Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do ăn phở bò tái
Thấy trong quần có những mảng màu trắng đục, dài khoảng 3-4 cm, dẹp như xơ mít, đến viện khám, chị Thơm “té ngửa” khi biết mình bị nhiễm ký sinh trùng do hay…ăn phở bò tái.
Tưởng bổ mà hại
Tiến sĩ-bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chuyên gia về bệnh ký sinh trùng cho biết thói quen ăn thịt tái tưởng như bổ dưỡng nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm.
Bác sĩ phát hiện dưới da bệnh nhân có nốt gạo heo.
Bác sĩ Siêu không thể quên được trường hợp của chị Đặng Thị Thơm, 35 tuổi, một công chức, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Chị Thơm đến khám, cho biết sáng sớm ngủ dậy thấy đáy quần lót có những vật thể nang màu trắng đục. Kiểm tra trên giường chị Thơm cũng thấy những đốt sán như trên rải rác…
“Cô ấy vô cùng hoảng sợ, cho biết đã từng đến tiệm thuốc Tây, miêu tả bệnh, được hướng dẫn mua thuốc tẩy giun về uống nhưng không khỏi”, bác sĩ Siêu kể.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Siêu biết bệnh nhân đã bị nhiễm sán dải bò (Taenia saginata – một loại ký sinh trùng hình dáng dài, dẹt, nang sán nằm trong thớ thịt bò).
Bệnh nhân tâm sự thường ăn phở bò tái mỗi bữa sáng. Như vậy, bệnh nhân bị sán dải bò nằm trong miếng thịt bò tái vẫn chưa chết, theo đường ăn uống thâm nhập vào cơ thể.
Video đang HOT
Những đoạn màu trắng đục, dẹp mà chị Thơm thấy ở quần lót và trên giường chính là nang chứa hàng trăm ngàn trứng của sán dải bò rơi ra từ hậu môn.
Theo bác sĩ Siêu, trường hợp bị nhiễm sán dải bò như chị Thơm không hề hiếm.
Trước đây, khi còn khám bệnh tại khoa khám bệnh – Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, trung bình mỗi tuần bác sĩ Siêu gặp ít nhất từ 5-6 bệnh nhân nhiễm sán dải bò.
Điều đáng nói, những bệnh nhân này có cả nam và nữ, đa phần là dân công chức. Nguyên nhân mắc bệnh có điểm chung là đều ăn thịt bò tái.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán dải bò hút chất dinh dưỡng để sống. Người nhiễm phải chúng thường xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải.
Sau khi ăn phải thịt bò có sán dải bò khoảng 3 tuần nạn nhân sẽ thấy các triệu chứng như trường hợp của chị Đặng Thị Thơm nói trên.
Bệnh nhiễm sán dải bò không khó chữa nhưng dễ tái phát bởi trứng của chúng từ người nhiễm, vương vãi khắp chăn, màn, chiếu, gối, bàn ghế…
Muốn chữa trị dứt hẳn bệnh nhiễm sán dải bò, bác sĩ phải yêu cầu cả gia đình bệnh nhân phải uống thuốc điều trị đặc hiệu. Chăn, màn, chiếu, gối, quần áo… của cả nhà người bệnh cần được giặt nước sôi trong vòng 2 tuần để giết hết trứng sán.
Ăn thịt heo, sán chui lên não đóng kén
Hiểm họa không chỉ đến từ thịt bò sống mà còn tới từ thịt heo không an toàn bị nhiễm sán dải heo (Taenia solium). Heo có sán dải heo còn gọi là lợn gạo. Những loại heo mọi, heo thả rông do đặc tính thả rông trong môi trường hoang dã là đối tượng dễ nhiễm loại sán này nhất.
Anh Trần Văn Tùng, 43 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn TP.HCM, là một nạn nhân của sán dải heo vì thói quen thích nhậu.
Thời gian gần đây, thỉnh thoảng anh có triệu chứng nôn ói, nhức đầu.
Gia đình anh Tùng tá hỏa khi biết trong đầu anh có một khối u. Khi phẫu thuật ra, các bác sĩ hết hồn bởi đó là một nang sán (Cysticercus cellulosea).
“Năm 1994, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM tiếp nhận trường hợp bị nang sán đóng u trong đầu y chang như vậy. Bệnh nhân kia bị khối u to bằng quả chanh. Theo dõi nhiều năm không thấy di căn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật và lấy ra được một nang sán dải heo (Cysticercus cellulosea)”, bác sĩ Siêu kể.
Cũng bị nhiễm sán dải heo nhưng nhẹ hơn là trường hợp của chị Nguyễn Thị Cúc, 22 tuổi, ngụ tại quận 5.
Chị Cúc đi khám vì xuất hiện nhiều nốt rải rác dưới da vùng cổ và hai cẳng tay như hột đậu xanh. Hóa ra đó là những nang sán dải theo lâu ngày bị vôi hóa.
Bác sĩ Siêu cho biết, sán dải heo theo đường ăn uống xuyên qua thành ruột, vào máu, chu du khắp cơ thể. Nếu chúng xuất hiện dưới da còn may bởi chỉ gây mất thẩm mỹ nhưng sợ nhất là sán đi lên não.
Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Theo SKDS
Amip ăn não người không phải loại thường
Mới đây tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ghi nhận một bệnh nhân tử vong do não đã bị ký sinh trùng amip tấn công và "ăn thịt" các tổ chức tế bào não. Do tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng amip trong cộng đồng nước ta khá cao.
Trao đổi với báo chí ngày 31/8 về thông tin một bệnh nhân nam 25 tuổi tại TP Hồ Chí Minh vừa qua đã tử vong do nhiễm một loại "amip ăn não người", bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ký sinh trùng "ăn não người" gây ra cái chết của bệnh nhân này không phải là amip. Trên thực tế bệnh do amip đã được ghi nhận có sự lưu hành ở nước ta từ rất lâu và tỷ lệ người nhiễm cũng khá cao.
2 thể nhiễm thường gặp nhất là amip tại ruột và amip ngoài ruột. Amip ngoài ruột nghĩa là ký sinh trùng từ ruột đi vào cơ thể qua đường máu, xâm nhập một số cơ quan gây nên các ổ áp xe, gây mủ, điển hình là áp xe gan do amip. Một số trường hợp amip xâm nhập lên não gây áp xe não, tuy nhiên những ca này rất hiếm gặp, thường chỉ ở những người có hệ thống bảo vệ không đặc hiệu rất kém, các đại thực bào, bạch cầu... không đủ sức ngăn cản ký sinh trùng mới bị nhiễm.
Dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khi tắm sông, ao hồ bẩn
Tương tự quan điểm của bác sĩ Hà, trong bài viết đăng trên trang của Viện Sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn, bác sĩ Nguyễn Võ Hinh khẳng định, loại ký sinh trùng ăn não người gây nên cái chết của bệnh nhân ở TP Hồ Chí Minh có tên gọi là Naegleria fowleri, không phải là một amip thật sự.
Ký sinh trùng Naegleria fowleri tồn tại khá phổ biến ở vùng nước bẩn. Bản chất nó không thuộc họ amip nhưng vì có hình dáng, đặc tính khá giống với amip nên nhiều người có thói quen gọi luôn nó là amip cho tiện. Loại ký sinh trùng này gây tử vong cao (đến 98%) nhưng vô cùng hiếm gặp, cho đến nay trên thế giới chỉ mới phát hiện được khoảng vài trăm trường hợp nhiễm.
PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng khoa Ký sinh trùng - trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng amip trong cộng đồng khoảng 5-10%. Tuy nhiên, nó chỉ thể hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi trong ruột, hoặc khi cơ thể yếu, sức miễn dịch kém, rất hiếm gặp ca tử vong, trong khi bệnh nhân nếu được chẩn đoán đúng, kịp thời thì có thể khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng trước thông tin này. Cũng theo PGS. Nguyễn Văn Đề, ca tử vong do amip tấn công não mới ghi nhận tại BV Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh có thể là do bệnh nhân đã đến muộn, hoặc tổ chức não bị áp xe nên sự tổn thương ở não nặng nề hơn.
Tuy khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng với ký sinh trùng "amip ăn não người" - Naegleria fowleri vì bệnh lý này vô cùng hiếm gặp, song các chuyên gia cũng khuyên người dân và cả các bác sĩ không nên chủ quan với bệnh này, bởi bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm.
Lý do là bệnh lý nhiễm Naegleria fowleri cũng gây viêm não, viêm màng não nên khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ thường điều trị ngay theo các phác đồ điều trị bệnh viêm não hoặc amip thông thường, dẫn đến điều trị không trúng, không hiệu quả, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, cách phòng bệnh do nhiễm amip tốt nhất là chỉ nên tắm, bơi, lặn ở những nơi nước sạch và sử dụng dụng cụ kẹp mũi bảo vệ khi bơi, lặn trong các hồ nước có nguy cơ mầm bệnh. Những người sống bằng nghề thường xuyên tiếp xúc với nước sông hồ, ao đầm hoặc tắm sông hồ, đặc biệt là bị ho sặc trong lúc ngâm mình trong nước, nếu thấy có biểu hiện bệnh thì nên đi khám sớm.
Theo Nguyễn Phan (An ninh thủ đô)
Kẻ thù giấu mặt trong thực phẩm Ẩn chứa sau những bó rau, miếng thịt, con cá... là rất nhiều kẻ thù của sức khỏe, đó chính là vi khuẩn, độc tố, nấm mốc, chất phụ gia... Thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu lương tâm của người bán hàng..., người tiêu dùng đang đối mặt với nhiều nguy hiểm do sử dụng thực phẩm không...