Nhiễm khuẩn từ thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm
Mới đây, một người đàn ông 41 tuổi được các bác sĩ tại khoa Đông y (Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) xổ thành công sán xơ mít. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm sán xơ mít suốt 8 năm, đi đến nhiều BV để xổ sán nhưng không thành công.
Trước đó, BV cũng xổ thành công sán xơ mít dài 7m được lấy ra khỏi người 2 nữ bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân trên đều có thói quen ăn đồ tái sống, được xác định là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sán xơ mít làm tổ nhiều năm trong cơ thể.
Thói quen ăn đồ tái sống được xác định là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sán xơ mít làm tổ nhiều năm trong cơ thể.
Theo một khảo sát của Viện Sốt rét – Ký sinh trung – Côn trùng Trung ương, có đến 3/4 dân số Việt Nam nhiễm các loại giun sán, trong đó có sán xơ mít. TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho biết, khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ, ngoài nguy cơ mất ATTP thì việc bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người. Các thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao nhất, sau đó đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm… nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo ATTP, nấu chín kỹ hay chưa.
Trong tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp, khi mua thịt lợn bên ngoài, người tiêu dùng cần lưu ý:
- Nhận biết lợn bị bệnh:
Lợn gạo do ấu trùng hoặc kén giun sán. Lưu ý kén giun xoắn nằm trong thớ thịt, hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song thớ thịt. Có khi thấy kén đã vôi hóa là những đốm trắng như đầu ghim nằm trong thịt. Lợn bị sán ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim có mầu trắng, hình bầu dục, kén mầu đục to bằng hạt đậu tương.Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, mầu trắng, to bằng hạt vừng (nếu lấy hạt đó kẹp giữa hai phiến kính đã nhỏ sẵn glycerin 1/3 – soi kính thấy vỏ đầu sán có 4 giác với 2 đầu móc nhỏ).
Ngoài ra, lợn bị thương hàn trên bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím; lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt; lợn bị tụ huyết trùng: thịt có những mảng bầm, tụ máu; lợn bị viêm gan: thịt có màu vàng.
- Chọn mua thịt lợn:
Video đang HOT
Trạng thái bên ngoài màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường; thịt rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính; tủy bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi; nước luộc thịt: nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to.
Với thịt ôi: Vết lõm còn lâu, không trở lại bình thường ngay được, dính nhiều. Thịt kém tươi khi ấn ngón tay, để lại vết lõm, sau đó trở về bình thường, dính, tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi. Khi nấu lên nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ.
Một số loại hoa quả được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có màu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc còn dính hóa chất bảo vệ thực vật, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả
Thêm vào đó, việc lựa chọn các loại rau củ hàng ngày cũng nên đảm bảo: Hình dáng bên ngoài rau, quả còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại quá “mập”, “phổng phao”. Rau quả cần có màu sắc tự nhiên không úa, héo. Chú ý cảm giác “nhẹ bỗng” của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật. Rau quả không có dính chất lạ: không mua loại rau quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng, rau không có mùi lạ. Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.
Một số loại hoa quả được ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, nhìn ngoài vẫn có màu tươi đẹp, nhưng núm cuống hoặc thâm nhũn, hoặc còn dính hóa chất bảo vệ thực vật, khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ thấy biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả.
Vì thế, người tiêu dùng khi chọn mua thực phẩm, rau quả cần chú ý nguồn gốc xuất xứ, có dấu kiểm nhiệm ATTP… Để đảm bảo cho gia đình luôn an toàn trước các nguy cơ mất nhiễm khuẩn, cần nên thực hiện các nguyên tắc sau: Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ việc ăn chín uống sôi; Không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần; Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc; Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ; Quản lý phân loại rác chặt chẽ, tránh để phát tán bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Xuân Thanh
Theo PLXH
Sán xơ mít sống trong bụng bệnh nhân nhiều năm do thói quen ăn uống mà hầu như người Việt nào cũng mắc
Theo một khảo sát của Viện Sốt rét - Ký sinh trung - Côn trùng Trung ương, có đến 3/4 dân số Việt Nam nhiễm các loại giun sán, trong đó có sán xơ mít.
Sán xơ mít làm tổ trong bụng nhiều bệnh nhân kéo dài đến nhiều năm với chiều dài kinh hãi
Mới đây, một người đàn ông 41 tuổi được các bác sĩ tại khoa Đông y (Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) xổ thành công sán xơ mít. Trước đó, bệnh nhân nhiễm sán xơ mít suốt 8 năm, đi đến nhiều bệnh viện để xổ sán nhưng không thành công. Các bác sĩ ghi nhận nguyên nhân dẫn đến sán xơ mít chính là thói quen thường xuyên lên rừng và ăn rau sống, thịt sống của bệnh nhân này.
Trước đó, bệnh viện cũng xổ thành công sán xơ mít dài 7m được lấy ra khỏi người 2 nữ bệnh nhân. Tất cả đều có thói quen ăn đồ tái sống, được xác định là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sán xơ mít làm tổ nhiều năm trong cơ thể.
Theo một khảo sát của Viện Sốt rét - Ký sinh trung - Côn trùng Trung ương, có đến 3/4 dân số Việt Nam nhiễm các loại giun sán, trong đó có sán xơ mít. Sán xơ mít là tên mà người dân thường gọi của 3 loại sán: Sán dải bò, sán dải lợn và sán dải cá.
Muốn sán xơ mít không làm tổ trong người, hãy bỏ ngay thói quen ăn đồ tái sống!
Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.
"Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt... Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày... Đừng quên, không chỉ riêng chuyện ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống thì mới có nguy cơ cao bị nhiễm sán. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm... nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nấu chín kỹ hay chưa", TS Từ Ngữ cho hay.
Khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao.
Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dải lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh có thể bị động kinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gần 1/3 các trường hợp bị bệnh động kinh là do bị nhiễm sán xơ mít. Loại sán này có thể dài tới khoảng chục mét và thải đốt liên tục đồng thời cũng sinh ra đốt mới nên nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh. Người bị nhiễm sán sẽ bị thiếu dinh dưỡng, gầy còm ốm yếu, đau bụng, tiêu chảy.
Trường hợp người bị nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ, da... rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.
Hình ảnh chụp X-quang cơ thể bệnh nhân toàn sán nhung nhúc khiến nhiều người kinh hãi.
Theo TS Từ Ngữ, để không ăn phải thực phẩm nhiễm sán nói chung và sán xơ mít nói riêng cần phải: Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi; Không phân biệt đối tượng, cả gia đình cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần; Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, nội tạng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc; Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở, vườn tược sạch sẽ; Quản lý phân rác chặt chẽ, tránh để lợn, gà, chó tha phân gây ô nhiễm môi trường.
"Đối với những món ăn như tiết canh, thịt sống, tái, tốt nhất chúng ta phải từ bỏ ngay từ bây giờ. Đây là những món ăn ẩn chứa nhiều ấu trùng sán nhất. Ngoài ra, trong quá trình mua thực phẩm, bạn cũng cần chú ý chọn mua thịt lợn, bò... tươi, ngon, sạch cho gia đình", TS Từ Ngữ nhấn mạnh.
Theo afamily
Phẫu thuật thành công ca thoát vị nội hiếm gặp Các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công cho một thiếu nữ ở Quảng Nam bị thoát vị nội hiếm gặp. Ngày 2/9, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân P.K.D (16 tuổi, trú xã Điện Trung) bị thoát vị nội hiếm gặp đang dần hồi phục sức khỏe....