Nhiệm vụ ưu tiên cao nhất cho quá trình đô thị hóa
Tại phiên toàn thể của Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 ngày 17/6, các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh không “hy sinh” công trình phúc lợi để phát triển khu thương mại, nhà ở, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ ưu tiên cao nhất cho quá trình đô thị hóa.
Phiên toàn thể của Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 đã diễn ra chiều 17/6, tại Hà Nội. Diễn đàn do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì phiên họp.
Không “hy sinh” công trình phúc lợi để phát triển khu thương mại, nhà ở
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phát biểu đề dẫn, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, hiện nay, Việt Nam đã có 869 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, trung bình từ 12-15%, gấp 1,5 đến 2 lần so với bình quân chung của cả nước. Không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại. Chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đô thị còn thấp, phát triển chủ yếu theo chiều rộng. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại chưa nhiều. Ngoài ra, chất lượng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu cả về hạ tầng và năng lực quản lý. Tình trạng chung của các đô thị trên toàn quốc là tắc nghẽn giao thông, ngập úng khi có mưa lớn và ô nhiễm môi trường…
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phó Thủ tướng chỉ rõ, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ với 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó và trước hết là trách nhiệm của Chính phủ, Đảng bộ chính quyền các địa phương.
Gợi mở một số vấn đề để các đại biểu thảo luận, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, công tác phát triển và quản lý đô thị. Bên cạnh đó, chỉnh trang đô thị hiện hữu và phát triển các đô thị mới. “Việc chỉnh trang các đô thị trung tâm vừa phải giữ gìn được các công trình văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị nhưng đồng thời phải đặc biệt chú trọng cải tạo hệ thống hạ tầng, bảo đảm từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại; không “hy sinh” các công trình phúc lợi để phát triển các khu thương mại, dịch vụ, nhà ở”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng lưu ý, việc phát triển đô thị phải gắn với quản lý, phát triển thị trường bất động sản, bảo đảm ổn định và bền vững, giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân tại khu vực đô thị, nhất là các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách, công nhân, người lao động. Bên cạnh đó, cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, úng ngập, ô nhiễm môi trường, tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đô thị theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải…
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đổi mới tư duy về phát triển đô thị bền vững
Tại phiên toàn thể, các đại biểu đã tập trung đi sâu phân tích và làm rõ định hướng chiến lược đô thị hóa, phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; việc hoàn thiện thể chế chính sách, hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực quản trị đô thị; phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững và thích ứng tại Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ…
Với tư cách là Bộ chủ quản phụ trách lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức về đô thị, vai trò của đô thị, đặc thù của đô thị, đặc thù thể hiện trên các chỉ tiêu phát triển đô thị; chủ động rà soát chỉ tiêu trung bình của Nghị quyết số 06-NQ/TW, đối chiếu với các chỉ tiêu phát triển đô thị tại địa phương (hiện trạng, đặc thù, dự báo, định hướng) đánh giá mức độ khả thi và đề xuất nhóm chỉ tiêu sát với tình hình thực hiện của địa phương cho giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.
Trên cơ sở các chỉ tiêu khả thi đề xuất, các địa phương xác định chương trình hành động, kế hoạch thực hiện; trong đó có thể có chương trình/dự án thuộc trách nhiệm của địa phương và có chương trình/dự án cần phải thực hiện trên quy mô vùng hoặc toàn quốc. Các địa phương đề xuất chính sách và nguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện đã đề xuất, cố gắng lồng ghép chính sách, cơ chế, nguồn lực riêng ở từng địa phương, với các chính sách, cơ chế liên vùng, chính sách quốc gia và nguồn lực từ ngân sách để thực hiện các vấn đề đề xuất…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phát biểu kết luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là thời điểm rất ý nghĩa, phù hợp để Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời. Nếu làm tốt công tác thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết, đây sẽ trở thành nguồn động lực quan trọng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước; đóng vai trò then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam như mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững là nội dung quan trọng, yêu cầu cao nhất để đảm bảo quá trình phát triển đô thị trong thời gian tới. Trong đó phải xác định, đô thị hóa là tất yếu khách quan, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững; gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới; cần nắm bắt được quy luật, nhận thức đúng, đầy đủ về đặc thù của đô thị để chủ động, sáng tạo các giải pháp phát triển của địa phương.
Theo ông Trần Tuấn Anh, một trong những khâu đột phá quan trọng nhất để xây dựng, phát triển đô thị bền vững là đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững, với triết lý lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa, văn minh đô thị làm nền tảng.
Đại biểu các bộ, ngành và quốc tế dự diễn đàn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa; trong đó, trọng tâm là xây dựng luật để quản lý phát triển đô thị bền vững.
Nhắc lại phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW: Nghị quyết tốt mà tổ chức triển khai thực hiện không kịp thời, không đồng bộ, không thể nói là thành công, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc đẩy nhanh hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách, tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất lúc này. “Chắc chắn trong thời gian tới, chúng ta sẽ chứng kiến nỗ lực chung của mảng lập pháp, hành pháp, cả cấp Trung ương và địa phương để sớm đưa Nghị quyết số 06-NQ/TW đi vào cuộc sống”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị, mỗi địa phương căn cứ vào lợi thế, định hướng phát triển để xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Theo đó, các đô thị đặc biệt, các đô thị lớn cần chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp chế tạo tiên tiến và có tính chiến lược, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm… Các đô thị nhỏ cần tập trung phát triển kinh tế gắn với chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển dịch vụ xã hội…
Đưa kinh tế biển trở thành 'hạt nhân' động lực cho phát triển
Ngày 11/6, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Phú Yên về việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045".
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Phú Yên. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao Phú Yên đã triển khai quyết liệt, bám sát thực hiện Nghị Quyết 36-NQ/TW đạt được nhiều kết quả. Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành các Nghị Quyết, Chương trình hành động với nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế biển cũng như thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Phú Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, nổi bật nhất là khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển giao thông vận tải, năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn hạn chế, chưa phát huy tiềm năng lợi thế của kinh tế biển để phục vụ hiệu quả phát triển kin tế-xã hội cho địa phương. Ban Kinh tế Trung ương chọn Phú Yên là địa phương đầu tiên để giám sát việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TWđể cùng nhau thảo luận chỉ ra những mặt làm được, những tồn tại, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để Phú Yên khai thác hiệu quả tiềm năng dư địa phát triển kinh tế biển.
"Để kinh tế biển trở thành "hạt nhân", động lực cho phát triển, Phú Yên cần tạo ra cơ chế chính sách thỏa đáng, điểm tựa để phát triển đặc biệt đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ngoài ra, tỉnh cần phát huy vài trò con người là chủ thể phát triển kinh tế biển, thu hút đầu tư thêm nguồn lực hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng khác, tăng cường liên kết vùng, khai thác phát triển kinh tế biển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Tỉnh cần nghiên cứu các mô hình kinh tế biển đang phát triển tốt tại các địa phương đã thành công để áp dụng tại Phú Yên. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan phối hợp hỗ trợ Phú Yên tiếp tục cụ thể hóa, kế hoạch phát triển kinh tế biển, phát triển vùng". Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ cho biết, Phú Yên có đường bờ biển dài 189km với địa hình bờ biển đa đạng, có nhiều vùng, vịnh, đảo và cụm đảo gần bờ. Vùng đặc quyền kinh tế biển của tỉnh có trên 34.000km, sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt trên 60.000 tấn với nhiều loại thủy, hải sản có giá trị. Ngành kinh tế thuần biển đã đóng góp từ khoảng từ 8-10% GRDP của tỉnh.
Đoàn giám sát khảo sát khu vực dự kiến đầu tư tại cảng Bãi Gốc, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN
Đến nay, khu vực ven biển Phú Yên đã hình thành 5 khu công nghiệp tập trung, tổng diện tích hơn 460 ha, đã có hơn 80 dự án đầu tư, tỷ lệ đăng ký đầu tư lấp đầy khoảng 77%. Phú Yên hiện còn nhiều tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch biển đảo, khai thác, đánh bắt nuôi trồng thủy sản gắn công nghiệp chế biến, phát triển giao thông, cảng biển, năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, Khu kinh tế Nam Phú Yên trải dài khoảng 50 km đường bờ biển, quy mô diện tích hơn 21.000 ha, hội tụ đầy đủ các yếu tố, tiềm năng, lợi thế để phát triển thành khu kinh tế trọng điểm, động lực của tỉnh và cũng là một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước.
Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên-Phạm Đại Dương cho biết, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 26/3/2019; chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 18/8/2021 về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là Khu kinh tế Nam Phú Yên có vai trò quan trọng gắn kết, kết nối liên vùng với Khu kinh tế Vân Phong.
Tỉnh xác định kinh tế biển là ngành kinh tế chủ lực, do vậy đã có nhiều chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó lấy Khu kinh tế Nam Phú Yên làm động lực đầu tư, phát triển.
Phú Yên cũng đã tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế biển; tổ chức thực hiện trên 11 nhiệm vụ, dự án về thiết lập bộ cơ sở dữ liệu vùng bờ, biển đảo; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, xây dựng tỉnh trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh giao thương thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 36- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương tại tỉnh Phú Yên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, việc chậm thực hiện các thủ tục hành lang pháp lý, quy hoạch; hạn chế nguồn lực đầu cơ sở vật chất hạ tầng, do vậy việc khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển ở Phú Yên chưa được phát huy nhiều.
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã phân tích những tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp giúp Phú Yên khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, trong đó các đại biểu nhấn mạnh tỉnh cần tăng cường kêu gọi, huy động nguồn lực nguồn lực đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản, nuôi biển, phát triển du lịch, dịch vụ, chống khai thác IUU, giám sát chặt nguồn thải ra biển, bảo vệ môi trường, hoàn thiện xây dựng quy hoạch tỉnh gắn với quy hoạch liên kết vùng phát triển bền vững.
Dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên và Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã ký kết Kế hoạch hợp tác nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái tỉnh Phú Yên giai đoạn 2022 - 2024; các đại biểu trong đoàn giám sát triển khai trồng cây xanh tại khu vực Quảng trường Nghinh Phong, thành phố Tuy Hòa.
Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra địa điểm dự kiến đầu tư Cảng Bãi Gốc, Khu Công nghiệp Hòa Hiệp, Cảng Vũng Rô.
Nghệ An: Triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội Mới đây, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 4/2022 để nghe tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 4, triển khai nhiệm vụ tháng 5/2022 Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Nghệ An đã tập trung phân tích rõ những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã...