Nhiệm kỳ thứ 4 của Vladimir Putin: Kế hoạch và thách thức
Một lần nữa, Vladimir Putin đã trở thành Tổng thống Liên bang Nga, dẫn dắt xứ sở bạch dương trong 6 năm nữa với nhiều mục tiêu nhưng cũng không thiếu các thách thức đang đón chờ.
Tầm nhìn tham vọng
Theo bản nghị định “Ý tưởng quốc gia và mục tiêu phát triển chiến lược cho Liên bang Nga cho tới năm 2024″ được công bố ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Putin, Nga sẽ phấn đấu lọt vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên mức trung bình toàn cầu và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo RT, nếu xét GDP theo sức mua tương đương (PPP) – cách xác định giá trị thực sự của nền kinh tế tốt hơn chỉ số GDP trên danh nghĩa, Nga đang đứng thứ 6 chỉ sau Đức. Do đó, đây là một mục tiêu không hề xa vời một chút nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ tuyên thệ hôm 7.5. Ảnh: AP.
Về dân số, ông Putin hứa hẹn sẽ nâng tuổi thọ trung bình của người dân Nga lên 78 tuổi – đạt bằng mức tuổi thọ trung bình nữ của quốc gia này vào thời điểm hiện tại và cao hơn 5 tuổi so với mức tuổi thọ trung bình vào năm 2017. Ngoài ra, ông chủ Điện Kremlin còn có dự định tung ra các chính sách khuyến khích tài chính cho các cặp đôi mới cưới, nâng cao dịch vụ sức khỏe và cải thiện lương, môi trường làm việc cho các bà mẹ để đẩy tỷ lệ sinh lên 1,7%. Nhằm đảm bảo dân số có thể phát triển một cách ổn định, chính phủ cũng sẽ giảm tỷ lệ tử vong hoặc ít nhất là khuyến khích người dân sống lành mạnh và năng vận động hơn trước.
Theo kế hoạch trong 6 năm tới, mỗi năm sẽ có 6 triệu hộ gia đình được cải thiện cuộc sống. Để đạt được điều này, Moscow sẽ cho dành tổng cộng 720 triệu mét vuông để xây các ngôi nhà mới và khi mua nhà, người Nga sẽ được vay ngân hàng với lãi suất không quá 8%/năm.
Cuối cùng, để Nga trở thành “một nơi đáng sống hơn”, Moscow dự định mở rộng các khu vực bảo vệ môi trường với tổng diện tích lên tới 5 triệu héc ta, đem trở lại nhiều loài vật để tăng cường đa dạng sinh học và đồng thời bảo vệ nhiều báu vật thiên nhiên đang bị đe dọa.
Video đang HOT
Đối với các đô thị, ông Putin muốn trong 6 năm tới, không khí ở các thành phố sẽ trong lành hơn, dẹp bỏ các bãi rác trái phép cũng như cải thiện chất lượng nước uống bằng “các công nghệ thử nghiệm của quân đội”. Đặc biệt, thay vì duy trì mô hình quyết định từ trên xuống dưới như cũ, chính phủ mong muốn 30% dân số của một thành phố cùng thường xuyên tham gia thúc đẩy, bỏ phiếu và áp dụng các biện pháp để đảm bảo nơi sinh sống trở nên “đáng sống” hơn.
Thách thức đón chờ
Vụ việc cựu điệp Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc chỉ là một trong nhiều nỗ lực hạ bệ Nga của phương Tây
Hiện tại, thách thức lớn nhất với nước Nga đang đến từ bên ngoài. Việc Mỹ và đồng minh phương Tây không ngừng siết chặt vòng vây cô lập và trừng phạt Nga đang khiến nền kinh tế nước này đang gặp nhiều khó khăn. Không chỉ có vậy, Washington và các nước châu Âu còn tìm đủ mọi lý do để gây hấn, tạo nên căng thẳng với Moscow mà trường hợp điển hình mới đây nhất là vụ việc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc ở Anh. Giới phân tích nhận định, việc thực thi chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, song vẫn bảo đảm các lợi ích quốc gia nhằm cải thiện quan hệ với phương Tây, rất có thể được ông Putin đưa vào danh sách những ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Còn ở trong nước, ông Putin cũng sẽ phải giải quyết nhiều thách thức để đạt được các mục tiêu đã đề ra như: tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm, tuổi thọ nam ngắn hơn nữ tới 10 năm, ô nhiễm môi trường từ các ngành công nghiệp nặng, thu nhập thực tế của người dân Nga trong 4 năm qua liên tục giảm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức tương đối cao 5,1%, khoảng 20 triệu người dân đang phải sống dưới mức nghèo đói. Ngoài ra, ông chủ Điện Kremlin cũng sẽ phải “đau đầu” với bài toàn nền kinh tế vẫn còn bị lệ thuộc vào giá dầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế Nga vốn vẫn lệ thuộc vào giá dầu, song các nước phương Tây lại áp đặt lệnh cấm bán các công nghệ khoan nước sâu để khai thác dầu mỏ, khiến sản lượng khai thác dầu của Nga có khả năng sụt giảm từ năm 2020, nếu không phát triển các mỏ dầu mới.
Theo Danviet
Siêu xe chống đạn mới của Putin vượt xa xe "Quái thú" của Trump?
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7.5 đã dùng siêu xe chống đạn mới nhất làm phương tiện di chuyển đến Điện Kremlin để làm lễ nhậm chức, xóa tan tin đồn mẫu xe này không trình làng đúng hạn.
Theo The Drive, mẫu siêu xe chống đạn xuất hiện đúng vào dịp ông Putin nhậm chức mang đến nhiều ý nghĩa. Bởi đây là lần đầu tiên có một nhà lãnh đạo Nga dùng chiếc siêu xe nội địa làm phương tiện di chuyển kể từ những năm 1990.
Từ năm 1991, Điện Kremlin dùng "xế hộp" Đức để phục vụ các quan chức cấp cao. Do vậy dự án Kortezh được thực hiện nhằm thay thế những xe nhập khẩu bằng chính ô tô do Nga sản xuất để phục vụ quan chức.
Hồi tháng 4.2018, có tin đồn rằng mẫu siêu xe chống đạn đắt tiền này sẽ không kịp xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Putin. Nhưng dường như nhà sản xuất Nga đã kịp thời bàn giao một chiếc duy nhất phục vụ Tổng thống.
Mẫu siêu xe chống đạn mới nhất chở ông Putin đến lễ nhậm chức.
Chiếc limousine dành cho Tổng thống Putin có thể so sánh ngang với siêu xe "Quái thú" chuyên chở Tổng thống Mỹ. Báo Nga định dự án Kortezh là cơ hội để Moskva chứng minh khả năng tự thiết kế và sản xuất phương tiện di chuyển bảo đảm an toàn, đáng tin cậy.
Hiện chưa có thông tin chính xác về mẫu siêu xe chống đạn lần đầu xuất hiện ngày 7.5. Viện Nghiên cứu ôtô NAMI của Nga dường như đã thuê chuyên gia từ Porsche và Robert Bosch của Đức để giúp hoàn thiện mẫu sản xuất.
Mẫu siêu xe chống đạn triệu đô này có công suất 600 mã lực, sử dụng động cơ V8 tích hợp turbo tăng áp. Tờ The Drive đồn đoán mẫu siêu xe này nhẹ hơn chiếc "Quái thú", nhưng không rõ có ảnh hưởng đến khả năng chống đạn hoặc phòng vệ hay không.
Hãng sản xuất Nga dường như mới hoàn thiện một mẫu duy nhất phục vụ Tổng thống.
Ước tính sẽ có khoảng 200 xe mới được bàn giao cho chính phủ Nga trong tương lai gần. Những mẫu phục vụ quan chức có thể là phiên bản cắt giảm, không cần đến các tính năng bảo vệ tối tân như mẫu xe "Quái thú", một phần để cắt giảm giá thành, mặt khác để giúp chiếc xe do Nga sản xuất vận hành đáng tin cậy hơn.
Một vài chiếc chuyên phục vụ Tổng thống Nga nhiều khả năng có tính năng vượt trội hơn hẳn những chiếc xe còn lại, The Drive nhận định.
Dĩ nhiên chiếc limousine mới phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sánh ngang những mẫu xe sang đắt giá nhất, với bảng điều khiển điện tử và hệ thống truyền thông đa phương tiện tích hợp.
Đoàn xe mô tô hộ tống chiếc siêu xe mới chở ông Putin đến lễ nhậm chức.
Theo một số chuyên gia, mẫu siêu xe mới chở ông Putin ưu việt hơn xe "Quái thú" bởi nó có thể chống đỡ đòn tấn công từ máy bay trực thăng, lựu đạn, súng đại liên, thậm chí còn có thể chịu được tác động của vụ nổ hạt nhân quy mô nhỏ.
Cho đến nay, năng lực thực sự của mẫu siêu xe chuyên chở Tổng thống Nga và các quan chức cấp cao vẫn chưa được hé lộ.
Theo Danviet
Ông Tập Cận Bình lần đầu tiên được chọn là người quyền lực nhất hành tinh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã được tạp chí Forbes nêu danh là người quyền lực nhất thế giới năm 2018. Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Đại Liên, Trung Quốc ngày 8.5.2018. Ảnh: Reuters Bảng xếp hạng những người quyền lực nhất thế giới năm 2018 được Forbes công bố hôm...