Nhiệt độ thích hợp nhất cho thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm khi ở nhiệt độ thích hợp sẽ cho hương vị ngon nhất và cũng tốt nhất cho cơ thể.
Nước để nguội
Nước đun sôi để nguội từ 12-15 thì khi uống có cảm giác thoải mái nhất và cũng tốt nhất cho cơ thể, bởi vì đặc tính vật lý, hóa học của tỉ lệ dẫn điện, độ kết dính, mật độ và độ lực bề mặt nước ở nhiệt độ này đều phát sinh thay đổi, rất giống với nước ở trong tế bào sinh vật sống, rất dễ thông qua màng tế bào được cơ thể hấp thụ, thúc đẩy trao đổi chất cũ mới, tăng thêm hàm lượng protit huyết cầu trong máu, cải thiện chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Nước hoa quả
Các loại nước hoa quả uống ở nhiệt độ 8-10 là thích hợp nhất, nếu thấp hơn nhiệt độ này thì sẽ không thưởng thức được hương vị thơm của hoa quả ở trong đó. Mỗi khi mở nắp ra nước hoa quả sẽ bắt đầu mất đi dinh dưỡng, vì vậy, không nên để nước hoa quả trong tủ lạnh quá lâu.
Nước hoa quả tươi vô khuẩn được làm từ cam, quýt, bưởi, dứa thì có thẻ giữ được từ 7- 10 ngày, các loại hoa quả có độ acid thấp khác như táo, nho thì sau khi mở nắp chỉ nên để lâu nhất là 7 ngày. Nếu bạn mua loại nước hoa quả chưa tẩy trùng qua nhiệt độ cao thì kể cả khi chưa mở nắp, trong vòng 5 ngày bạn phải uống hết.
Video đang HOT
Kem
Kem ở nhiệt độ âm 13 – 15 là tốt nhất, khi ăn cũng có cảm giác sảng khoái nhất. Ở nhiệt độ này, khi kem vào trong miệng sẽ cảm thấy mềm, mịn, có vị thơm và không kích thích mạnh đến dạ dày.
Nước có ga
Nhiệt độ uống thích hợp nhất cho nước có ga là 4~5, ở nhiệt độ này nước có ga khá dễ uống và có thể giúp giải khát, đồng thời không kích thích dạ dày, đường ruột.
Dưa hấu
Dưa hấu ở nhiệt độ 8 là thuần khiết nhất. Rất nhiều người có thói quen ăn dưa hấu lạnh. Thực tế dưa hấu sau khi để lạnh, trên bề mặt sẽ hình thành một lớp màng, từ đó làm mất đi cảm giác ở miệng, thành phần nước trong dưa hấu cũng dễ đông thành băng, sau khi ăn có thể kích thích cổ họng hoặc gây ra đau răng, buốt răng. Ngoài ra, dưa hấu để quá lạnh còn làm tổn thương tì vị và dạ dày, gây ra tiêu hóa không tốt, mất cảm giác ăn uống….
Mật ong
Dùng nước 50- 60 pha mật ong thì sẽ giữ được dinh dưỡng ở trong mật ong. Nước quá nóng không những làm thay đổi vị của mật ong, làm cho mật ong bị chua mà còn làm cho các chất xúc tác trong mật ong biến chất đi, làm cho thành phần dinh dưỡng bị phá vỡ.
Cà phê
Cà phê đá ở nhiệt độ khoảng 6 là có vị ngon nhất. Khi chúng ta pha cà phê nóng, nếu nhiệt độ nước quá cao cũng sẽ phá hỏng chất béo ở trong cà phê, làm cho cà phê bị đắng, nhiệt độ nước quá thấp thì sẽ không tạo được mùi cà phê, cà phê sẽ vừa chua vừa chat. Vì vậy nước pha cà phê ở nhiệt độ 91~96 là thích hợp nhất, cà phê pha ra sẽ có mùi vị thuần khiết nhất.
Theo Dân Trí
Có nên uống nhiều nước hoa quả khi bị sốt?
Khi bị sốt cao vào mùa hè, tôi thường không ăn uống được gì cả. Điều này khiến tôi rất mệt.
Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị một cơn sốt cao (38,9-40oC) thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây:
Bị sốt không có nghĩa là bạn hoặc con bạn đang gặp một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Nếu bị sốt nhẹ và không có vấn đề gì khác, bạn không cần điều trị, chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều là ổn.
Khi bị sốt, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Vì thế, cách hữu hiệu nhất bạn có thể làm để giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm bằng cách tránh nóng nực, nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và không ăn uống.
Thực tế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi bị sốt phải tích cực ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng đây là sai lầm vì hầu hết mọi người đều không cảm thấy đói khi bị sốt. Do đó, bạn chỉ cần cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bận chống chọi lại với các virus hoặc vi khuẩn gây sốt. Thế nên, bạn hãy để cơ thể làm công việc của mình mà không bị mất tập trung.
Khi bị sốt, tốt nhất nên ăn canh/súp rau củ. (Ảnh minh họa)
Bạn chỉ nên:
- Chỉ ăn nước ép rau, súp rau: Khi bị sốt và khi những cơn sốt đã giảm, triệu chứng chán ăn thường trở lại với người bị sốt. Khi đó, bạn có thể bắt đầu pha loãng nước rau ép hoặc súp rau để ăn.
- Uống nhiều nước lọc: Bởi vì vi rút và vi khuẩn thường phát triển nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trong các tế bào bị mất nước. Các tế bào máu trắng cũng thực hiện chức năng tốt hơn, các độc tố được loại bỏ dễ dàng hơn khi cơ thể có lượng nước cần thiết khi sốt.
- Giảm lượng đường: Khi bị sốt, bạn không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu... Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.
Nói chung, những người bị sốt nên ăn những thực phẩm nấu chín vì giúp tiêu hóa dễ dàng hơn so với các thực phẩm sống. Theo đó, bạn chỉ cần tiến hành chế biến các thực phẩm nguyên hạt, rau hấp, súp rau. Bạn cũng có thể uống nước trái cây pha loãng nhưng chỉ uống một vài ngày sau khi cơn sốt đã dứt hẳn hoặc khi cảm thấy khỏe khoắn trở lại.
Theo PNVN
5 thói quen "xấu" khi uống thuốc Chúng ta thường hiểu "3 lần/ngày" là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ. 1. Uống thuốc cùng bữa ăn Nhiều người chúng...