Nhiếp ảnh gia dành 12 năm để chụp một khung cửa sổ cô đơn: Khi cảnh vật đơn giản nhất cũng ghi lại hình dáng của thời gian
Qua xuân, hạ, thu, đông, khung cửa sổ nhỏ bé vẫn nằm ở đó và được ống kính của nhà nhiếp ảnh tài ba lưu giữ lại.
Alper Yesiltas là một nhiếp ảnh gia kiêm luật sư đến từ thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh đã từng dành ra tới 12 năm trời để đặt máy ảnh chụp đúng một góc máy, đó là chiếc cửa sổ của nhà hàng xóm đối diện phòng mình. Tưởng là một ý tưởng đơn giản nhưng sau 12 năm kiên trì và nhìn lại, Alper Yesiltas đã có một bộ ảnh gây tiếng vang không nhỏ.
Trong quá trình từ năm 2005 đến năm 2017, nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ đã thỉnh thoảng đăng tải một số tác phẩm lên mạng và được đón nhận rất tích cực. Vì vậy, anh càng có thêm động lực để tiếp tục bộ ảnh của mình, cho đến ngày 1/5/2017, tòa nhà bị phá hủy.
“Nhân vật chính” trong bộ ảnh đặc biệt này chỉ là một khung cửa sổ đơn sơ, bình thường như mọi chiếc cửa sổ trong thành phố. Qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, qua bao lần đổi chủ nhân, khung cửa cũng thay đổi liên tục. Từng ngày từng ngày một trôi qua, dưới ống kính của Yesiltas, khung cửa sổ này dường như cũng có “cuộc đời” của riêng mình. Nó đã ở đó hơn 1 thập kỷ, ghi lại hình dáng của năm tháng.
Những bức hình của nhiếp ảnh gia không hề nhàm chán mà đã thu hút rất nhiều sự chú ý của mọi người. Càng xem, người ta càng tò mò muốn biết ở bức hình sau, chiếc cửa sổ và rèm cửa voan của nó sẽ hiện lên dưới hình dáng như thế nào.
Chiếc rèm bằng voan phất phơ trong gió tạo ra các chuyển động giúp hình ảnh không bị nhàm chán và lặp lại
Dù là mùa hè nắng chói hay mùa đông tuyết rơi, khung cảnh đơn giản không có gì đặc biệt này vẫn thu hút đến lạ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia
Video đang HOT
Bức ảnh cuối cùng, khi tòa nhà chung cư bị phá hủy vào năm 2017
Nhiếp ảnh gia đi khắp nước Ý chụp những căn nhà bỏ hoang, kết quả thu được gây ngỡ ngàng
Chẳng ai ngờ được, trong những ngôi nhà mục dột, cũ nát lại là một kho tàng nghệ thuật với những bức họa đẹp mê hồn.
Ngày nay, những nơi bị bỏ hoang trên khắp thế giới mang đến một cái nhìn độc đáo về quá khứ. Từ bảo tàng, nhà hát hay chỉ đơn giản là những ngôi nhà từng có người sinh sống cũng phản ánh rõ nét kiến trúc, đời sống hay nghệ thuật vào thời điểm đó.
Đối với đất nước giàu truyền thống như nước Ý, những ngôi nhà bỏ hoang cũng có rất nhiều điều thú vị. Với nhiếp ảnh gia Roman Robroek, nhiếp ảnh gia chuyên chụp những địa điểm bị lãng quên trên khắp thế giới, anh cũng dành tình cảm đặc biệt với "đất nước hình chiếc ủng".
Qua đó, anh đã bỏ thời gian đi khắp ngóc ngách tại Ý để chụp lại kiến trúc của những ngôi nhà bỏ hoang. Trong các chuyến đi chụp ảnh của mình, Roman đã vô chụp được những bức tranh và bản vẽ ngoạn mục trong nằm trong các tòa nhà bỏ hoang. Một số bức tranh tuyệt đẹp thậm chí còn bao phủ toàn bộ căn phòng và trần nhà như cách họa sĩ thiên tài Michelangelo làm với nhà nguyện Sistine lừng danh.
Những ngôi nhà hoang sở hữu kiến trúc và các chi tiết đậm chất nghệ thuật
Một số tác phẩm nghệ thuật trên tường trong những bức ảnh được cho là sử dụng kỹ thuật vẽ Fresco, là kỹ thuật vẽ sử dụng nước pha màu tô lên vữa lúc còn ướt, được thực hiện trên một diện tích lớn, thường là tường vách hoặc trần nhà tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có 1-0-2.
Chia sẻ về việc chụp ảnh nhà hoang của mình, tác giả cho biết những nơi bị bỏ hoang khiến anh mê mẩn sự bí ẩn của chúng. Chúng chứa đựng vẻ đẹp bị lãng quên, và nhìn kỹ hơn có thể là một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh và cách mọi thứ thay đổi theo thời gian khi lịch sử mở ra.
Tác giả cũng cho biết những bức bích họa trông vẫn tuyệt vời và rất chi tiết, ngay cả khi những ngôi nhà hoang này đều đã xuống cấp và mục nát.
Những bức bích họa trên trường vẫn lưu giữ được chi tiết và màu sắc theo năm tháng
12 ngày rong ruổi Quy Nhơn - Phú Yên của gia đình trẻ Mặc dù có con nhỏ mới 10 tháng tuổi, vợ chồng anh Trần Mạnh Huy vẫn cùng nhau vi vu hơn 1.000km đi chơi hè và ghi lại những bức hình đẹp. Là một nhiếp ảnh gia đam mê du lịch, Trương Mạnh Huy (Hà Nội) không quên kể lại câu chuyện bằng hình ảnh sau mỗi chuyến đi. Mỗi chặng đường của...