Nhiếp ảnh gia muốn làm poster từ ảnh chụp cosplay
Đôi khi, có những giấc mơ khó trở thành hiện thực nhưng điều đó chưa hẳn đã là vấn đề quá tồi tệ và chẳng có lý do gì để nản lòng.
Nhiếp ảnh gia Antti Karppinen có một giấc mơ rằng ngày nào đó anh sẽ được thực hiện những tấm poster cho các bộ phim về siêu anh hùng. Tuy nhiên hiện tại, công việc đó chưa có đủ điều kiện để hoàn thành.
Khoảng một năm trước, anh bắt đầu tham dự các sự kiện Comic Con và chụp ảnh các cosplayer tại đó. Nhiếp ảnh gia này cho rằng mình có thể mang tới cho các cosplayer cơ hội để nhìn thấy tác phẩm phục trang công phu của họ trong những bức ảnh chuyên nghiệp.
Theo Gamethu
Video đang HOT
Hình ảnh em bé đầu hàng chiến tranh gây "bão"
Bức ảnh chụp em bé giơ hai cánh tay lên để đầu hàng, trong ánh mắt chứa đầy nỗi sợ hãi...
Hàng ngàn tài khoản mạng xã hội đã cùng chia sẻ lại một bức ảnh chụp em bé người Syria với hai cánh tay giơ lên trong tư thế đầu hàng. Bức ảnh hiện đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và gây xúc động mạnh đối với người xem.
Nỗi xúc động của người xem đến từ nỗi sợ hãi trong mắt em bé. Cô bé trong ảnh đã tưởng rằng ống kính máy ảnh đang chụp mình là một họng súng. Khoảnh khắc sợ hãi đó đã được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sarl.
Bức ảnh bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội phương Tây từ tuần trước khi ảnh được đăng tải lại trên tài khoản mạng xã hội của một nữ phóng viên hiện đang làm việc tại Dải Gaza - chị Nadia Abu Shaban. Ngay sau đó, bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ lại với tốc độ chóng mặt và hiện giờ đã có gần 20.000 lượt chia sẻ ảnh.
Những bình luận dưới bức ảnh mà nữ phóng viên Nadia Abu Shaban chia sẻ thể hiện niềm thương cảm dành cho em bé: "Tôi đã lau nước mắt", "Một nỗi buồn khôn tả", "Nhân đạo đã đầu hàng"...
Đứng trước bức ảnh đang thu hút rất đông sự quan tâm của cư dân mạng, có những người cho rằng bức ảnh này là sắp đặt, dàn dựng và thậm chí là dối trá, bởi không ai biết tác giả thực sự của bức ảnh là ai và bối cảnh chụp bức ảnh này là như thế nào.
Trong vô vàn những tranh cãi trên mạng về tác giả của bức ảnh, đã có người chỉ ra được rằng đây là bức ảnh được lấy từ một bài báo, do nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sarl thực hiện.
Sau đó, hãng tin BBC đã tìm cách liên lạc với nhiếp ảnh gia Osman Sarl hiện giờ đang làm việc ở Tanzania, để khẳng định về nguồn gốc bức ảnh và được xác thực rằng nhân vật chính trong bức ảnh là một cô bé 4 tuổi có tên Hudea.
Bức ảnh được chụp tại trại tị nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12/2014. Cô bé đã cùng mẹ vượt qua chặng đường dài 150km để từ quê nhà - thành phố Hama tới trại tị nạn Atmeh ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiếp ảnh gia Osman Sarl nhớ lại rằng: "Khi đó tôi đang sử dụng ống kính tele và cô bé nghĩ rằng tôi đang cầm vũ khí. Tôi nhận ra cô bé vẫn rất sợ hãi sau khi tôi đã chụp xong bức ảnh bởi Hudea vẫn mím môi và giơ tay lên trời. Thường thì lũ trẻ sẽ chạy trốn, sẽ giấu mặt đi và cười khi nhìn thấy máy ảnh. Trong một trại tị nạn, để được thấy rõ ràng nhất những gì mà con người đã phải gánh chịu vì chiến tranh, xung đột, hãy nhìn vào những đứa trẻ. Những đứa trẻ luôn thể hiện cảm nhận trung thực nhất bởi sự ngây thơ vốn có".
Bức ảnh này đã được đăng tải trên tờ tin tức Trkiye của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1 năm nay, đây cũng là tờ báo mà nhiếp ảnh gia Sarl đã làm việc trong suốt 25 năm với nhiệm vụ chuyên đưa tin ảnh về chiến tranh và thảm họa tự nhiên.
Khi bức ảnh mới xuất hiện, nó đã được cộng đồng mạng Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ rộng rãi, nhưng phải tới bây giờ, bức ảnh mới lan truyền tới cư dân mạng phương Tây.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ BBC
Góc hình kỳ ảo về các địa danh nổi tiếng chưa từng được chiêm ngưỡng Sử dụng kỹ thuật điêu luyện chụp hình từ trên cao, một nhóm nghiên cứu người Nga thuộc dự án AirPano đã mang đến những khoảnh khắc kỳ diệu cho người xem về các thành phố lớn trên thế giới gói gọn chỉ trong một hình cầu thu nhỏ. Toàn cảnh bến cảng và nhà hát con sò của thành phố Sydney được...