Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đặt kế hoạch lãi năm 2022 tăng 57%, đạt 278 tỷ đồng
Theo ban lãnh đạo đánh giá, sự cố S6 mất phương thức, tác động không nhỏ khả năng sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2022.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) vừa công bố tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2022 với kế hoạch doanh thu đạt 5.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty năm nay dự kiến đạt 278 tỷ đồng, tăng 57% so với thực hiện 2021. Với kế hoạch kinh doanh trên, mức cổ tức năm 2022 dự kiến bằng 6% vốn điều lệ.
Về kế hoạch sản xuất, Nhiệt Điện Phả Lại dự kiến điện năng sản xuất đạt 4.043 triệu kWh và điện năng bán cho EVN đạt 3.647 triệu kWh. Doanh nghiệp cũng lên kế hoạch sửa chữa lớn với nguồn vốn 465 tỷ đồng, mức này đã thực hiện chiết giảm 20%. Kế hoạch mua sắm, đầu tư tài sản cố định năm nay là 357 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo PPC, năm 2022 sẽ là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với doanh nghiệp khi dịch Covid vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời điều kiện thời tiết tự nhiên, đặc biệt sự ảnh hưởng tăng lên của nhiệt độ nước tuần hoàn làm mát bình ngưng và thay đổi đặc tính kỹ thuật của than đốt lò, tác động đến hiệu suất nhiệt của tổ máy và làm ảnh hưởng đến quá trình cháy nhiên liệu trong buồng đốt và hiệu quả truyền nhiệt. Bên cạnh đó, sự cố S6 mất phương thức, tác động không nhỏ khả năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh quý đầu năm 2022, Nhiệt Điện Phả Lại ghi nhận lợi nhuận giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần trong quý đi ngang so với cùng kỳ, đạt 1.077 tỷ đồng. Chi phí vốn còn giảm so với cùng kỳ, dẫn đến lợi nhuận gộp thu về đạt gần 42 tỷ đồng, tăng 40% so với quý 1/2021.
Trong quý doanh thu tài chính đạt hơn 68 tỷ đồng, giảm 51 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận trước thuế đạt gần 86 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cả quý còn 80 tỷ đồng, giảm 42% so với số lãi hơn 138 tỷ đồng đạt được quý 1/2021.
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) đặt chỉ tiêu lãi sau thuế năm 2022 "đi lùi" 26% về mức 668 tỷ đồng
Trước đó năm 2021 Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) báo lãi sau thuế 909 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán SIP) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong đó có nhiều thông tin quan trọng.
Về lịch sử hình thành, Đầu tư Sài Gòn VRG là thành viên của tập đoàn công nghiệp cao cu Việt Nam, thành lập từ tháng 10/2007 bởi các cổ đông sáng lập là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, CTCP Cao su Phước Hoà, CTCP Đầu tư xây dựng Cao su và các cá nhân. Đến nay cơ cấu cổ đông của công ty đã thay đổi. Cổ đông lớn nhất CTCP Đầu tư và phát triển đô thị An Lộc sở hữu 19,46% vốn cổ phần; KCN Nam Tân Uyên sở hữu 8,86% vốn. Có 2 cổ đông lớn là cá nhân, là ông Trần Mạnh Hùng và bà Lư Thanh Nhã.
Sau 2 năm thành lập, dự án thứ nhất là KCN Đông Nam chính thức đưa vào khai thác, dự án thứ 2 là KCN Phước Đông cũng được khai thác từ tháng 6/2010. Năm 2019 công ty bắt đầu khai thác KCN Lê Minh Xuân 3. Đến nay công ty đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng, san lấp mặt bằng của KCN Đông Nam, KCN Phước Đông giai đoạn 1, một phần KCN Phước Đông giai đoạn 2 và KCN Lê Minh Xuân 3.
Kết quả kinh doanh, năm 2021 doanh thu thuần của công ty tăng mạnh từ 5.082 tỷ đồng năm 2020 lên 5.577 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,7%. Tuy doanh thu tăng, nhưng chi phí các loại tăng cao hơn dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm sút 18,8% xuống còn 909 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 835 tỷ đồng. EPS đạt 8.992 đồng.
Năm 2021 vừa qua công ty đã tập trung đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng dịch vụ khu công nghiệp.
Năm 2022 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự bất ổn của thế giới. Đối với Đầu tư Sài Gòn VRG, nguồn thu chính là từ cho thuê đất có cơ sở hạ tầng nên sẽ giảm đáng kể khách thuê với các ảnh hưởng nêu trên. Do vậy công ty đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2022 đều giảm sút so với thực hiện năm 2021.
Số liệu cụ thể, năm 2022 Đầu tư sài Gòn VRG đặt mục tiêu đạt 5.200 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 6,8% so với tổng doanh thu thực hiện năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng giảm đến 26,5% xuống còn 668 tỷ đồng.
GELEX của đại gia Tuấn 'mượt': Nợ tăng mạnh sau khi thâu tóm loạt DN Nhà nước Tại báo cáo tài chính 2021, Tập đoàn GELEX ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, cùng với tồn kho lớn. Tập đoàn GELEX (GELEX, mã GEX) hiện có số nợ phải trả hơn 40.691 tỷ đồng, gấp đôi vốn chủ. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 22.974 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 17.717 tỷ đồng. Riêng vay và...