Nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần, bé trai nguy cơ suy thận
Mới 3 tháng tuổi, bệnh nhi bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần và được các bác sĩ phát hiện hẹp đường dẫn nước tiểu bẩm sinh.
Sau khi phát hiện dị tật, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật sửa chữa. Sau ca mổ, chức năng thận cải thiện rõ.
Tuy nhiên, hơn 1 năm sau mổ, bệnh nhi xuất hiện nhiều đợt nhiễm trùng đường tiểu tái phát. Hình ảnh X-quang bàng quang niệu đạo lúc tiểu phát hiện dị tật trào ngược bàng quang niệu quản đi kèm. Nếu không điều trị, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng là suy thận.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), đây là một trong những bất thường hệ tiết niệu thường gặp ở trẻ em. Trẻ đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng nhưng phần lớn đến khám vì tình trạng nhiễm trùng tiểu biểu hiện bằng những dấu hiệu như sốt kèm tiểu đau, nước tiểu thay đổi màu sắc.
Khoảng 70% trẻ đáp ứng rất tốt với việc dùng thuốc kháng sinh dự phòng kéo dài kết hợp tái khám định kì mà chưa cần can thiệp phẫu thuật hay thủ thuật. Tuy nhiên, số còn lại không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa, khi đó vấn đề can thiệp dao kéo được đặt ra, bao gồm: phẫu thuật cắm lại niệu quản, mở bàng quang ra da tạm thời hay một động tác can thiệp mang tính nhẹ nhàng ít xâm lấn hơn là tiêm chất chống trào ngược.
Đây là phương pháp cho tỷ lệ thành công cao, kèm theo những ưu điểm vượt trội: không đường rạch da, kỹ thuật đơn giản, thời gian cuộc mổ ngắn, xuất viện rất sớm vào ngày hôm sau. Đặc biệt, áp dụng đối với bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi, độ tuổi mà những phẫu thuật xâm lấn khác tiềm tàng biến chứng nặng nề, thì việc chích chất chống trào ngược dần dần trở thành một lựa chọn trong kỷ nguyên phẫu thuật ít xâm lấn hiện nay.
Video đang HOT
Sau ca mổ, bệnh nhi không đau, ăn uống lại ngay sau mổ và xuất viện vào ngày hôm sau.
Từ sự việc em bé 3 tuổi nghi bị mẹ đánh chấn thương sọ não, hãy nhớ những điểm 'tử huyệt' cha mẹ dù giận đến đâu cũng không được chạm vào
Dù có giận con đến mức nào thì cha mẹ cũng phải nhớ trên người trẻ có những vị trí rất nhạy cảm mà đánh vào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ít giờ qua, dư luận xôn xao trước thông tin về vụ bé gái 3 tuổi (ngụ ở quận 12. TP. Hồ Chí Minh) đang nguy kịch vì chấn thương sọ não, nghi do bị mẹ ruột đánh.
Cụ thể, tối 24/11, bé L.C được người nhà đưa đến Bệnh viện quận 12 trong tình trạng có nhiều vết thương trên cơ thể. Sau khi hồi sức tích cực, các bác sĩ đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, bé đã hôn mê, đồng tử giãn. Kết quả thăm khám và chẩn đoán hình ảnh ghi nhận bệnh nhi có nhiều vết thương tụ máu khắp cơ thể, chấn thương sọ não, xuất huyết não, dập lá lách... tiên lượng khó qua khỏi.
Những điểm "tử huyệt" trên cơ thể trẻ cha mẹ tuyệt đối không đánh vào
Phía sau của đầu
Phía sau của não có trung tâm thở của con người, nếu khi đánh dùng lực quá mạnh, sẽ khiến trung tâm hô hấp bị dao động, có thể dẫn đến một số biến chứng của suy hô hấp.
Huyệt thái dương
Dùng lực quá mạnh đánh vào huyệt thái dương có thể khiến đứa trẻ bị mù mắt, bởi vì huyệt thái dương gần với vành mắt, dùng lực quá mạnh sẽ gây ra gãy xương và gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Mặt
Khoảnh khắc dùng tay tát trẻ, có thể xả cơn giận, nhưng khó có thể bù đắp được những tổn thương trong thể xác và tinh thần của trẻ. Trước hết, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ. Người xưa có câu "đánh người không đánh mặt", đứa trẻ còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng. mặt khác, tát trẻ có thể dẫn đến gây ù tai, nếu dùng lực quá mạnh còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ và tắc nghẽn mạch máu.
Mông
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, cơ mông của con chắc nên không gây tổn thương đến xương, đánh vài lần sẽ không sao nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tế bào ở phần mông tương đối nhiều, không chỉ xuất hiện thâm tím ở mô mềm cục bộ, xuất huyết, tuần hoàn máu kém, còn có thể dẫn đến vỡ tế bào cơ, gây suy thận cấp, thậm chí sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Làm thế nào để "trút cơn giận" của cha mẹ?
Thay vì chọn đánh con, cha mẹ hãy nghĩ ra các hình phạt khác khi trẻ làm sai hay mắc lỗi như:
- Phạt con ngồi suy nghĩ về những hành động sai trái của mình trong phòng vắng
- Phạt không cho con ăn một vài món ăn yêu thích trong 1 tuần
- Phạt không cho con ra ngoài chơi trong ngày
- Phạt không chu cấp cho con tiền tiêu vặt trong 1 tuần (với những bé lớn)
Cụ ông 95 tuổi nguy kịch vì nhiễm trùng đường mật Cụ ông L.V.L. (95 tuổi, trú tại An Giang) được đưa vào viện do đau vùng thượng vị, nôn ói nhiều. Sau 1 ngày điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ông được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) trong tình trạng đau nhiều hạ sườn phải, huyết áp tụt...