Nhiệt điện Thái Bình 2: Vì sao trưởng dự án 41.000 tỉ đồng đột ngột xin nghỉ việc?
Ngay 10.7.2018, Tâp đoan Dâu khi Viêt Nam (PVN) đa bât ngơ nhân đươc la đơn xin nghi viêc cua ông Nguyên Thanh Hương- Trương dư an Nhiêt điên Thai Binh 2. Đây la dư an lơn ma Chinh phu đa giao cho PVN thao gơ kho khăn va đây nhanh tiên đô.
Ông Nguyên Thanh Hương – Trương dư an Nhiêt điên Thai Binh 2. Ảnh: P.V
Bơi vây, viêc trương dư an co đơn xin nghi viêc la điêu không binh thương.
Ông Nguyên Thanh Hương đươc bô nhiêm la Trương dư an Nhiêt điên Thai Binh 2 vao thang 3.2013. Trươc đo, ông Hương đươc đanh gia cao khi gia nhâp nganh dâu khi tư năm 1994, co kinh nghiêm điêu hanh hai dư an điên lơn khac la Khi – điên – đam Ca Mau va Vung Ang 1.
Trong la đơn xin nghi viêc gưi Tông Giam đôc PVN, ông Nguyên Thanh Hương đưa ra ly do sau 25 năm liên tuc lam viêc ơ nganh dâu khi phai đi công tac xa nha, ngay ca khi bô me ông Hương mât thi ông cung phai công tac xa nha, hai lân vơ sinh đêu phai tư vươt can ơ quê, ông Hương do bân viêc không thê xin nghi chăm soc vơ con.
Ngoai ly do trên, Trương dư an Nhiêt điên Thai Binh 2 cung cho răng, quyêt đinh bô nhiêm minh đa hêt thơi han, chưa bô nhiêm lai va ban thân ông cung “không co nguyên vong đươc tai bô nhiêm”.
Bên canh đo, ông Nguyên Thanh Hương cung nêu ly do “nhưng gi tâm huyêt trong tư duy va hanh đông đôi vơi dư an tôi đêu đa nô lưc thưc thi hoăc đê xuât” nên cân thơi gian đê “tai tich luy ca vê thê chât lân tinh thân”.
Phia sau la đơn nghi viêc
Dư an Nhiêt điên Thai Binh 2 bao gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200MW do PVN làm chủ đầu tư và TCty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư dự án là 41.799 tỉ đồng (1,2 ti USD đôi vôn thêm 6.000 ti đông), thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-TTg, ngày 11.12.2013, của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, sử dụng than cám 5 (80% 5a Hòn Gai và 20% 5a Vàng Danh), lượng than tiêu thụ hằng năm khoảng 3-3,5 triệu tấn. Khi vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỉ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Trên thưc tê, dư an Nhiêt điên Thai Binh 2 đa găp nhiêu kho khăn, sai sot ngay tư khi băt đâu. Đây la dư an đươc nhăc đên nhiêu trong vu an Trinh Xuân Thanh.
Cu thê, Nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong những dự án điển hình của việc dùng vốn sai mục đích của PVC dưới thời Trịnh Xuân Thanh. Thực tế, số tiền tạm ứng cho dự án này được PVN (thơi ông Đinh La Thăng la Chu tich PVN) rót cho PVC hồi năm 2011 khoảng 1.300 tỉ đồng và 6,6 triệu USD đã bị sử dụng sai mục đích.
Ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đã chi 1.080 tỉ đồng để thanh toán 425 tỉ đồng nợ gốc vay ngân hàng và 55 tỉ đồng trả lãi vay ủy thác của tập đoàn. PVC cũng đã chi 74 tỉ đồng để hỗ trợ Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ; bổ sung 103 tỉ đồng hỗ trợ cho công trình Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Sô tiên con lai khoảng 300 tỉ đồng, PVC chuyên cho 5 công ty con dưới hình thức góp vốn, gồm: Cty PVC-MS 102 tỉ đồng, Công ty PVC – Land 50 tỉ đồng, Công ty PVC – Hòa Bình 55 tỉ đồng, Công ty PVNC 30 tỉ đồng và Công ty PVC – Mekong 30 tỉ đồng. Kết cục, do có 3 Cty kinh doanh thua lỗ nên PVC phải trích lập dự phòng và hạch toán kinh doanh thua lỗ.
Trong khi chưa thu hồi được số tiền chi sai mục đích kia, PVC mà đại diện là cựu Tổng Giám đốc Vũ Đức Thuận lại xin PVN hỗ trợ toàn bộ phần lãi vay phải trả đến hết năm 2013 với số tiền khoảng 1,5 triệu USD. Mục đích của việc này là để có tiền triển khai dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.
Sau khi cac ông Đinh La Thăng, Trinh Xuân Thanh, Vu Đưc Thuân, Lê Đinh Mâu – nguyên Kê toan trương PVN, Vu Hông Chương – nguyên Trương ban dư an Thai Binh 2, Trân Văn Chương – kê toan trương Thai Binh 2… la nhưng bi can liên quan đên nhưng sai pham ơ Nhiêt điên Thai Binh 2 bi khơi tô, băt giam va đưa ra xet xư thi PVN đa trinh Thu tương vê viêc thay thê tông thâu (PVC).
Tuy nhiên sau khi tinh toan, cân nhăc, trong đo co ca viêc nêu thay PVC thi kho tránh khỏi ảnh hưởng về mặt pháp lý và cũng không thể không liên đới khi các nhà thầu phụ không được tổng thầu thanh toán và rất có thể lâm vào tình trạng phá sản, đặc biệt là nợ lương người lao động. Các rủi ro thậm chí rất khó lường nếu các đơn vị liên quan không bàn giao các hạng mục công việc tại công trường, nợ lương công nhân có thể gây bất ổn. Chưa kê khoan phat lên tơi trên 10.000 ti đông.
Kêt qua la PVN không thê thay tông thâu PVC du biêt chăc PVC đa không con đu năng lưc, nguôn tiên đê tiêp tuc tham gia dư an.
Tinh đên nay, dư an đa đat đươc 83% khôi lương công viêc va đang chuân bi chay thư. Thê nhưng măc du đa đưa ra đươc cac giai phap nhưng viêc thưc hiên, trong đo co cac nhom giai phap liên quan đên PVC gân như đưng im tai chô.
Bên canh đo, vân chưa co hanh lang đây đu va đam bao cho đôi ngu quan ly dư an khoi nhưng rui ro phap ly ma không phai do ho gây ra khi đôi măt vơi hâu qua châm tiên đô do nhưng bât câp va sai pham trươc đây.
Dự án Nhiêt điên Thái Bình 2 đã chậm tiến độ hơn bốn năm đang kéo theo những hệ lụy khôn lường khác. Dễ thấy nhất là hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại hết bảo hành, cụ thể: Tổ máy 1 đã hết thời gian bảo hành từ 31.6 vừa qua, Tổ máy 2 đến tháng 11 năm nay cũng sẽ hết bảo hành.
Theo đanh gia, giải pháp cấp bách hiện nay để níu giữ đại dự án tránh rơi xuống bờ vực thẳm chính là việc phải tiếp thêm nguồn lực tài chính để hoàn thành khoảng 18% tổng khối lượng công việc. Cu thê la thao gơ nhưng tăc nghen đê thuc đây công viêc, đăc biêt la tai câu truc, bu đăp chi phi, nâng cao năng lưc, tich cưc hoa dong tiên cua PVC.
Phia sau la đơn xin nghi viêc cua trương dư an co tông vôn lên tơi 41.000 ti đông không chi la vân đê nhân sư ma con la môt canh bao rât ro rang: Nêu không co nhưng giai phap câp bach, đu manh thi khôi tai san không lô cua Nha nươc co nguy cơ thanh đông săt vun chi trong thơi gian tơi.
NHOM PV LAO ĐÔNG
Theo Laodong
Bác kháng cáo, đề nghị y án sơ thẩm với ông Đinh La Thăng
Đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng, tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo này.
Sáng 10/5, phiên xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng kết thúc phần xét hỏi. Mở đầu phần tranh luận, đại diện VKS luận tội các bị cáo.
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên xử phúc thẩm.
Theo đại diện VKS, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo công khai tại phiên tòa có đủ cơ sở kết luận, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, bị cáo Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc PVN, đại diện VKS cho rằng, quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, nguyên Tổng Giám đốc PVN đã cùng bị cáo Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Đối với hành vi tham ô tài sản, đại diện VKS thấy có đủ căn cứ xác định, Trịnh Xuân Thanh cùng với Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh đã thống nhất đề ra chủ trương và chỉ đạo Lương Văn Hòa, Trưởng Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, lập khống hồ sơ, chứng từ thi công 4 hạng mục phục vụ thi công các hạng mục chính của Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng do PVC có trách nhiệm quản lý. Trong số tiền này, bị án Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng, Vũ Đức Thuận chiếm hưởng 800 triệu đồng, Nguyễn Anh Minh chiếm hưởng hơn 3,6 tỷ đồng, Bùi Mạnh Hiển chiếm hưởng 400 triệu đồng, Lương Văn Hòa chiếm hưởng hơn 750 triệu đồng, Lê Thị Anh Hoa và Nguyễn Thành Quỳnh chiếm hưởng gần 2 tỷ đồng. Số tiền 1,5 tỷ còn lại, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển chiếm hưởng sử dụng chung.
Đại diện VKS nhận định, trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" này, bị cáo Đinh La Thăng là người đứng đầu một tập đoàn kinh tế mũi nhọn được Nhà nước tin tưởng giao cho thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nhưng đã không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý kinh tế. Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng kinh tế trong khi không có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng, vượt qua cả Nghị quyết của HĐTV; chỉ đạo việc cấp tạm ứng thực hiện hợp đồng không đúng, vi phạm các quy định của pháp luật.
Mặc dù tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không có tội hoặc phạm tội khác. Tuy nhiên, với chứng cứ và lời khai của các bị cáo cũng như tài liệu có trong hồ sơ đủ căn cứ khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố. Bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Sau khi xem xét các tình tiết, đại diện VKS đề nghị giảm hình phạt cho 7 bị cáo nhưng chưa đề nghị mức hình phạt cụ thể.
Đại diện VKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đinh La Thăng và cho rằng không có tình tiết mới nên đề nghị cần giữ nguyên như bản án sơ thẩm. Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái".
Xét vai trò của bị cáo Phùng Đình Thực trong vụ án và bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã khắc phục toàn bộ 7,5 tỷ đồng, đại diện VKS đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt. Án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Thực và bị cáo Khánh mỗi bị cáo 9 năm tù.
Đối với bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC - đại diện VKS xét thấy bị cáo có sự khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả nên cũng đề nghị giảm một phần hình phạt ở tội "Tham ô tài sản". Bị cáo Thuận trước đó bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Cố ý làm trái", 15 năm tù về tội "Tham ô"; tổng hợp hình phạt là 22 năm tù.
Các bị cáo Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lê Đình Mậu, Nguyễn Mạnh Tiến cũng được đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt tội tham ô do thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Ông Đinh La Thăng lĩnh 13 năm tù Chiều nay (14.5), Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (NMNĐ). Theo đó, tòa tuyên...