Nhiệm vụ to lớn của đất nước sản xuất hơn 60% vaccine cho thế giới
Với số ca mắc COVID-19 đã vượt 10 triệu người, Ấn Độ trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới nếu xét về mức độ ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, chỉ sau Mỹ.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất hơn 60% tổng số vaccine được bán trên toàn cầu. Ảnh: CNN
Nhưng quốc gia tỷ dân này đang đặt mục tiêu thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế trong những tháng tới với một đợt tiêm chủng giai đoạn đầu “khổng lồ” – có số lượng người được tiêm chủng bằng toàn bộ dân số nước Mỹ.
Theo hãng CNN, chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã xác định 300 triệu người sẽ được tiêm những liều vaccine đầu tiên. Nhóm ưu tiên bao gồm 30 triệu nhân viên y tế, cảnh sát, binh sĩ, tình nguyện viên, và 270 triệu người khác trong nhóm nguy cơ cao dễ bị tổn thương – chủ yếu là công dân trên 50 tuổi và 10 triệu người có mắc bệnh lý nền nặng.
Các nhà sản xuất của ba ứng viên vaccine ngừa COVID-18 hàng đầu đã nộp đơn xin phép sử dụng khẩn cấp và tất cả các loại vaccine đều yêu cầu người tiêm chủng phải nhận đủ hai liều để phát huy khả năng miễn dịch. Yêu cầu đó đã đưa số lượng vaccine cần thiết cho 300 triệu người được ưu tiên là 600 triệu liều. Chính phủ của Thủ tướng Modi muốn hoàn thành toàn bộ quá trình vào tháng 8 năm sau.
Viện Serum Ấn Độ – nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Ảnh: CNN
Đó là một cam kết vô cùng tham vọng, đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển và cơ sở hạ tầng nghèo nàn cùng hệ thống y tế công cộng không trang bị đầy đủ.
Nhưng Ấn Độ cũng có những lợi thế riêng. Là một trung tâm toàn cầu về sản xuất vaccine, các dây chuyền sản xuất hàng loạt của họ có thể sản xuất vaccine COVID-19 một cách nhanh hơn và rẻ hơn phần lớn các quốc gia.
Khi nói đến quy trình tiêm chủng trên thực tế, Ấn Độ có một mạng lưới rộng lớn được thiết lập theo Chương trình Tiêm chủng Phổ cập của nước này, với mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 55 triệu người mỗi năm. Trong một cuộc họp báo ngày 8/12, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan cho biết: “Tất cả những người dân Ấn Độ nào cần tiêm chủng đều sẽ được chủng ngừa”.
Video đang HOT
Trong số ba ứng viên vaccine ngừa COVID-19 đang chờ phê duyệt từ các cơ quan quản lý Ấn Độ, hai loại là được nghiên cứu và sản xuất nội địa.
Một trong số đó là Covishield, một loại vaccine được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca và do Viện Serum của Ấn Độ – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới – sản xuất.
Loại còn lại là vaccine ngừa COVID-19 Covaxin do công ty công nghệ dược phẩm Bharat Biotech và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cùng phát triển. Vaccine thứ 3 là của Pfizer.
Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành Viện Serum Ấn Độ, cho biết công ty của ông hiện sản xuất 50 đến 60 triệu liều Covishield mỗi tháng và sản lượng sẽ được mở rộng lên 100 triệu liều mỗi tháng từ đầu năm sau.
“Tôi nghĩ rằng mọi người đều biết Bộ Y tế muốn đạt được số lượng 300 đến 400 triệu liều tính đến tháng 7/2021. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng đạt được mục tiêu đó”, ông Poonawalla nói tại một cuộc họp báo vào tháng trước.
Nhân viên kỹ thuật lấy các lọ vaccine Covishield ra khỏi máy kiểm tra trực quan bên trong phòng thí nghiệm tại Viện Serum Ấn Độ. Ảnh: CNN
Viện Serum Ấn Độ đang hướng tới sản xuất hàng trăm triệu vaccine ngừa COVID-19 cho không chỉ Ấn Độ mà còn cả các nước đang phát triển khác. Nhưng Poonawalla nói rõ rằng công ty của ông sẽ tập trung vào việc phục vụ cho người Ấn Độ trước khi gửi vaccine ra nước ngoài. “Điều quan trọng là chúng tôi phải ưu tiên quốc gia mình trước, sau đó mới tới COVAX và các thỏa thuận song phương với những quốc gia khác”, Poonawalla trả lời phỏng vấn trên kênh CNBC-TV 18.
COVAX là một sáng kiến toàn cầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn nhằm đảm bảo việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 một cách nhanh chóng và công bằng cho các nước.
Theo Viện Serum Ấn Độ, Covishield có thể được bán cho chính phủ Ấn Độ với giá khoảng 3 USD cho hai liều, và sau đó là 6-8 USD trên thị trường tư nhân. Giá đó có thể rẻ hơn nhiều so với vaccine Pfizer-BioNTech được bán cho chính phủ Mỹ với giá 19,5 USD cho một mũi.
Bên cạnh đó, Covishield còn có một ưu điểm khác là nhiệt độ bảo quản. Loại vaccine này chỉ cần được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2 đến 8 độ C. Mặt khác, vaccine của Pfizer yêu cầu nhiệt độ bảo quản cực lạnh -75 C – nhiệt độ mà nhiều cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ không đáp ứng được.
Công nhân đóng gói ống tiêm tại nhà máy Hindustan Syringes, nhà sản xuất ống tiêm lớn nhất của Ấn Độ dự đoán nhu cầu sẽ tăng vọt trong năm tới. Ảnh: CNN
Ấn Độ không chỉ sản xuất hơn 60% tổng số vaccine được bán trên toàn cầu, mà còn điều hành một trong những hệ thống vaccine lớn nhất trên thế giới.
Theo WHO, Chương trình Tiêm chủng Phổ cập hàng năm tiêm chủng cho hơn 26 triệu trẻ sơ sinh và 29 triệu phụ nữ mang thai để ngăn ngừa các bệnh như bại liệt, sởi và viêm gan B. Trên 9 triệu buổi tiêm chủng được tổ chức trên khắp Ấn Độ hàng năm.
Giáo sư K. Srinath Reddy, Chủ tịch Quỹ Y tế Công cộng của Ấn Độ, cho biết: “Chúng tôi có lợi thế là đã quản lý chương trình tiêm chủng phổ cập rất lớn trên khắp đất nước. Ở một mức độ nào đó, hệ thống y tế của chúng tôi đã được thiết lập khá tốt”.
Tuy nhiên, mức kết quả tiêm chủng cho 55 triệu người/năm vẫn còn rất xa so với mục tiêu 300 triệu chỉ trong 8 tháng.
Một quan chức y tế Ấn Độ tiêm vaccine phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Agartala, bang Tripura, đông bắc Ấn Độ. Ảnh: CNN
Bộ trưởng Y tế Bhushan cho biết chính quyền trung ương đang phối hợp với các bang để bố trí thêm nhân viên tiêm chủng, nhưng không tiết lộ thêm bao nhiêu nhân viên sẽ được bổ sung.
“Để có đủ nguồn lực thực hiện các mũi tiêm, theo dõi các tác dụng phụ, và sau đó đảm bảo rằng mọi người cũng quay lại để tiêm lần thứ hai – tôi nghĩ đó sẽ là thách thức mà chúng tôi phải đối mặt”, Giáo sư Reddy chỉ ra.
Một nền tảng kỹ thuật số có tên là hệ thống Covid Vaccine Intelligence Network (Co-WIN) sẽ được triển khai để theo dõi những người tham gia đăng ký và việc phân phối vaccine.
Chính phủ cũng tăng cường tích trữ các thiết bị lưu trữ lạnh như tủ mát và tủ đông không cửa ngăn, tủ đông sâu và tủ lạnh có ngăn đá. Hiện cả nước có hơn 80.000 thiết bị tại khoảng 29.000 địa điểm, có thể dự trữ đủ vaccine cho 30 triệu nhân viên y tế tuyến đầu.
Bộ trưởng Y tế Bhushan nói thêm: “Tất cả các nguồn lực cần thiết của việc tiêm chủng đã được vận chuyển đến các bang”.
Các nhà sản xuất cũng đang chạy đua với thời gian để sản xuất ống tiêm. Rajiv Nath, Giám đốc điều hành của Hindustan Syringes and Medical Devices, cho hay tính đến tháng 6, công ty đã sản xuất 560 triệu ống tiêm. “Hiện tại chúng tôi sản xuất được khoảng 700 triệu ống tiêm mỗi năm và chúng tôi có kế hoạch tăng tốc độ sản xuất lên một tỷ chiếc mỗi năm vào quý 2 năm sau”.
Vaccine COVID-19 - sự đồng nhất hiếm thấy trong giới lãnh đạo Mỹ
Ngày 18/12, thủ lĩnh của đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Thượng viện, Hạ viện Mỹ đều đã tiêm ngừa vaccine COVID-19. Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ tiêm vào ngày 21/12.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm ngừa vaccine trước ống kính truyền hình. Ảnh: AP
Sau khi Phó Tổng thống Mike Pence tiêm vaccine trước ống kính truyền , hình vào buổi sáng, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thủ lĩnh phe đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell trở thành những chính khách đầu tiên tại Quốc hội tiêm vaccine COVID-19. Cả hai đều thuộc nhóm độ tuổi cao - bà Pelosi 80 tuổi, còn ông McConnell 78 tuổi, là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hai nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ này cũng cam kết sẽ tuân thủ hướng dẫn, quy định của chính quyền liên bang, như tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội ngay cả khi đã được tiêm phòng vaccine.
Cũng trong ngày 18/12, ê kíp của ông Biden cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ cùng người vợ Jill Biden sẽ tiêm mũi vaccine đầu tiên ở Delaware. Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris cùng chồng Doug Emhoff sẽ tiêm sau đó một tuần. Hiện chưa rõ ông Biden có thực hiện công khai trước ống kính truyền hình như ông Pence hay không. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chưa có kế hoạch, khi trước đó ông từng nhiễm SARS-CoV-2 hồi tháng 10.
Việc phân phối vaccine tại Mỹ sẽ được thực hiện trong 4 giai đoạn. Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao cùng với đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ sẽ được tiêm trong giai đoạn 1 và 2. Còn người bình thường có thể được tiếp cận vaccine trong giai đoạn 4. Hiện Mỹ có trên 17,3 triệu người mắc COVID-19, với trên 311.000 ca tử vong.
Bằng việc công khai tiêm vaccine, lãnh đạo Mỹ kỳ vọng sẽ tạo được niềm tin trong dân chúng về biện pháp phòng ngừa dịch bệnh này. Một cuộc điều tra do Quỹ Kaiser Family thực hiện trong tuần này cho thấy, 71% người dân Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19; nhưng còn một bộ phận khá lớn thờ ơ, hoài nghi về tiêm vaccine, trong bối cảnh chiến dịch bài vaccine vẫn được các thành viên của số cực hữu tiến hành.
Ai dám mua vaccine Trung Quốc? Trung Quốc có thể kiếm hàng tỷ USD từ việc bán vaccine chống Covid-19 cho các nước nghèo, nhưng rất nhiều người nghi ngờ chất lượng sản phẩm "Made in China". Theo AFP, Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng các cơ sở sản xuất để tung ra thị trường 1 tỷ liều vaccine chống Covid-19 trong năm 2021. Bắc Kinh đang xây...