Nhiễm trùng do nấm lạ khiến phổi thủng, người đàn ông 29 tuổi tử vong
Một đầu bếp người Mỹ qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh nhiễm trùng lạ do nấm, phổi thủng lỗ chỗ.
Tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha vừa đưa tin, đầu bếp 29 tuổi Ian Pritchard sống tại bang Michigan đã qua đời sau khi mắc bệnh nhiễm trùng do nấm lạ khiến phổi xuất hiện nhiều lổ thủng.
Trước đó, Ian Pritchard được đưa đến bệnh viện sau khi có các triệu chứng giống cúm vào cuối năm ngoái. Tình trạng của người này nhanh chóng chuyển biến nặng, được các bác sĩ xác định là nhiễm trùng phổi do nấm hiếm gặp có tên là Blastomycosis.
Thời gian đầu nhập viện, Ian Pritchard hôn mê, được đặt máy thở duy trì sự sống. Theo các bác sĩ, bệnh Blastomycosis thường được điều trị bằng thuốc chống nấm, và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng việc điều trị có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm.
Người mắc bệnh Blastomycosis do hít phải các bào tử nấm trong môi trường. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngày 27-12-2023, Ian Pritchard dần tỉnh lại, nhưng vẫn được chỉ định dùng thuốc an thần nặng và chỉ có thể giao tiếp bằng cách ra hiệu. Theo các bác sĩ, quá trình điều trị diễn ra rất chậm, đồng thời cho biết người này đang ở trong tình trạng nguy kịch, không thể được ghép phổi cho đến khi phổi hết nhiễm trùng.
Ông Ron Pritchard, bố của Ian Pritchard, cho biết đã nhìn thấy phim chụp về phổi bị nhiễm trùng của con trai mình. “Trên đó có nhiều lỗ thủng lớn, giống hệt như một miếng phô mai theo đúng nghĩa đen”, ông Ron nói.
Sau hơn 2 tháng điều trị, Ian Pritchard đã yêu cầu được ngừng các loại máy hỗ trợ sự sống. Anh qua đời ngày 3-2, vài ngày trước sinh nhật lần thứ 30.
Các bác sĩ khuyến cáo vi nấm Blastomycosis có trong không khí, trên cây, lá ướt, trong đất, trong bùn tại nhiều nơi thuộc phía bắc bang Michigan. Vi nấm Blastomycosis có thể gây bệnh, gây nhiễm trùng ở nhiều cơ quan, trong đó phổ biến nhất là phổi, da, xương khớp, cơ quan sinh dục và hệ thần kinh trung ương.
Vi nấm Blastomycosis có thể tìm thấy ở những khu vực cây cối rậm rạp giàu chất hữu cơ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, ngoài ra cũng đã ghi nhận tại châu Phi và châu Á. Ở nhiệt độ khoảng 25 độ C, vi nấm phát triển ở dạng nấm sợi; ở nhiệt độ 37 độ C, vi nấm phát triển dưới dạng nấm men.
4 loại rau tuyệt đối không cho vào lẩu, cẩn thận kẻo rước hoạ
Một nồi lẩu thơm phức để tất cả mọi người cùng thưởng thức vào mùa đông thì còn gì tuyệt hơn.
Dù ngon miệng, hấp dẫn nhưng khi ăn lẩu cần chú ý khi chọn các loại rau phù hợp. Đặc biệt, những loại rau dưới đây, bạn nên cân nhắc trước khi ăn.
Rau kinh giới: Theo đó, rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, khi kết hợp 2 thứ này chung với nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy.
Các loại nấm lạ: Nấm là loại rau ăn kèm trong lẩu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên khi hái nấm lạ về dùng người dân cần hết sức cẩn thận kẻo nhầm lẫn dễ gây ngộ độc và có thể tử vong.
Giá đỗ: Giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 - 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.
Rau hoa chuông: Rau ăn hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông chứa Spocolamin là một chất độc gây ảo giác nên khi ăn lẩu cũng không nên ăn loại rau này.
Ăn lẩu thường xuyên tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa,
Ngoài ra, theo Đông y rau mồng tơi không nên ăn cùng lẩu bò. Bởi lẽ, rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... còn thịt bò có tính ôn (ấm) nên khi ăn chung có thể khiến người ăn bị đau bụng, đầy bụng khó chịu...
Những lưu ý vàng khi ăn lẩu: Lẩu có nhiều loại gia vị, nhiều mỡ, nhiều đạm nên không thể ăn thường xuyên, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Theo đó, bạn chỉ nên ăn lẩu tối đa mỗi tuần một lần.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu. Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy.
Bởi vậy, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.