Nhiếp ảnh gia xây ngôi nhà “đóng ngoài mở trong”, bước vào lại càng trầm trồ với thiết kế đặc biệt cho thấy “IQ cao”
Ngoài không gian mở thoáng đãng, ngôi nhà còn có thiết kế vô cùng thông minh để đối phó với ngập lụt.
The Tiamo House là công trình nhà ở được xây dựng trên diện tích khu đất rộng 200m2 ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh. Đây là tổ ấm dành cho gia đình 1 nhiếp ảnh gia , gồm có 4 thành viên: 2 vợ chồng và 2 cậu con trai nhỏ.
Mục đích của gia chủ là xây dựng kiểu không gian hướng nội, thu mình vào bên trong và giữ khoảng cách với bên ngoài nhưng gần gũi với thiên nhiên. Một vài cây xanh trên khu đất đã ở đó từ lâu và cần được giữ lại, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của kiến trúc sư khi thiết kế ngôi nhà.
Không gian đóng ở bên ngoài, mở ở bên trong
Khoảng sân phía trước nhà, không gian chính được nâng lên bằng cầu thang ít bậc
Không gian trong nhà có đủ vườn cây, ao cá, gần gũi với thiên nhiên
Ngôi nhà được hình thành dựa trên ý tưởng về 1 không gian nhiều lớp, dàn trải dần để tạo chiều sâu về không gian. Toàn bộ khu vực sinh hoạt chính đều mở ra thiên nhiên thông qua các khoảng hiên dài. Nhờ vậy, ánh sáng tự nhiên gián tiếp đi vào không gian, vừa phải và cũng dễ chịu hơn. Khu vực tầng 2 được thiết kế đơn giản gồm phòng ngủ và các không gian phụ trợ, đảm bảo tối ưu về diện tích sử dụng.
Video đang HOT
Không gian sinh hoạt chung được thiết kế mở và hướng ra thiên nhiên
Đồ nội thất chủ yếu từ chất liệu gỗ
Không gian nghỉ ngơi được thiết kế đơn giản
Cao độ của ngôi nhà được nghiên cứu để khắc phục tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên hơn ở thành phố. Không gian gara, sân vườn phía trước được nâng lên vừa đủ để đi lại dễ dàng. Ngoài ra, không gian nhà chính được nâng lên cao hơn và được chuyển tiếp bằng cầu thang ít bậc. Giải pháp này giúp cho toàn bộ không gian sinh hoạt chính an toàn trong mùa mưa, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài hòa giữa trong và ngoài của ngôi nhà.
Chủ nhà đặc biệt dành sự yêu thích cho các loại cây cỏ, vật liệu thô mộc, đồ thủ công. Do đó gạch trần, bê tông trần, đá mài, gỗ tự nhiên, là những vật liệu chủ đạo được sử dụng cho ngôi nhà. Chi phí hoàn thiện công trình này là 1,4 tỷ đồng.
Cầu thang trong nhà cũng được tính toán rất hợp lý
Cửa kính thông thoáng giúp tăng sự tương tác với không gian bên ngoài
Ngôi nhà sử dụng nhiều vật liệu thô mộc, tạo cảm giác gần gũi, bình yên
Nguồn: Dom Architects
Ngôi nhà gạch mộc chống được lũ của 1 nhiếp ảnh gia
Cao độ của ngôi nhà được KTS nghiên cứu kĩ lưỡng để khắc phục tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên ở TP Hà Tĩnh.
The Tiamo house là công trình nhà ở trên diện tích khu đất rộng 200 m ở trung tâm TP Hà Tĩnh. Ngôi nhà được thiết kế theo yêu cầu của một nhiếp ảnh gia, gia đình gồm bốn thành viên: hai vợ chồng và hai cậu con trai nhỏ.
Nhiếp ảnh gia muốn xây dựng ngôi nhà theo kiểu không gian hướng nội, thu mình vào bên trong giữ khoảng cách với bên ngoài nhưng gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, chủ nhà yêu cầu giữ lại một vài cây xanh tồn tại trên khu đất từ rất lâu và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với KTS Dom architect studio.
The Tiamo house tọa lạc ở TP Hà Tĩnh.
Cách thiết kế và xây dựng ngôi nhà khác biệt so với những công trình nhà phố bên cạnh.
Mặt tiền công trình KTS sử dụng hoàn toàn bằng loại gạch mộc.
Từng viên gạch màu đỏ được sắp xếp tỉ mỉ, tạo điểm nhấn và độ thông thoáng ở khu mặt tiền nhà.
KTS thiết kế không gian gồm nhiều lớp. Lớp thứ nhất là không gian phụ trợ như gara, sân vườn nhỏ phía trước.
Từ đó, KTS Dom architect Studio nảy ra một ý tưởng về không gian nhiều lớp, dàn trải dần hình thành chiều sâu về không gian cho ngôi nhà.
Toàn bộ không gian sinh hoạt chính được mở ra thiên nhiên thông qua các khoảng hiên dài, nhờ vậy mà ánh sáng tự nhiên gián tiếp đi vào không gian cũng vừa phải và dễ chịu hơn.
Ở tầng hai được thiết kế đơn giản gồm khối ngủ và khối không gian phụ trợ, tối ưu về diện tích sử dụng.
Lớp thứ hai ở tầng một, là không gian sinh hoạt chính của ngôi nhà bao gồm phòng khách, bếp...
Không gian phòng khách mở ra thiên nhiên bên ngoài với tủ, bàn, ghế sử dụng vật liệu bằng gỗ.
Hệ tủ phòng khách dường như kéo dài qua khu vực bếp với thiết kế hiện đại, đầy đủ công năng.
Một không trống KTS tận dụng bổ sung thêm cây xanh cho ngôi nhà.
Không gian sinh hoạt chung được bảo vệ bởi lớp kính.
Cao độ của ngôi nhà được nghiên cứu để khắc phục tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên hơn ở thành phố. Không gian gara, sân vườn phía trước được nâng lên vừa đủ để thuận tiện cho việc tiếp cận.
Một cầu thang ít bậc chuyển tiếp lên cao độ cao hơn của không gian chính, giải pháp này giúp cho toàn bộ không gian sinh hoạt chính an toàn trong mùa mưa nhưng vẫn hài hòa giữa trong và ngoài của ngôi nhà.
KTS thiết kế một cầu thang ít bậc giúp chuyển tiếp lên cao độ cao hơn không gian chính.
Cầu thang chuyển tiếp lên tầng hai có bậc thang làm bằng gỗ và lan can sắt.
Không gian tầng hai gồm khối ngủ và khối không gian phụ trợ, tối ưu về diện tích sử dụng.
Lớp thứ ba là mái hiên bằng ngói đỏ đủ dài che chở cho ngôi nhà.
Vườn cây và hồ nước phía sau giúp điều hòa không khí bên ngoài lẫn bên trong nhà.
Khi nắng lên, KTS thiết kế tấm màn để che nắng hắt vào không gian bên trong.
Phòng vệ sinh được bao phủ bởi lớp đá mài.
Ảnh; HOÀNG LÊ
Ngôi nhà "hòa mình vào thiên nhiên" ở Hà Tĩnh lên tạp chí kiến trúc hàng đầu của Mỹ Archdaily - tạp chí kiến trúc nổi tiếng hàng đầu thế giới vừa giới thiệu căn nhà có kiến trúc độc đáo của anh Trương Quang Huy (SN 34A, đường Nguyễn Hằng Chi, TP Hà Tĩnh). Ngôi nhà được đặt tên The Tiamo House do Công ty kiến trúc Dom Architect Studio thiết kế. Công trình được thi công trong thời gian 6...