Nhiệt huyết, Kỷ luật, Nhẫn nại – trụ cột để trở thành chính mình
Trong nhân gian này, muốn khởi tạo một cuộc sống và duy trì nó, đều mệt mỏi, phải lặp đi lặp lại những việc được gọi là nhàm chán như thế, tựa như nấu cơm mỗi ngày.
Tôi từng khởi sự làm rất nhiều việc bằng niềm háo hức, hứng khởi như thế. Học một điều mới, bắt đầu một công việc nào đó mới… Không hiểu sao đến cuối cùng lại thành ra chán ngán, buông xuôi. Mọi sự đều dang dở, không ra hình hài gì.
Chỉ bằng niềm hứng khởi đầu tiên ấy, chắc chắn không thể nào tạo dựng được gì. Một hành vi mãi mãi chỉ là một hành vi đơn lẻ, không làm nên cuộc sống, không làm nên con người nếu nó không lặp lại và kết nối với những hành vi khác, dần dần chuyển hóa và thấm nhuần vào bên trong. Trở thành nội tại. Trở thành cốt lõi.
Càng làm càng phải đào sâu hơn vào bên trong mình – một điều đỏi hỏi sự nhẫn nại, sự dũng cảm vô cùng lớn. Ảnh: Pinterest.
Một ý tưởng sáng tạo cũng không thể biến thành một tác phẩm ngay khoảnh khắc lóe sáng đầu tiên. Một công trình muốn đắp xây không chỉ cần có sự dũng cảm và nhiệt huyết ban đầu.
Trong nhân gian này, muốn khởi tạo một cuộc sống và duy trì nó, đều mệt mỏi và phải lặp đi lặp lại những việc được gọi là nhàm chán như thế, tựa như nấu cơm mỗi ngày. Đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng.
Để duy trì, chính là tiếp tục lặp đi lặp lại từng việc nhỏ nhặt đến khi thành thục, đến khi thành một hình hài nào đó.
Rèn luyện một cách nghĩ, một lối cảm nhận cũng vậy. Nhưng tại sao dần dần ta lại cảm thấy chán nản với sự rèn luyện ấy?
Vốn lúc thường, chẳng nghĩ đến câu hỏi này. Chỉ đơn giản nghĩ là vì một chuyện cứ lặp đi lặp lại “thành một vòng luẩn quẩn” đơn điệu nên chán vậy thôi. Hoặc cảm thấy việc làm ấy quá nhỏ nhặt, chẳng mấy quan trọng. Hoặc là có những điều mới lạ hơn tìm đến…
Video đang HOT
Trải qua nhiều chuyện vui buồn, mới tự hỏi: Đã sống trên đời, có chuyện gì quan trọng hơn chuyện gì? Chuyện gì là nhỏ nhặt, chuyện gì là lớn lao? Đất đá để xây nên bốn bức tường quan trọng hay cột trụ gỗ quan trọng hơn? Là lá lợp mái hay là đất làm nền cần thiết?
Chẳng phải dù là gì cũng đều góp chung một chất liệu, một phần vào cuộc tạo tác nên tác-phẩm-đời-sống của mình hay sao?!
Để nói, thực ra ta cảm thấy nhàm chán không phải bởi sự lặp lại. Đó là bởi đã dần đánh mất đi nhiệt huyết ban đầu. Đánh mất đi nhiệt huyết ban đầu bởi huyễn tưởng rằng có những điều quan trọng hơn đang chờ đợi ta trong cuộc sống. Bởi càng làm càng phải đào sâu hơn vào bên trong mình – là một điều đỏi hỏi sự nhẫn nại, sự dũng cảm vô cùng lớn.
Tôi có một người bạn nghiên cứu tâm lý – trị liệu, anh luôn khuyến khích mọi người quanh mình viết. Ban đầu, với tư cách một người đã từng sáng tác hư cấu, tôi không tin lắm vào chuyện ai cũng có thể viết.
Dần dần, tôi phát hiện ra, chuyện mà những người viết nghiệp dư làm được không phải bản thân việc viết. Chuyện họ làm đó chính là kiên nhẫn đối diện với bản thân mỗi ngày. Viết ra thành câu những suy nghĩ (dù là nhỏ bé, tạp nhạp nhất) bên trong mình, ghi lại những cảm xúc (dù là tiêu cực nhất) của mình…
Những thói quen tạo thành lối sống của bản thân. Đó là một sự luyện rèn. Ảnh: Pinterest.
Thông qua đó, giải phóng bản thân khỏi những nỗi trầm uất, khổ đau, thoát khỏi con người tự ti ẩn sâu bên trong, dũng cảm đối diện với phần yếu đuối, hèn nhát nhất, vượt qua nó và dần dần gây dựng một bản thân mạnh mẽ mà mình mong muốn.
Người bạn họa sĩ của tôi bảo rằng, cũng như tôi có lúc chán viết, cô cũng rất nhiều khi chán vẽ. Đó là sự biếng nhác không chỉ về sinh lý, về thể chất thường trực trong mỗi chúng ta. Đó còn là nỗi sợ hãi mỗi lần phải đối diện với chính mình.
Thế nên, dừng một ngày không phải là nghỉ ngơi mà là thỏa hiệp. Mỗi lần thỏa hiệp là thêm một lần thoái chí, đầu hàng. Rút cục nếu cứ thế, cuộc đời chúng ta sẽ chỉ là một ngôi nhà dang dở, chẳng bao giờ thành hình hài gì. Bức tranh đời sống của ta mãi mãi là những sắc màu hỗn độn, những hình khối lộn xộn…
Với con người mà nói, ấy là một việc khó khăn khi phải trực diện tra vấn bản thân và duy trì bản thân trong một nhịp điệu nhất định. Khi ấy, không còn chỉ là chuyện của nhiệt huyết nữa.
Đó là bắt đầu của kỷ luật. Kỷ luật đi cùng sự nhẫn nại tạo ra thói quen. Những thói quen tạo thành lối sống của bản thân. Đó là một sự luyện rèn.
Sự mãn nguyện và hạnh phúc đến khi dù thế nào chúng ta cũng nhẫn nại và tận lực, nhiệt huyết với từng việc làm nhỏ bé trong đời. Đó là sống với một nghi thức của đời sống, là duy trì điểm cân bằng mong manh để tồn tại giữa đất trời.
Phòng tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình Hạnh Dung: Ở đây có nhận giữ nước mắt
Ở đó, mỗi người phụ nữ bước vào đều giãi bày câu chuyện tình yêu hôn nhân trong nước mắt.
Mỗi người có một nỗi đau riêng. Có những người lâm vào tấn bi hài kịch mà các nhà biên kịch đại tài cũng không thể nghĩ tới.
Mấy hôm nay, bộ phim Thế giới hôn nhân của Hàn Quốc đang gây bão. Nhiều người xem phim và "hết hồn" vì không ngờ trong mỗi cuộc hôn nhân đều đáng sợ đến vậy, đều bi hài đến thế. Nhưng nếu bạn giữ vai trò chị Hạnh Dung ở Báo Phụ Nữ, bạn còn... hết hồn hơn nữa.
Báo Phụ Nữ thiết kế phòng tư vấn Hạnh Dung khác hẳn những phòng khác. Đó là căn phòng nhỏ, có bộ sofa màu tím, bức tường màu tím nhạt, đèn vàng ấm áp và "thiết kế"cả một chị Hạnh Dung thân thiện, gần gũi, nhã nhặn, nhẫn nại và có khả năng siêu lắng nghe.
Thứ tốn nhất trong căn phòng này chính là... khăn giấy
Bao năm qua, đã có rất nhiều người tìm đến căn phòng này. Bước vào phòng, ngồi xuống sofa là mỗi người cởi bỏ lớp "áo giáp cảm xúc" để trải lòng ra ngay. Chỉ những người làm việc trong phòng tư vấn Hạnh Dung mới biết, thứ tốn nhất trong phòng này là khăn giấy.
Ở đó, mỗi người phụ nữ bước vào, đều giãi bày câu chuyện trong nước mắt. Mỗi người có một nỗi đau về hôn nhân riêng. Có những người lâm vào tấn bi hài kịch mà nhà biên kịch đại tài cũng không thể nghĩ tới.
Quan điểm của tổ tư vấn Hạnh Dung là cố gắng giúp "thân chủ" của mình hiểu đủ, hiểu đúng vấn đề, từ đó đưa ra lựa chọn đúng. Nhưng cũng có thực tế ít ai biết: phụ nữ khi yêu mù quáng thì chớ, khi hết yêu vẫn tiếp tục mù quáng. Đến mức, đôi khi, người ta thấy dường như đàn ông là một loại thuốc gây mù quáng cho phụ nữ. Đó là một nét vừa đáng yêu vừa đáng thương của chị em.
Bao nhiêu vị khách là bấy nhiêu câu chuyện đời ngập trong nước mắt. Ảnh minh họa
Có chị kết hôn phải người chồng có đủ "bộ sưu tập" xấu: vũ phu, rượu chè, bài bạc. Chị bảo từ lâu không còn yêu chồng nữa, thậm chí rất sợ khi đứng gần chồng. Chị phải đi làm vất vả mỗi ngày để trả đống nợ do chồng gây ra. Năm lần bảy lượt như vậy. Rồi cuối cùng chị lại lấy một bi kịch này để giải quyết một bi kịch khác, đó là ngả lòng vào một người đàn ông khác.
Chị hỏi chị Hạnh Dung: "Tôi có nên ly hôn?". Chị Hạnh Dung hỏi ngược lại: "Vì sao không ly hôn ngay mà còn hỏi?". Chị bảo: "Con tôi đang học lớp 11, để khi con học hết 12 mới dám chia tay, vì sợ ảnh hưởng đến cháu".
Chị Hạnh Dung lại hỏi, nếu phải chờ như vậy, tại sao không chờ đến khi con trai tốt nghiệp đại học, rồi chờ cho con trai yên bề gia thất mới ly hôn? Tất nhiên, chị ấy không trả lời được, vì chính bản thân chị mâu thuẫn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn hạnh phúc. Đó là một trong rất nhiều phụ nữ đang ngụp lặn trong đau khổ hôn nhân, tìm đến chị Hạnh Dung không chỉ để tư vấn "tôi nên làm gì" mà chỉ là để được giãi bày câu chuyện của mình.
Mục Nhỏ to tâm sự của Hạnh Dung trên báo Phụ Nữ
Nhớ có lần, một chị vừa ngồi xuống ghế đã bật khóc nức nở vì quá uất ức, nhưng chị ngại nên cố ghìm lại, đưa hai tay bưng mặt, người run lên. Chị Hạnh Dung ân cần: "Không sao mà, chị cứ khóc thoải mái đi rồi mình nói chuyện, ở đây chúng tôi có nhận giữ nước mắt". Nghe câu đó, chị trấn tĩnh phần nào, khóc nhẹ nhàng hơn và suốt buổi tư vấn, chị đã "lấy đi" của chị Hạnh Dung hai hộp khăn giấy...
Hôn nhân nhiều khi không thể giải quyết rõ ràng, tách bạch, bởi hôn nhân là vấn đề tình cảm. Mà đó là tình cảm của cả tình yêu và tình nghĩa. Chị Hạnh Dung giữ vai trò là một người thân thương, đáng tin cậy, có hiểu biết về pháp luật, biết cân nhắc tình - nghĩa để phân tích cho "thân chủ" nhìn rộng, nhìn xa, nhìn đẹp về vấn đề mình đang đối diện, từ đó, người trong cuộc tự đưa ra quyết định.
Sau nhiều năm tư vấn, chị Hạnh Dung càng thấy rõ, nước mắt luôn tồn tại trong hôn nhân, nhưng hôn nhân hạnh phúc không cần nước mắt. Nếu có một điều nào ngọt ngào nhất trên thế giới này, đó có lẽ là việc được ai đó giữ giùm cho những giọt nước mắt. Vì vậy, làm nhiệm vụ "giữ giùm nước mắt" là một trong những điều ý nghĩa mà chị Hạnh Dung làm được trong nhiều năm qua.
Em rạch ròi, yêu ghét rõ ràng Em cao 1,6 m, tròn xinh lại hay cười tươi nên hi vọng anh cũng cao lớn để em "tựa vai gối đầu". Sài Gòn rộng lớn, nhưng có một nơi bé bằng cái dang tay của anh thôi mà anh tìm hoài không thấy - là em. Em bắt đầu bằng đôi dòng không đầu cuối như thế vì thật ngập ngừng...