Nhiễm nấm âm đạo sau khi quan hệ – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa chị em nào cũng cần biết
Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo sau khi “yêu” chị em không thể không biết nếu muốn bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân nhiễm trùng nấm âm đạo sau khi quan hệ
Sự phát triển quá mức của nấm Candida – một loại nấm siêu nhỏ phát triển trong môi trường âm đạo là nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm âm đạo sau khi quan hệ tình dục. Nấm là một phần bình thường của hệ sinh thái vi khuẩn trong âm đạo.
Trong quá trình giao hợp, vi khuẩn từ ngón tay hoặc dương vật của bạn tình sẽ xâm nhập vào âm đạo, gây nhiễm trùng nấm âm đạo. Vi khuẩn cũng có thể truyền qua đồ chơi tình dục.
Nhiễm nấm âm đạo cũng có thể phát triển khi giao hợp với người bị nhiễm nấm men dương vật. Cơ hội bị nhiễm nấm âm đạo sau khi quan hệ tình dục có thể là do bạn tình của bạn cũng bị nhiễm nấm men. Bạn có thể truyền bệnh cho bạn tình nếu bạn quan hệ tình dục sau khi bị nhiễm nấm âm đạo.
Theo các nhà nghiên cứu, quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo. Điều này là do trong khi quan hệ tình dục bằng miệng, Candida và vi khuẩn từ miệng, lưỡi và nướu của bạn tình có thể xâm nhập vào âm hộ.
Một số yếu tố khác gây nhiễm nấm âm đạo như sau:
- Hệ miễn dịch yếu
- Mang thai
- Lượng đường trong máu cao
- Không điều trị bệnh tiểu đường
- Sử dụng kháng sinh
- Thụt rửa
- Rửa “cô bé” bằng chất tẩy rửa có mùi thơm
- Kích ứng khi mặc quần áo ướt (hoặc mồ hôi)
- Cho con bú
Điều trị nhiễm nấm âm đạo sau khi “yêu”
Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn bị nhiễm âm đạo, bạn hãy tới gặp bác sĩ thay vì tự chẩn đoán. Mặc dù bạn có thể dễ dàng hiểu được mình có bị nhiễm nấm âm đạo hay không và được điều trị bằng các loại kem không kê đơn như miconazole hoặc butoconazole, nhưng đi khám có thể loại trừ khả năng nhiễm trùng nặng.
Video đang HOT
Loại thuốc được kê toa phổ biến nhất để trị nhiễm nấm âm đạo là thuốc chống nấm. Các loại thuốc có sẵn ở dạng kem, thuốc viên, thuốc mỡ và thuốc đạn.
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng thuốc không kê đơn, bạn hãy hỏi dược sĩ về liều lượng và tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo sau khi quan hệ
Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo sau khi quan hệ tình dục là dùng bao cao su. Quan hệ tình dục có bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo.
Phương pháp khác là sử dụng tấm bảo vệ miệng, một tấm latex hoặc polyurethane có thể được sử dụng khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc “yêu” qua đường hậu môn. Nó cũng được gọi là bao cao su bên ngoài vì nó được đặt ở bên ngoài.
Những thứ này có thể giúp giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn gây nhiễm trùng khi quan hệ tình dục.
Một số cách khác mà bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm nấm âm đạo như sau:
- Giảm ăn thực phẩm giàu carbohydrate và đường.
- Sử dụng đồ lót cotton thoáng khí.
- Tránh rửa “cô bé” bằng xà phòng thơm hoặc các sản phẩm vệ sinh khác.
- Ăn nhiều sữa chua vì nó chứa vi khuẩn tốt có thể giúp chống nhiễm nấm âm đạo.
- Tránh thụt rửa.
Theo Boldsky
Bất lực ở nam giới: Trên bảo, dưới không nghe!
Bất lực ở nam giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục, khiến các đấng mày râu bị trầm cảm, căng thẳng và mất tự tin. Bạn có biết nguyên nhân nào khiến "cậu bé" không chịu nghe lời mỗi khi làm chuyện ấy?
Tình trạng bất lực hay rối loạn cương dương xảy ra khi bạn không thể cương cứng, duy trì cương cứng không đủ lâu hoặc xuất tinh sớm. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bất lực ở nam giới có liên quan đến các rối loạn cảm xúc hoặc thể chất.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Y dược Hoa Kỳ cho biết nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần lên theo tuổi tác. Nguy cơ bất lực ở nam giới thậm chí còn tăng cao hơn ở nam giới được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch.
Hãy cùng tìm hiểu 6 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bất lực ở nam giới để nhận biết bệnh từ sớm và tìm cách điều trị nhé.
1. Bất lực ở nam giới do bệnh tiểu đường
Hệ thống nội tiết của cơ thể có chức năng sản xuất các hormone điều tiết các hoạt động chuyển hóa, chức năng tình dục, sinh sản, tâm trạng... Khi hệ thống nội tiết gặp vấn đề, bạn sẽ gặp phải nhiều nguy cơ sức khỏe trong đó có các rủi ro dẫn đến tình trạng bất lực ở nam giới.
Tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone insulin của cơ thể và là một bệnh nội tiết điển hình có thể dẫn đến tình trạng bất lực. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến bệnh tiểu đường mãn tính chính là tổn thương thần kinh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của dương vật.
Tiểu đường có thể gây ra tình trạng suy giảm lưu lượng máu và nồng độ hormone. Hai yếu tố này đều có ảnh hưởng đến sự bất lực ở nam giới.
2. Bất lực ở nam giới do rối loạn thần kinh
Nhiều bệnh lý thần kinh sẽ làm gia tăng nguy cơ bất lực ở nam giới. Các rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng giao tiếp giữa não bộ và cơ quan sinh dục. Điều này chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn không thể đạt được sự cương cứng như mong muốn và dẫn đến tình trạng "trên bảo, dưới không nghe". Các dạng rối loạn thần kinh thường gặp liên quan đến tình trạng bất lực ở nam giới đó chính là:
Bệnh Alzheimer, Bệnh Parkinson, U não hoặc u cột sống, Bệnh đa xơ cứng, Đột quỵ, Động kinh thùy thái dương.
Nếu đã phẫu thuật tuyến tiền liệt thì nhiều khả năng bạn cũng có thể trải qua tổn thương thần kinh, dẫn đến bất lực.
Các vận động viên xe đạp đường trường có thể trải qua tình trạng bất lực tạm thời. Áp lực thường xuyên ở mông và bộ phận sinh dục ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn thần kinh và sự bất lực.
3. Bất lực ở nam giới do thuốc điều trị
Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định có thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, yếu tố tác động trực tiếp đến chứng bất lực gặp phải ở nam giới. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số loại thuốc bên dưới đây có thể xem là nguyên nhân thường gặp dẫn đến bất lực ở nam giới:
Thuốc chẹn alpha-adrenergic, trong đó có tamsasmin (Flomax)
Thuốc chẹn beta, trong đó có carvedilol (Coreg) và metoprolol (Lopressor)
Thuốc hóa trị ung thư, trong đó có cimetidine (Tagamet)
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), trong đó có alprazolam (Xanax), diazepam (Valium) và codein
Các chất kích thích thần kinh trung ương, trong đó có cocaine và amphetamine
Thuốc lợi tiểu, trong đó có furosemide (Lasix) và spironolactone (Aldactone)
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), trong đó có fluoxetine (Prozac) và paroxetine (Paxil)
Các hormone tổng hợp, trong đó có leuprolide (Eligard)
Tuy một số loại thuốc có khả năng gây ra chứng bất lực ở nam giới nhưng bạn không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
4. Bất lực ở nam giới do bệnh tim mạch
Các bệnh lý ảnh hưởng đến tim mạch có thể tác động đến khả năng bơm máu, do đó có thể gây ra chứng bất lực ở nam giới. Khi không có đủ lượng máu bơm tới dương vật, bạn sẽ không thể cương cứng hoặc không cương cứng đủ lâu khi giao hợp.
Bệnh xơ vữa động mạch khiến động mạch bị tắc nghẽn có khả năng gây bất lực ở nam giới. Tình trạng cholesterol cao và cao huyết áp cũng là nguy cơ khiến bạn gặp phải tình trạng bất lực.
5. Bất lực ở nam giới do cảm xúc
Để cương cứng, trước tiên bạn cần phải trải qua giai đoạn ham muốn (excitement phase). Giai đoạn này chính là sự phản hồi của cảm xúc. Nếu cảm xúc của bạn bị rối loạn lúc này, khả năng tình dục của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trầm cảm và lo âu có liên quan đến nguy cơ gia tăng bất lực ở nam giới. Mệt mỏi, lo âu liên quan đến trầm cảm cũng có thể dẫn đến bất lực ở nam giới. Nếu không thể cương cứng trước đây, bạn thường sẽ có tâm lý e ngại mình không thể cương cứng sau này. Ngoài ra, nguyên nhân tâm lý cũng có thể khiến bạn chỉ cương cứng được với một số bạn tình nhưng với người khác thì không.
Khi được chẩn đoán mắc phải chứng bất lực ở nam giới, bạn có thể chỉ đạt trạng thái cương cứng hoàn toàn khi thủ dâm hay khi ngủ. Tuy nhiên, đến khi quan hệ thật sự thì bạn lại không thể cương cứng.
6. Bất lực ở nam giới do thói quen sinh hoạt
Việc lạm dụng quá nhiều chất kích thích như cocaine và amphetamine trong nhiều trường hợp có thể là nguyên nhân dẫn đến sự bất lực ở nam giới. Nếu bạn sử dụng nhiều rượu bia và các thức uống có cồn thì khả năng cương cứng hay duy trì sự cương cứng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo cho thấy mình đang sử dụng các loại chất kích thích quá nhiều.
Khi đã biết được những nguyên nhân gây bất lực ở nam giới, bạn nên chủ động tìm cách phòng tránh hay nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để cải thiện tình trạng. Lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh khi "cậu bé" không nghe lời để tận hưởng chuyện ấy trọn vẹn hơn.
Theo Hellobacsi
Điều không ngờ dẫn tới vô sinh Ở người trẻ, nguyên nhân vô sinh phần nhiều do thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh, nạo hút thai, quan hệ tình dục không bảo vệ. Vô sinh đa phần do lối sống Theo số liệu mới nhất, tỉ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam hiện là 7,7%, trong đó vô sinh 1 (nguyên phát) là 3,8% vô...