Nhiệm vụ ít biết của xuồng cao tốc CQ-01 tại Trường Sa
Theo báo QĐND, ngày 25/2, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ bàn giao 6 xuồng cao tốc CQ-01 tặng bộ đội Trường Sa.
Xuồng CQ do Viện Kỹ thuật hải quân thiết kế. Tháng 3/2006, chiếc xuồng đầu tiên đã hoàn thành và được đặt tên là xuồng CQ-01 (Chủ quyền 01).
Thân xuồng được chế tạo bằng vật liệu composit, có độ nổi cao và chịu được sức va đập lớn, giúp cho xuống có thể vượt lên những cơn sóng lớn dễ dàng và chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường.
Xuồng có khả năng trượt trên san hô, đá cuội, không bị chìm, không bị thủng hay méo khi va đập. Đặc biệt, xuồng CQ-01 có khả năng chạy xuyên qua sóng, chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường.
Bên cạnh những ưu điểm về thiết kế cơ học, xuồng CQ-01 còn được trang bị những thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu liên lạc, hiệp đồng tác chiến trên biển.
Hiện nay xuồng CQ-01 là phương tiện hiện đang được nhiều đơn vị bộ đội đóng quân trên các đảo thuộc Biển Đông sử dụng và được mệnh danh là “Cá mập” bởi sự ưu việt của nó.
Xuồng CQ-01 từ khi được đưa vào biên chế, đã ngăn chặn hàng trăm lượt tàu nước ngoài xâm nhập vào khu vực quần đảo Trường Sa, giúp vận chuyển người và hàng hóa ra vào đảo, giữa điểm đảo này và điểm đảo khác và hàng chục lần tổ chức cứu hộ cho ngư dân gặp nạn khi đánh bắt ở khu vực này.
Video đang HOT
Từ năm 2007, xuồng đã được bàn giao cho các đảo tại Trường Sa và nhiều khu vực đảo trên biển Đông khác như Cồn Cỏ, Bạch Long Vỹ… cùng nhiều tỉnh thành ven biển.
Xuồng CQ-01 đã chứng minh sự ưu việt của mình, do tốc độ cao và tính cơ động tốt nên mỗi khi có tàu lạ xâm nhập trái phép, xuồng CQ-01 đã ra ngăn chặn kịp thời.
Được biết, sáu chiếc xuồng CQ-1 được tặng cho bộ đội Trường Sa hôm 25/2 là món quà của quân và dân tỉnh Yên Bái, Hưng Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Đan Nguyên
Theo Datviet
Nguyên Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình nhận thế chấp trái phép dự án 'vàng'
Nguyên Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình nhận thế chấp khống dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son, quận 1 để che giấu tình trạng nợ xấu.
Ông Trần Phương Bình (nguyên Chủ tịch HĐTD, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á - DongABank) và 11 đồng phạm sắp bị đưa ra xét xử về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Trong số 9.640 tỷ đồng thiệt hại mà các bị cáo gây ra cho DAB (giai đoạn hai của vụ án) có phần liên quan đến việc nhận thế chấp trái phép dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son tại lô đất "vàng" số 2 Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1), năm 2011.
Theo cáo trạng, từ năm 2007, ông Bình cho nhóm khách hàng gồm nhiều công ty và nhân viên, người quen của ông Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C) vay số tiền lớn để đầu tư vào các dự án bất động sản. Ông Bình bị sa lầy vào các khoản nợ mang tính ràng buộc này trong khi các công ty của Khánh không có khả năng trả nợ. Để che giấu tình trạng nợ quá hạn quá cao, ông Bình yêu cầu Khánh tiếp tục vay để có tiền trả gốc và lãi cho các khoản đến hạn.
Ông Bình sau đó chỉ đạo các chi nhánh nhận tài sản hình thành trong tương lai là dự án khu trung tâm phức hợp do Bình và đối tác "vẽ" ra bao gồm tháp căn hộ phức hợp 38 tầng, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, để làm tài sản đảm bảo. Hơn nữa ông Bình nhận tài sản thế chấp là để phòng trường hợp nếu Khánh thực hiện được dự án thì DAB có cơ sở để đòi nợ.
Tổng cộng, ông Bình đã chỉ đạo DAB cho 4 công ty thuộc nhóm khách hàng M&C vay 1.520 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình trong lần ra tòa năm 2019. (Ảnh: Hữu Khoa)
Theo xác minh và giám định của các cơ quan chức năng, năm 2011, khu đất tại số 2 Tôn Đức Thắng vẫn là đất quốc phòng do Xí nghiệp liên hiệp Ba Son quản lý, sử dụng. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ mới chấp thuận cho Bộ Quốc phòng được bán chỉ định tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để triển khai xây dựng khu trung tâm phức hợp phù hợp với quy hoạch của TP HCM. Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ thương mại TP HCM được Bộ Quốc phòng chọn bán chỉ định, ký hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao đất để triển khai thực hiện dự án.
UBND TP HCM khẳng định, từ năm 2011 đến nay, các sở ngành không nhận được hồ sơ của Công ty CP M&C xin thuê, giao đất để thực hiện dự án này.
Còn Công ty TNHH Một thành viên Ba Son cũng có công văn trả lời cơ quan điều tra cho biết là doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp với chức năng là đóng mới, sửa chữa tàu phục vụ Quân chủng Hải quân. Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, ngày 8/4/2011, đơn vị và Công ty CP M&C ký hợp đồng về đầu tư xây dựng và kinh doanh khu Trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son tại số 2 Tôn Đức Thắng. Thỏa thuận này được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Theo thỏa thuận, Công ty CP M&C phải đóng cho Bộ Quốc phòng 500 tỷ đồng đặt cọc và 8.500 tỷ tiền quyền sử dụng đất nhưng chỉ nộp được 250 tỷ đồng (có nguồn gốc từ tiền vay DAB). Do công ty này vi phạm nghĩa vụ về tài chính, vi phạm cam kết hợp đồng nên các bên chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khu đất trên vẫn thuộc về Công ty TNHH Một thành viên Ba Son.
Nhà chức trách xác định, Công ty CP M&C không có quyền tài sản đối với dự án trên. Việc công ty này sử dụng khu đất "vàng" Ba Son để làm hồ sơ vay là bất hợp pháp, không có căn cứ. DAB nhận dự án trên làm tài sản thế chấp để cho vay là vi phạm quy định. Hiện, ngân hàng đã mất khả năng thu hồi các khoản nợ đã cho nhóm công ty của Khánh vay.
Trong phạm vi giai đoạn hai của vụ án xảy ra tại DAB, ông Bình và các thuộc cấp còn bị cáo buộc thực hiện hàng loạt sai phạm trong việc cho nhóm khách hàng thuộc Công ty CP M&C, Công ty TNHH Hiệp Phú Gia, Công ty TNHH Đồng Tiến, Công ty TNHH Tân Vạn Hưng vay và gây thiệt hại lần lượt hơn 3.949 tỷ đồng; 3.326 tỷ đồng; 393 tỷ đồng và 1.010 tỷ đồng. Ngoài ra ông còn bị cáo buộc suất chi sai nguyên tắc chiếm đoạt của DAB 75 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.
Đối với khoản thiệt hại 886 tỷ đồng thông qua việc chỉ đạo cấp dưới cho nhiều tổ chức, cá nhân vay, xuất quỹ sai nguyên tắc để mua tài sản của nhóm Công ty CP Vốn Thái Thịnh - TTC ông Bình và đồng phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, song phải chịu trách nhiệm dân sự. Là người có vai trò chính, ông Trần Phương Bình phải chịu trách nhiệm với toàn bộ thiệt hại của vụ án.
Trong giai đoạn một của vụ án, ông Bình cùng Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") và 24 đồng phạm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng. Cuối năm 2018, ông Bình bị TAND TP HCM tuyên án chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án này được TAND Tối cao giữ nguyên sau phiên phúc thẩm.
Cơ quan điều tra xác định, những hành vi sai phạm nghiêm trọng của ông Bình và thuộc cấp là nguyên nhân chính khiến DAB lỗ lũy kế hơn 31.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25.000 tỷ và tổng tài sản thực chỉ còn hơn 47.000 tỷ.
Nguồn: Vnexpress
Tấm lòng người chiến sĩ Hải quân Những năm qua, Tổng Công ty (TCT) Tân cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân) đã làm tốt công tác xây dựng địa bàn, giúp địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trong dịp lễ, Tết... Những hoạt động thiết thực ấy...