, có thể sử dụng một số phương cách đơn giản như: Cán nát từ 1 đến 2 viên vitamin C, rắc lên trên bề mặt vết loét, sau đó ngậm miệng lại một lúc, làm 2 lần một ngày. Hoặc cho trẻ ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3-4 lần cũng là biện pháp làm vết loét mau lành.
Tuy nhiên, loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi bị loét miệng kéo dài, nên đi khám bệnh để bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Theo Đỗ Mai
An ninh thủ đô
Nhiệt miệng: Bệnh của mùa nắng nóng Những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khởi. Số trẻ bị lở miệng đến các phòng khám tăng cao. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng...