Nhiễm vi rút dại có thể ủ bệnh đến 2 năm
Theo Chương trình phòng chống bệnh dại quốc gia, 6 tháng đầu năm nay ghi nhận 30 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn cùng kỳ năm trước 2 ca, và đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm.
Dự báo nếu không phòng và kiểm soát hiệu quả, số tử vong do dại trong năm nay sẽ tăng hơn năm 2021 (năm ngoái ghi nhận 54 ca).
Theo Bộ Y tế, nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo. Về mặt lý thuyết, sự lây truyền từ người bệnh sang người lành có thể xảy ra khi nước dãi của người bị bệnh có chứa vi rút dại, nhưng trong thực tế chưa có tài liệu nào công bố. Thời gian ủ bệnh dại ở người thường từ 2 – 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 – 2 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh T.Ư, thì thời gian ủ bệnh ngắn. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Người bị chó, mèo cắn phải rửa ngay vết thương và đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng dại. Các điểm tiêm đảm bảo đủ vắc xin để người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm. Trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn và có biểu hiện nghi mắc bệnh dại phải báo ngay cho cơ quan thú y địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý.
Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại, giai đoạn 2022 – 2030″. Theo đó, chương trình đề ra mục tiêu kiểm soát bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong do bệnh dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng. Đối với phòng chống bệnh dại ở người, phấn đấu 100% quận, huyện có điểm tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại cho người; 100% tỉnh, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh dại ở cộng đồng, trường học; 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia… Đến năm 2025, mục tiêu giảm 50% số người tử vong do bệnh dại so với giai đoạn 2017 – 2021.
Nguy cơ nhiễm bệnh do ăn tiết canh và món tái, sống
Ăn món tái, sống chế biến từ lợn; không đảm bảo an toàn, vệ sinh khi giết mổ có thể là nguồn gây bệnh nguy hiểm, do nhiễm liên cầu lợn.
Video đang HOT
Viêm màng não, nhiễm trùng huyết
Vừa qua, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do liên cầu lợn. Trong đó, bệnh nhân (BN) C.T.L (nam, 44 tuổi, ở H.Tam Nông, Phú Thọ) vào viện ngày 14.5 do sốt cao và nổi ban toàn thân.
Người nhà của BN cho biết, khoảng 10 ngày trước, BN có mổ lợn, sau khoảng 1 tuần thì sốt cao và nổi ban khắp người. BN được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao 40 độ C, thở nhanh, mạch nhanh, kèm theo nổi ban khắp người.
Hình ảnh tổn thương da ở bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn trước và sau điều trị. Ảnh BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Qua khai thác tiền sử, bệnh sử cùng khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết nghi do liên cầu lợn. BN được điều trị bằng các biện pháp tích cực: kháng sinh, lọc máu, chăm sóc vùng da bị tổn thương kết hợp với dinh dưỡng.
Cùng ngày 14.5, ông N.V.Ch (67 tuổi, ở H.Phù Ninh, Phú Thọ) được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng sốt cao, rét run, rối loạn ý thức. BN được các bác sĩ chỉ định chụp chiếu, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm chọc dịch tủy não. Kết quả cho thấy BN bị viêm màng não do liên cầu lợn. Sau 4 ngày điều trị bằng kháng sinh, kiểm soát hô hấp, dinh dưỡng, an thần, người bệnh hết sốt, ý thức cải thiện dần.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Lịch (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ), liên cầu lợn là vi khuẩn gây bệnh cho lợn và có nguy cơ lây cho người khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn bệnh. Khi có dấu hiệu của nhiễm cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Nhận biết bệnh
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật. Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.
Vi khuẩn S.suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, cừu, ngựa, trâu, bò, dê, chó, mèo, chim... Bình thường S.suis cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng của lợn. Tuy nhiên, khi lợn mắc bệnh, vi khuẩn này có thể tìm thấy ở các phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục hay trong máu của lợn bệnh.
Với người nhiễm liên cầu lợn này, thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày). Người bị nhiễm vi khuẩn này thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như: tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn từ lợn xâm nhập cơ thể người qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Chưa ghi nhận vi khuẩn này lây truyền từ người sang người.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), các bác sĩ cũng đã tiếp nhận các ca nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Bệnh thường khởi phát là sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Đáng lưu ý, bệnh có thể diễn biến nhanh dẫn đến suy đa phủ tạng, đe dọa tử vong nếu BN đến bệnh viện muộn. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có nguy cơ viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn, thậm chí cùng lúc mắc hai thể bệnh này.
Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Thể sốc nhiễm khuẩn thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng. Tỷ lệ tử vong do liên cầu lợn từng ghi nhận từ 5 - 20%. Nếu khỏi bệnh, thời gian hồi phục thường kéo dài.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Biện pháp phòng bệnh
Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, người dân cần thực hiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch dụng cụ sau khi chế biến. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Những bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc phải từ thú cưng của mình Đối với nhiều người, chăm sóc thú cưng là một trải nghiệm tuyệt vời. Chăm sóc thú cưng giúp bớt cảm thấy cô đơn, tốt cho tim mạch, giảm căng thẳng. Nhưng thú cưng cũng mang vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm có thể gây bệnh nếu truyền sang người, qua việc bị cắn hoặc cào hoặc tiếp xúc với...