“Nhiệm vụ của ngành Ngân hàng còn rất nặng nề”
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII giai đoạn 2015 – 2020.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giai đoạn 2015 – 2020, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng luôn phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra.
Bà Nguyễn Thị Hồng cũng chia sẻ một số kết quả đạt được như: chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng tín dụng phù hợp, gắn với chất lượng và hiệu quả, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ;
Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục được cơ cấu lại nhằm củng cố năng lực, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; nợ xấu được kiểm soát và tiếp tục duy trì ở mức ổn định, an toàn; hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, ấn tượng với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại….
“Đóng góp vào thành công chung của ngành Ngân hàng, công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều đổi mới, thiết thực, đúng quy định phù hợp với điều kiện thực tế. Các Cụm, Khối thi đua đã có cách thức tổ chức phong phú, linh hoạt, phù hợp với chương trình, kế hoạch theo từng lĩnh vực công tác gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Điều đó đã tạo động lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.
Được biết, trong giai đoạn 2016 – 2020, với chủ đề xuyên suốt là “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng phát huy truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thách thức, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành Ngân hàng giai đoạn 2016-2020″, các phong trào thi đua trong toàn Ngành đã phát triển sâu rộng, qua đó cổ vũ, động viên cán bộ công chức viên chức và người lao động hăng hái thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của Ngành.
Video đang HOT
Các phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị trong Ngành. Công tác khen thưởng kịp thời hơn đã tạo động lực cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nhiều phong trào thi đua đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các đơn vị.
Các phong trào tiêu biểu như: Cán bộ Ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo, lập thành tích chào mừng 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam; Xây dựng cơ chế chính sách, quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng có hiệu quả; Xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh; Năm đẩy mạnh trật tự kỷ cương và văn hóa công sở; Cán bộ ngân hàng đạo đức tốt, nghiệp vụ giỏi, vững tin vào hội nhập khu vực và quốc tế; Đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, hệ thống các TCTD cũng triển khai nhiều phong trào thi đua sôi nổi, như: Thi đua lao động giỏi, huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng; Thi đua nghiên cứu ứng dụng khoa học và phát huy sáng kiến trong hoạt động kinh doanh; Đổi mới, an toàn, hiệu quả, tăng trưởng và hội nhập quốc tế thành công; Củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hoạt động để nâng cao năng lực quản lý, quản trị kinh doanh; Phong trào thi đua Gói kích thích bán hàng nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử…
Bên cạnh đó, toàn Ngành cũng đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ phát động, điển hình như: Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế.
Giai đoạn 2011-2020, toàn ngành ngân hàng có 51 đơn vị đăng ký hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại 45 tỉnh, 34 huyện và 152 xã với số tiền, vật chất là hơn 5.729 tỷ đồng. Đến 31/3/2020 dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc đạt 1.216.713 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với thời điểm kết thúc giai đoạn 1 với hơn 9,5 triệu khách hàng.
Ngoài ra, ngành Ngân hàng đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tập trung mọi nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”: vừa kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên của nhân dân.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng quan trọng và then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi kết thúc dịch, do vậy, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng còn rất nặng nề; đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành phải ra sức thi đua, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.
Cũng tại Đại hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã phát động phong trào thi đua trong toàn Ngành với chủ đề “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng phát huy truyền thống 70 năm, đoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành NH giai đoạn 2020 – 2025″.
Tại Đại hội, các tập thể, cá nhân ngành Ngân hàng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015 – 2020 đã được trao các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước.
Thành phố Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Chính phủ
Chiều 9/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Tiệp, TP. Hải Phòng long trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX (giai đoạn 2020 - 2025).
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Cờ thi đua của Chính phủ cho TP. Hải Phòng đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước toàn quốc năm 2019. Ảnh haiphong.gov.vn
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự, phát biểu chỉ đạo và trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Thành phố đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước toàn quốc năm 2019.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước biểu dương những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và công tác thi đua khen thưởng của thành phố và chúc mừng 500 tập thể, cá nhân được biểu dương khen thưởng tại Đại hội.
Phó Chủ tịch nước đề nghị thành phố thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thi đua yêu nước, tiếp tục là một động lực lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng.
Phó Chủ tịch nước đề nghị thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng về thi đua yêu nước của Bác Hồ, chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức thi đua, tăng cường tuyên truyền vận động sự tham gia tự giác của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, tiếp tục đẩy mạnh 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đã xác định.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh đến "4 quan tâm" thành phố cần chú ý.
Một là, quan tâm phát triển 3 trụ cột mà thành phố đã xác định là công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, cảng biển và du lịch, thương mại, trong đó, kết nối hiệu quả tam giác du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long với các vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội, Quảng Ninh, phấn đấu sớm đưa Hải Phòng trở thành thành phố theo hướng hiện đại.
Hai là, quan tâm xóa hộ nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển y tế, giáo dục chất lượng cao.
Ba là, quan tâm tăng cường quốc phòng - an ninh, tiếp tục đấu tranh hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu và đô thị thông minh.
Bốn là, quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tạo nền tảng để trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững và xứng tầm thành phố khu vực Đông Nam Á.
Với truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường, năng động, sáng tạo và những kết quả trong 5 năm qua, Phó Chủ tịch nước tin tưởng phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025 của thành phố sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, nhiều tấm gương tiêu biểu hơn nữa.
Thi đua là động lực để hoàn thành hiệu quả mọi nhiệm vụ Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V của Bộ Khoa học và Công nghệ đã mở ra một giai đoạn mới với những phong trào thi đua cụ thể, thiết thực nhằm nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học...