Nhiệt độ tại Siberia trong tháng 6 cao kỷ lục, gây cháy rừng tồi tệ
Các số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình tại vùng Siberia ở Bắc Cực cao hơn mức bình thường 5 độ C và cao hơn 1 độ C so với hai tháng Sáu ấm nhất trước đây vào các năm 2018 và 2019.
Một vụ cháy rừng ở vùng lạnh nhất của nước Nga. (Ảnh minh họa. Nguồn: Getty images)
Nhiệt độ trung bình trong tháng Sáu tại vùng Siberia (Nga) ở Bắc Cực đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh nắng nóng gây ra một số vụ cháy tồi tệ nhất khu vực.
Số liệu này do Cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus, một chương trình quan sát Trái Đất của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 7/7.
Video đang HOT
Theo Copernicus, nhiệt độ toàn cầu tháng Sáu tương đương mức cao kỷ lục năm 2019 và “sự ấm áp khác thường” được ghi nhận trên khắp vùng Siberia ở Bắc Cực, một phần của xu hướng mà các nhà khoa học gọi là “đáng báo động.”
Các số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình ở khu vực này cao hơn mức bình thường 5 độ C và cao hơn 1 độ C so với hai tháng Sáu ấm nhất trước đây vào các năm 2018 và 2019.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng đang nỗ lực xác nhận các báo cáo về chỉ số nhiệt độ hơn 38 độ C ở Siberia, mức nhiệt có thể là cao nhất được ghi nhận tại khu vực phía Bắc vòng Bắc Cực.
Ông Carlo Buontemp, Giám đốc Copernicus, nhấn mạnh: “Điều gây lo ngại là Bắc Cực ấm lên nhanh hơn phần còn lại của thế giới.” Sự nóng khác thường làm bốc hơi ẩm từ mặt đất khắp vùng lãnh nguyên và rừng phương Bắc rộng lớn, gây ra các vụ cháy rừng dữ dội kể từ giữa tháng Sáu. Copernicus cho biết số lượng các đám cháy đã vượt kỷ lục tại khu vực này hồi tháng 6/2019.
Mark Parrington, một nhà khoa học hàng đầu tại Copernicus, cho biết: “Nhiệt độ cao và tình trạng bề mặt khô hơn đang tạo điều kiện lý tưởng cho các đám cháy bùng phát và kéo dài trên khu vực rộng lớn như vậy.”
Theo Copernicus, khí CO2 phát ra từ cháy rừng ở khu vực này trong tháng 6 ước tính lên tới 59 triệu tấn, so với 53 triệu tấn năm 2019.
Trước đó, Cơ quan thời tiết Nga cho biết vùng Bắc Cực của nước này đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trong tháng Sáu, dẫn đến các đám cháy rừng bất thường ở vùng lãnh nguyên, đồng thời cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng bất thường này.
Cục Lâm nghiệp Nga cho biết tính đến 6/7, đã có 246 vụ cháy rừng bao phủ 140.073ha và tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại bảy khu vực của Nga ở Bắc Cực./.
Nơi lạnh nhất thế giới vừa ghi nhận mức nhiệt cao đáng sợ
Verkhoyansk, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới vừa khiến giới nghiên cứu khoa học vô cùng lo lắng khi phá vỡ mức kỷ lục mọi thời đại là tháng 5 nóng nhất với mức nhiệt lên đến 38 độ C.
Mùa hè ở Siberia.
Verkhoyansk là một thị trấn với 1.300 cư dân ở Siberia khu vực Bắc Cực, nằm cách 4.800 km về phía đông của Moscow. Thị trấn nằm trong phạm vi có nhiệt độ cực đoan nhất trên Trái đất, với mức nhiệt độ thấp mùa đông đạt trung bình âm 49 độ C và mức cao nhất mọi thời đại vào mùa hè từng diễn ra là 37,2 độ C.
Tuy nhiên, vừa qua một số trạm thời tiết đã báo cáo mức cao mới lên đến 38 độ C, mức nhiệt độ nóng nhất mọi thời đại của thị trấn kể từ khi việc giữ kỷ lục bắt đầu vào năm 1885.
Tháng 5 năm nay là tháng 6 nóng nhất của Siberia từng được ghi nhận, với nhiệt độ trung bình tăng cao hơn khoảng 10 độ C so với mức trung bình tháng 5 năm 1979 - 2019, theo một báo cáo đặc biệt từ Dịch vụ theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu.
Nhiệt độ cao ở Bắc cực mùa hè này đã ảnh hưởng đến khu vực. Cháy rừng đang diễn ra rầm rộ, với 31 đám cháy hiện đang đốt cháy 885.800 358.472 ha rừng ở Cộng hòa Sakha (khu vực bao gồm Verkhoyansk).
Gần đây, các quan chức Nga còn cho rằng nguyên nhân là bởi một sự cố tràn dầu đã rò rỉ khoảng 20.000 tấn dầu diesel xuống một con sông ở Bắc Cực.
Trong nhiều năm, nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực đã và đang tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, phần lớn là do băng biển tan chảy do sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra.
Giới khoa học 'rối loạn' vì một hiện tượng chưa từng có tại Bắc cực AP đăng tải, nhiệt độ tại Bắc cực đang không ngừng gia tăng, khiến các nhà khoa học lo lắng về những hệ quả mà phần còn lại của thế giới sẽ phải gánh chịu. Thứ 7 tuần trước (20/6), nhiệt độ đo được tại thị trấn Bắc cực Verkhoyansk thuộc Nga, đã lên tới mức kỷ lục là 38 độ C -...