Nhiễm trùng vết thương: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý, chữa trị đơn giản nhất
Nhiễm trùng vết thương là một bệnh lý không hiếm gặp, thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.
Nhiễm trùng vết thương là gì?
Nhiễm trùng vết thương hiểu đơn giản là vi khuẩn xâm nhập vào da, các vi khuẩn này có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.
Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương và cách xử lý đơn giản nhất
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi từ phạm vi tại chỗ vết thương đến toàn thân, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.
Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được.
Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào, viêm tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết (vi trùng xâm nhập vào máu và có thể dẫn đến viêm toàn thân).
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương
Video đang HOT
Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi
Nếu vết thương của bạn bị chảy mủ, thì có 2 yếu tố bạn cần quan tâm về lượng mủ này: đó là mùi và màu sắc. Nếu bạn quan sát thấy mủ chảy ra từ vết thương có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu, thì đó là dấu hiệu gần như chắc chắn rằng bạn đã bị nhiễm trùng và cần đến gặp bác sỹ.
Nhưng nếu mủ của bạn có màu vàng, thì bạn lại không cần phải quá lo lắng. Mủ màu vàng thực ra chính là các mô hạt và điều này cho thấy, quá trình lành vết thương đang diễn ra một cách bình thường.
Vết thương hay gần vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy
Các vết thương thông thường sẽ bị đau ngay khi bị thương, do có sự “chiến đấu” giữa các tế bào bạch cầu chống lại sự xâm nhập của các loại vật thể lạ bao gồm cả vi khuẩn gây nhiễm trùng và sau đó cơn đau sẽ giảm dần. Vì vậy, khi vết thương không có dấu hiệu giảm đau, sưng trong thời gian khoảng 2-3 ngày sau khi bị thương nghĩa là vết thương của bạn có khả năng đã bị nhiễm trùng.
Thay đổi màu sắc hoặc kích thước vết thương
Bình thường, dấu hiệu sưng đỏ hay còn gọi là viêm quanh vết thương chỉ là một đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4- 6 ngày bị thương thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang bị nhiễm khuẩn.
Sốt
Khi vết thương của bạn đã có những dấu hiệu trên kèm sốt cao 38.5- 40 độ C, bạn không nên tự xử lý vết thương tại nhà mà nên có sự can thiệp của nhân viên y tế để có được phương pháp điều trị đúng cách kèm các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Cách chữa trị nhiễm trùng vết thương kịp thời
Nếu vết thương bị đỏ nhẹ, hãy thấm hoặc chườm nước muối (pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước), sau đó lau khô vết thương. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Tuy vậy nếu vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước do sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu có những dấu hiệu dưới đây từ vết thương hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Bị sốt quá cao không rõ nguyên nhân.
Vết thương gây đau đớn nhiều.
Xuất hiện vệt đỏ kéo dài ngay vết thương.
Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trên bề mặt vết thương.
Nạn nhân có vẻ rất yếu ớt.
Người phụ nữ bị nhiễm trùng suýt chết chỉ vì... cái răng khôn
Một người phụ nữ ở Anh vừa thoát chết sau 5 tháng điều trị tại bệnh viện. Tưởng chỉ là đau do răng khôn thông thường, cô không ngờ nhiễm trùng lan đến não và đe dọa tính mạng.
Cô Rebecca Dalton không ngờ nhiễm trùng do răng khôn lại lan đến não và hình thành bọc mủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Rebecca Dalton (35 tuổi) sống ở thị trấn Snaith, thuộc hạt East Yorkshire (Anh). Vào tháng 12.2019, cô bị mọc răng khôn và gây viêm. Cô Dalton đến nha sĩ và được kê kháng sinh để giảm viêm, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, cô phải ngừng dùng kháng sinh do đang mang thai. Đến tháng 3.2020, tình trạng viêm nặng đến mức xuất hiện áp xe, tức bọc mủ do viêm nhiễm. Cô được người nhà đưa đến bệnh viện.
Tại đây, bác sĩ phát hiện vi khuẩn gây nhiễm trùng trong miệng đã lan đến não, hình thành một bọc mủ khác trong não. Vi khuẩn trong bọc mủ này cũng loại với vi khuẩn gây nhiễm trùng trong miệng.
Bọc mủ ở răng hình thành thường là do viêm nhiễm. Vi khuẩn gây viêm sẽ tích tụ trong tủy mềm của răng. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị.
Đôi khi, nhiễm trùng lây sang một số bộ phận khác của cơ thể. Bọc mủ ở răng không thể tự biến mất mà cần phải được điều trị. Nếu không, bọc mủ sẽ bể và khiến nhiễm trùng lan đến hàm cùng nhiều nơi khác ở đầu, cổ. Những ca nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).
Trong trường hợp của cô Dalton, bọc mủ hình thành ở não là hiếm gặp. Bọc mủ tích đầy vi khuẩn và ngày càng lớn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não. Chỉ trong thời gian ngắn, cô Dalton đã mất khả năng đi lại do bọc mủ chèn ép lên não.
Các bác sĩ đã thực hiện nhiều biện pháp để cứu chữa cho cô Dalton, trong đó có thủ thuật dùng kim nhọn để hút mủ ra khỏi não bệnh nhân.
Sau gần 5 tháng điều trị, vào ngày 21.7, cô Dalton mới đây đã được xuất viện về nhà. Cô bị sụt cân nghiêm trọng và nửa trái cơ thể vẫn còn di chuyển khó khăn.
Cô Dalton hiện đang tự phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo áp xe não có thể gây ra các biến chứng suốt đời, chẳng hạn như động kinh, ngay cả khi đã được điều trị, theo Daily Mail.
Những điều tối kỵ khi ăn thanh long mà mọi người cần tránh Tuy rất mát bổ và nhiều dinh dưỡng nhưng thanh long cũng sẽ gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều hay sai cách. Thanh long là loại quả bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây hại nếu ăn sai cách. Được biết tới là một trong những loại trái cây "đại bổ" thơm ngon, thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng...