Nhiễm SARS-CoV-2 biến chủng Ấn Độ, dấu hiệu Covid-19 có thay đổi?
Một nửa các ca bệnh Covid-19 được phát hiện tại nước ta trong một tháng qua không có triệu chứng, trong khi ở đợt dịch trước là 80%.
Đợt dịch thứ 4: 50% bệnh nhân không có triệu chứng
Biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ đang gây rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch tại nước ta trong thời gian qua. Các bệnh viện, công ty vẫn triển khai đo thân nhiệt nhưng vẫn để “lọt” ca bệnh như tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K cơ sở Đông Anh hay tại Công ty Hosiden- ổ dịch lớn tại Bắc Giang.
Lý do vì bệnh nhân không có triệu chứng, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện qua truy vết, xét nghiệm F1. Thậm chí nhiều trường hợp được đưa vào bệnh viện cũng không có triệu chứng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết phân tích hơn 2.600 bệnh nhân của đợt dịch thứ 4 cho thấy có một nửa không có biểu hiện lâm sàng trong khi ở đợt dịch thứ 3 tỷ lệ này là 80%. Tương tự, gần 45% số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ở đợt dịch này so với 18% của đợt dịch trước đó.
Video đang HOT
Trong số đó, theo PGS Khuê, hiện nay chưa thay đổi về nhóm bệnh nhân nặng. Khoảng 80% ca bệnh nhẹ, ít diễn biến. Tuy nhiên, cần quan tâm nhóm 20% còn lại là nhóm có biểu hiện lâm sàng và thở oxy gọng kính, có thể chuyển sang viêm phổi, suy đa phủ tạng, đặc biệt là đông máu, tắc động mạch phổi- đây là một trong những đặc thù rất lớn khiến bệnh nhân suy hô hấp, thở ECMO.
Bệnh viện Dã chiến số 2 của Bắc Giang bước đầu tiếp nhận 500 bệnh nhân vào điều trị, đây là các trường hợp không triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng nhẹ (Ảnh: Đỗ Linh).
Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm SAR-CoV-2
Theo các chuyên gia, triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân đợt này chưa có khác biệt gì. Hầu hết những người bị nhiễm virus đều có các triệu chứng về đường hô hấp.
Triệu chứng hay gặp của bệnh là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Hầu hết người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng.
Ở trẻ em, đa số mắc Covid-19 có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Covid-19 ảnh hưởng đến những người khác nhau theo những cách khác nhau. Hầu hết những người bị nhiễm sẽ phát bệnh từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần nhập viện.
Các triệu chứng phổ biến nhất: sốt, ho khan, mệt mỏi. Các triệu chứng ít gặp hơn: nhức mỏi và đau nhức, đau họng, bệnh tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, phát ban trên da, hoặc đổi màu ngón tay hoặc ngón chân.
Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở hoặc thở gấp, đau ngực, mất giọng nói hoặc cử động.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho biết mặc dù thời gian qua nhiều ca bệnh không có triệu chứng, chỉ được phát hiện qua truy vết, xét nghiệm, tuy nhiên sốt vẫn là một dấu hiệu quan trọng. Người bị sốt sẽ đến bệnh viện khám, đây sẽ là các ca “chỉ điểm”.
Thời gian qua nhiều ca bệnh được phát hiện tại các địa phương đều từ dấu hiệu này. Sáng 28/5, Bộ Y tế công bố tỉnh Lạng Sơn có thêm 8 ca Covid-19 mới, trong đó có đến 7 ca qua sàng lọc sốt, ho ở cộng đồng.
25 bệnh nhân Covid-19 nguy kịch
21 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải thở máy xâm nhập, 4 ca chạy tim phổi nhân tạo (ECMO), 95 bệnh nhân khác tiên lượng nặng.
Thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 sáng 27/5, khoảng 3.000 bệnh nhân đang điều trị tại 86 cơ sở y tế, trong đó 1.438 (chiếm 49,3%) bệnh nhân chưa có triệu chứng, 1.339 bệnh nhân (42,5%) biểu hiện lâm sàng nhẹ. Ngoài ra, 95 bệnh nhân tiên lượng nặng, chiếm 3,1% tổng số người mắc Covid-19 trên cả nước.
Trong số 122 bệnh nhân Covid-19 nặng, 109 người phải thở oxy gọng kính, 13 trường hợp phải thở máy không xâm nhập.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, khuyến cáo phải luôn cảnh giác ngay cả với những người ít triệu chứng. Các bệnh nhân này cần được đưa vào điều trị ở những nơi đảm bảo cách ly an toàn, theo dõi sát sao.
Ông Khuê nhận định trong đợt dịch này biến chủng Ấn Độ lây lan nhanh, ghi nhận một số ca tử vong. Điều đáng lo là các bệnh nhân trẻ tuổi nhưng diễn biến nặng rất nhanh. Điều này có thể gây khó khăn với các thầy thuốc khi điều trị.
Đến nay, Việt Nam đã điều trị khỏi Covid-19 cho 2.881 bệnh nhân, 45 trường hợp tử vong do nhiễm nCoV.
Bác sĩ mặc đồ bảo hộ vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.
Một tháng chống làn sóng Covid-19 thứ tư Đợt Covid-19 thứ tư đặc trưng bởi biến chủng nguy hiểm từ Ấn Độ, nhiều ổ dịch cùng lúc, bùng phát mạnh ở khu công nghiệp khiến số ca nhiễm tăng vọt, gấp nhiều lần mọi con số trước đây. Trong một tháng kể từ ngày đầu ghi nhận lây nhiễm cộng đồng 27/4, Covid-19 lây lan ở 30 tỉnh thành, với gần...