Nhiệm vụ đặc biệt của ngành Giao thông: Giải ngân 24.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Công điện 11/CĐ-BGTVT triển khai Công điện 1082/CĐ-TTg của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, thành lập tổ công tác đặc biệt để đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngành Giao thông, với nhiệm vụ “đặc biệt” phải giải ngân 24.000 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm.
Xử lý nghiêm đơn vị chậm giải ngân
Tổ công tác đặc biệt đốc thúc tiến độ giải ngân ngành GTVT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể làm Tổ trưởng, có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục phức tạp.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, thủ trưởng các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nghiêm túc quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1082 ngày 16/8/2021.
“Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài”, Công điện của Bộ GTVT nêu rõ.
Công trường thi công hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông khẩn trương tham mưu thành lập Tổ công tác đặc biệt; xây dựng đề cương công tác chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và triển khai ngay nhiệm vụ sau khi được thành lập.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời sẽ thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Sẵn sàng “3 tại chỗ”
Qua tìm hiểu, đến tháng 8/2021, Bộ GTVT đã giải ngân được khoảng 9.000 tỷ đồng, đạt 44,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm ngành GTVT sẽ phải giải ngân 24.000 tỷ đồng không hề đơn giản. Vì các tỉnh miền Trung, miền Nam sắp bước vào mùa mưa lũ, tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá thép và cát sỏi, đất đắp tăng cao đang diễn ra tại nhiều dự án và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhất là tại các tỉnh phía Nam, khiến nhiều địa phương phải phong toả. Thực tế này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến oộ giải ngân vốn đầu tư công của ngành, khi các xe ra/vào công trường, dự án đang triển khai bị kiểm soát chặt.
Đơn cử, bất cứ trường hợp công nhân nào trên công trường mắc COVID-19, sẽ khiến hoạt động của gói thầu đó bị ngưng trệ như cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết vừa ghi nhận hai cán bộ của gói thầu số 1 dương tính với COVID-19, đã kéo theo hàng loạt cán bộ, công nhân, người lao động dự án thuộc diện F1, F2 phải đi cách ly, còn công trình phải tạm gián đoạn vài ngày để truy vết phòng chống dịch. Ứng phó với thực tế này, Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư dự án) và các nhà thầu đã “bắt tay” thi công và kiểm soát chặt dịch bệnh với phương án “3 tại chỗ” trên công trường…
Về phương án “3 tại chỗ”, theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm, Tổ phó Tổ công tác đặc biệt Bộ GTVT, từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đến nay, lãnh đạo các Ban Quản lý dự án, cán bộ, công nhân, kỹ sư, tư vấn, giám sát của các công trình đều “trực chiến” trên công trường để cùng ăn, cùng ở với người lao động; kịp thời đôn đốc tiến độ, khối lượng, chất lượng công việc và làm các thủ tục hồ sơ thanh quyết toán kịp thời ngay tại công trường.
“Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp tục đôn đốc 3 tại chỗ sát sao hơn về tiến độ các dự án, đảm bảo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng phải báo cáo kết quả thi công những hạng mục gì, khối lượng ra sao và chưa kịp thì phương án tăng tốc bù tiến độ như thế nào…”, ông Nguyên Duy Lâm cho hay.
Ngoài ra, để tháo gỡ những khó khăn khác, Bộ GTVT đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố về việc ưu tiên “luồng xanh” cho xe vận chuyển máy móc, vật liệu xây dựng vào công trường để thực hiện các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia; đồng thời, ưu tiên nguồn vắc xin cho 100% cho các cán bộ, công nhân viên, nhà thầu, Ban Quản lý dự án giao thông.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu trong tháng 8/2021, các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư phải giải ngân 3.076 tỷ đồng (theo kế hoạch) và giải ngân bù phần chậm kế hoạch tháng 7 khoảng 980 tỷ đồng. Đồng thời, các tháng còn lại của năm 2021, các đơn vị phải hoàn thành giải ngân gần 24.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch năm.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp việc cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2021 với các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch để điều chuyển. Bộ Tài chính bảo đảm nguồn thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thời gian kiểm soát thủ tục rút vốn từ nhà tài trợ, bảo đảm đúng quy định; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ. Công khai tình hình thực hiện và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: "Quy hoạch không chi tiết sẽ khó kêu gọi đầu tư"
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, quy hoạch cảng biển, hạ tầng đường thủy sẽ khó thu hút đầu tư nếu không có sự phân tích cặn kẽ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Quy hoạch tổng thể phải đi kèm với phân tích, dự báo chi tiết
Hôm nay (16/3), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp rà soát 5 quy hoạch chuyên ngành GTVT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa có nhiều đột phá, chưa có sự phân tích, dự báo chi tiết về khả năng thu hút hàng hóa của cảng đường thủy, cảng cạn, vận tải ven bờ trên các tuyến hành lang.
"Quy hoạch cũng chưa chỉ ra được vấn đề kết nối giữa phương thức đường thủy nội địa (ĐTNĐ) với đường bộ, đường sắt, cảng biển thế nào, những điểm nghẽn nào đang tồn tại.
Quy hoạch phải có đánh giá cụ thể tình hình vận tải từng mặt hàng trên tuyến ĐTNĐ, làm rõ vận tải hàng rời đang yếu chỗ nào? Tuyến vận tải nào có nhu cầu thực sự về đầu tư vận chuyển container? Cơ chế đầu tư như thế nào? Cảng nào cần quy hoạch thêm. Tất cả những vấn đề đó nếu không được đánh giá chi tiết thì rất khó kêu gọi đầu tư", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong quy hoạch ĐTNĐ, luồng tuyến chỉ là thứ yếu. "Vấn đề quan trọng là phải xác định các tuyến vận tải cần hình thành, loại hàng hóa cần được ưu tiên. Từ đó, đánh giá về nguồn hàng, đề xuất chính sách phát triển cảng, phân định rõ hạng mục nào nhà nước cần làm, hạ tầng nào cần huy động nguồn vốn xã hội hóa, cơ chế thu hút đầu tư nào cần triển khai (ví dụ: doanh nghiệp đầu tư cầu cảng, phương tiện sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi)", Bộ trưởng gợi ý.
Đối với Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam, Bộ trưởng đánh giá cao Cục Hàng hải VN và đơn vị tư vấn đã đưa ra những phân tích, kiến nghị có điểm nhấn. Tuy nhiên, hiện nay, có những khu vực cảng tăng trưởng cao (Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh), một số khu vực lại giảm.
"Từ thực tế đó, đơn vị tư vấn cần đánh giá cụ thể hơn nữa hiện trạng, phải nêu được định hướng sắp tới đà tăng của những khu vực có nhiều tiềm năng như thế nào. Nguyên nhân hàng hóa qua các khu vực (2,3,4 theo quy hoạch cũ) chưa đúng với dự báo trước đó là do đâu", Bộ trưởng nói.
Dành sự quan tâm đặc biệt đến khu vực ĐBSCL, theo Bộ trưởng, khu vực này dù có nguồn hàng nông sản dồi dào nhưng hệ thống cảng biển còn manh mún, hầu hết phải lên đường bộ đi tới TP.HCM để xuất khẩu.
"Vì vậy, trọng tâm của miền Tây trong giai đoạn sắp tới là phải điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế, tạo điều kiện hình thành cảng cửa ngõ cho khu vực ĐBSCL để tạo thuận lợi giao thương cho hàng hóa", Bộ trưởng yêu cầu.
Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các quy hoạch cần phân tích cặn kẽ thực trạng, cơ hội, giải pháp phát triển trước khi trình Chính phủ xem xét - Ảnh minh họa
Hàng hải, đường thủy nội địa cơ bản đạt mục tiêu quy hoạch cũ
Trước đó, báo cáo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy, đại diện Tư vấn lập quy hoạch cho biết, hiện tại, đã có 26.500km đường thủy được khai thác, trong đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý hơn 7.100km, có sự liên kết tương đối.
Về kết cấu hạ tầng, hiện tại, cả nước có 292 cảng thủy nội địa với 265 cảng trên tuyến TƯ. Dù là ngành kinh tế lợi thế về tận dụng điều kiện tự nhiên, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với giá thành vận tải rẻ nhất.
Tuy nhiên, do hệ thống luồng tuyến còn nhiều hạn chế, chưa hình thành được các trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách lớn, giai đoạn 2010 - 2019, vận tải ĐTNĐ mới chỉ đảm nhận được hơn 7% khối lượng vận tải hàng hóa.
"Trên cơ sở đó, quy hoạch lần này đặt ra mục tiêu sản lượng vận tải hàng hóa đạt từ 686 - 730 triệu tấn/năm, chiếm hơn 15,5% thị phần toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9%/năm. Khối lượng luân chuyển đạt từ 114.200 - 153.520 triệu tấn/km, chiếm hơn 26% thị phần toàn ngành.
Đồng thời, duy trì thị phần vận tải hành khách đạt hơn 418 triệu lượt/năm, chiếm khoảng 4% thị phần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 5%/năm", đại diện này thông tin.
Về lĩnh vực hàng hải, ông Lê Tấn Đạt, Phó TGĐ Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải cho biết, năm 2020, tổng lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam đạt 692 triệu tấn, so với quy hoạch trước đây vượt 14 - 21%. Tuy nhiên, việc phân bổ hàng hóa không đồng đều. Hàng hóa tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Nam (Nhóm 1 và Nhóm 5) chiếm 72%. Ba nhóm cảng còn lại chiếm 28%.
Về kết cấu hạ tầng cảng biển, tổng số cầu cảng hiện là 575 bến cảng với 94km bến, cơ bản đầu tư theo đúng quy hoạch, đạt 82%.
"Trên cơ sở nghiên cứu phù hợp với phân vùng KT-XH và yếu tố liên kết, hỗ trợ giữa các nhóm cảng, tại quy hoạch lần này, đơn vị tư vấn phân hệ thống cảng biển Việt Nam thành 5 nhóm cảng với 35 cảng biển. Trong đó, có 6 cảng đặc biệt (2 cảng hiện hữu là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu; 4 cảng quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt, gồm: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Sóc Trăng); 12 cảng loại 1, 17 cảng loại 2 và 3.
Theo đề án, tổng kinh phí để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 ước tính từ 150-200 nghìn tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng)", ông Đạt thông tin.
Đề xuất quy hoạch cảng nước sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long "Bộ Giao thông Vận tải mạnh dạn đề xuất quy hoạch cảng nước sâu có thể đón tàu khoảng 100 nghìn tấn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long", là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững...