Nhiệm vụ tự thân
Câu chuyện về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) tiếp tục nóng trong thời gian gần đây.
GV, với tinh thần nghiêm túc học tập, sau khi được bồi dưỡng từ chương trình này sẽ được cung cấp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn CDNN hạng cao hơn. Ảnh minh họa/INT
Có ý kiến cho rằng, việc yêu cầu bắt buộc có chứng chỉ này để bổ nhiệm vào hạng và thăng hạng làm khó GV, vì thầy cô phải bỏ thời gian, kinh phí để đi học; trong đó việc học không giúp nhiều cho GV trong hoạt động nghề nghiệp. Cần nhìn nhận việc này như thế nào?
Trước hết phải nói rằng, 5 năm qua (từ 2015 – 2020), khi triển khai các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23, một số địa phương chưa thực hiện quyết liệt và đồng bộ, dẫn đến tình trạng nhiều GV được bổ nhiệm, xếp lương theo hạng CDNN, nhưng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu theo quy định (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN).
Do vậy có tình trạng, khi Thông tư mới sắp có hiệu lực, GV còn thiếu tiêu chuẩn lo lắng không được bổ nhiệm hạng mới nên đổ xô đi học, góp phần gây ra dư luận xã hội như báo chí phản ánh thời gian qua.
Bên cạnh đó, dù theo quy định của Chính phủ, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN là một trong những điều kiện bổ nhiệm vào hạng và thăng hạng viên chức. Nhưng việc thăng hạng thì không bắt buộc với tất cả GV. Do đó, GV không phải thực hiện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hằng năm.
Video đang HOT
Cần phân biệt rằng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN không phải là bồi dưỡng thường xuyên, không phải đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức hằng năm của GV, mà là trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phục vụ hoạt động nghề nghiệp trong thời gian dài.
Nếu không có nhu cầu thăng hạng, trong suốt thời gian công tác GV chỉ phải tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN 1 lần để đáp ứng yêu cầu của hạng hiện giữ, nếu hạng đó có yêu cầu.
Theo quy định của Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV thuộc thẩm quyền của cả Bộ GD&ĐT và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến nay, toàn quốc có 55 trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV, giảng viên. Trong đó, Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cho 24 trường, UBND các tỉnh/thành phố giao nhiệm vụ cho 31 trường. Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và có công văn yêu cầu trường được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi dưỡng đúng quy định.
Về chương trình, năm 2016, Bộ GD&ĐT ban hành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN GV tiểu học, THCS, THPT. Mỗi chương trình được thiết kế thời lượng 240 tiết, bao gồm kiến thức về chính trị, quản lý Nhà nước và kỹ năng chung; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
Theo ý kiến chuyên gia, chương trình bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với từng hạng GV mỗi cấp học theo nguyên tắc đồng tâm và bậc thang; kết hợp phù hợp giữa lý thuyết và hoạt động thảo luận, thực hành nhằm trang bị kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng bao quát được những lĩnh vực mà hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của GV chịu tác động; kể cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. Chương trình cũng đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV đang hướng đến với tư cách là bộ công cụ để GV tự đánh giá.
GV, với tinh thần nghiêm túc học tập, sau khi được bồi dưỡng từ chương trình này sẽ được cung cấp, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn CDNN hạng cao hơn. Cần biết rằng, phát triển nghề nghiệp chuyên môn liên tục, thường xuyên với GV là bắt buộc và cần thiết mà không cần phải kèm theo bất cứ một yêu cầu, mệnh lệnh hành chính nào. Đây là nhiệm vụ tự thân, là trách nhiệm với bất cứ ai làm nghề giáo.
'Tôi đi dạy gần 20 năm, giờ phải học chứng chỉ nghề nghiệp, có vô lý?'
"Tôi dạy học gần 20 năm, một số đồng nghiệp khác trên dưới 10 năm mà vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì thật vô lý", một giáo viên chia sẻ.
Cô giáo Phan Tuyết (Bình Thuận), công tác trong ngành giáo dục gần 20 năm, vừa hoàn thành xong lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên. Lớp học này giảng dạy trong 8 buổi với mức học phí 2,5 triệu đồng/khóa. Thời gian mỗi buổi học khoảng 2 tiếng.
Nữ giáo viên đánh giá, những lớp bồi dưỡng như vậy không mang lại hiệu quả. Ngược lại còn khiến giáo viên tốn kém tiền bạc và mất thời gian.
Giáo viên than khổ vì học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. (Ảnh minh họa: L.T)
Không chỉ cô Tuyến và nhiều đồng nghiệp của cô cũng đổ xô đi học các lớp bồi dưỡng trên. Từ đầu tháng 3, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận có công văn yêu cầu các phòng giáo dục rà soát, thống kê danh sách giáo viên có hoặc không có chứng chỉ này. Trùm thông tư 01, 02, 03 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 20/3 cũng quy định tiêu chuẩn năng lực, phẩm chất của giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chia thành 3 phần, 11 chuyên đề tương đương với 240 tiết học. Thời gian học được quy định là 5 buổi học/tuần, hoàn thành trong vòng 6 tuần (1,5 tháng).
Tuy nhiên thực tế các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh giáo viên rút xuống còn khoảng 5-8 buổi học trực tuyến. Ngoài ra, nội dung 11 chuyên đề không có gì mới, vì giáo viên đã được tập huấn định kỳ hoặc được bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chất lượng buổi học không hiệu quả lại tốn kém tiền bạc khiến cô Tuyết khá bức xúc. " Tôi đi dạy gần 20 nhưng bây giờ phải đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để hoàn thành hồ sơ, giấy tờ chứng minh mình là giáo viên. Điều này chẳng phải quá vô lý hay sao. Lương giáo viên 3 cọc, 3 đồng mà phải chi một số tiền lớn cho những buổi học không hiệu quả khiến nhiều đồng nghiệp rất bức xúc. Mong Bộ GD&ĐT có hướng điều chỉnh quy định cho hợp lý ", chị nói.
Nguyện vọng của giáo viên là có thể bỏ quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Theo bà N.T.H, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Hà Nội, quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang khiến nhiều thầy cô gặp khó và thực chất không mang lại hiệu quả nhiều về chuyên môn. Quy định này theo bà phù hợp hơn với vị trí quản lý, chứ không phải giáo viên chuyên môn. Bà mong Bộ GD&ĐT lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thầy cô để có những điều chỉnh hợp lý.
GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch thường trực Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, giáo viên vốn đã nghèo nay phải bỏ ra số tiền 2-3 triệu đồng để đi học một loại chứng chỉ nghề nghiệp mà không giúp nâng cao chuyên môn là điều bất cập.
Bản thân giáo viên muốn đứng lớp phải trải qua 4 năm học đại học. Hàng năm họ được tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình của Sở, Bộ thì không có lý do gì không đủ điều kiện để đi dạy học.
" Tại sao lại bắt giáo viên phải đi học loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong khi họ đang là giáo viên? Như vậy có phải quá hình thức và thừa thãi hay không", GS Dong đặt câu hỏi.
Nghệ An: Khuyến cáo giáo viên chưa tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Sở GD&ĐT Nghệ An vừa ra văn bản, khuyến cáo giáo viên chưa tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp do đơn vị đào tạo chưa được cơ quan chức năng kiểm định tổ chức. Nhiều giáo viên Nghệ An có bằng đại học nhưng chưa từng thi chức danh nghề nghiệp Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo...