Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, chúng khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên gồm các bệnh lý như: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa…
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan tới: viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ nhỏ là một bệnh phổ biến (Ảnh: theo boldsky).
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Cũng theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất.
Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.
Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,…
Video đang HOT
Các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi.
Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh. Hai loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus thường lây lan nếu bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật như đồ chơi hoặc túi xách.
Nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus.
Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?
Chăm sóc thân nhiệt:
Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Cho trẻ bú tăng cường hoặc uống nhiều nước.
Chăm sóc đường thở:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông hoặc hút mũi – miệng, nhỏ nước muối sinh lý 0,9%.
Không cần can thiệp nếu trẻ ho ít, vì ho là phản xạ giúp tống chất tiết ra ngoài. Trường hợp trẻ ho quá nhiều gây nôn trớ và mất ngủ có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, dịu bớt cơn ho.
Chăm sóc vệ sinh:
Để hạn chế nguồn lây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến khám cơ sở y tế gần nhất khi: Trẻ có các dấu hiệu nặng, sốt cao 38,50C hoặc sốt kéo dài>3 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng:
Trẻ nhỏ cần cho bú mẹ theo nhu cầu. Trẻ lớn cho ăn đủ chất, thức ăn lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhằm duy trì sức đề kháng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt
Một số biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
- Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Với những trẻ có sức đề kháng yếu, có tiền sử dị ứng thời tiết cha mẹ nên cẩn thận hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc.
- Cách ly trẻ với người bị mắc bệnh hô hấp.
- Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Bé trai 17 tháng tuổi suýt mất mạng vì hóc hạt hướng dương
Ngày 15/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, vừa tiến hành nội soi, phát hiện, xử lý thành công dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc của 1 bệnh nhi tới từ huyện Triệu Sơn.
Trước đó, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhân Trần Văn Anh T. (17 tháng tuổi, địa chỉ xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong tình trạng rất nặng. Cháu T. khó thở, tím tái, phải hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản, ý thức hôn mê. Bệnh nhân nhanh chóng được hỗ trợ thở máy, thực hiện các xét nghiệm cấp cứu cần thiết.
Theo gia đình kể, 1 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân biểu hiện ho, khó thở, không sốt. Tình trạng khó thở tăng lên khi nằm xuống, tím môi, chỉ cảm thấy đỡ hơn khi ngồi dậy hoặc bế vắt vai. Không rõ tình trạng hóc dị vật là gì.
Bé trai 17 tháng tuổi suýt mất mạng vì hóc hạt hướng dương
Qua thăm khám, xác định đây là một trường hợp khó khi bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh rất nặng, đe dọa tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành nội soi phế quản cấp cứu ngay tại giường. Trong quá trình nội soi, phát hiện dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc.
Các bác sỹ tiến hành gắp dị vật qua nội soi phế quản, đưa hạt hướng dương ra khỏi đường thở bệnh nhân an toàn. Bệnh nhân được cai thở máy sau 6 giờ, ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có các biến chứng khác.
Thạc sỹ, bác sỹ Ngô Việt Hưng Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết: Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ từ 1-6 tuổi và có nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả rất đau lòng. Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ thường do trẻ tò mò, thích nhét các vật lạ vào miệng hoặc mũi mà hay gặp là hạt lạc, hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì, mẩu xương, vỏ tôm, vỏ cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc... Và vì phản xạ đóng, mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa hoàn thiện nên những dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ, gây khó thở, rất nguy hiểm với tính mạng.
Dị vật đường thở gặp khoảng 1% trong tổng số bệnh lý hô hấp ở trẻ em. Dị vật đường hô hấp trên thường dễ chẩn đoán và điều trị còn dị vật đường hô hấp dưới thường khó chẩn đoán, điều trị khó khăn và phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong như tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, thủng khí quản, xuất huyết đường thở, abces phổi. Dị vật đường hô hấp dưới thường chiếm khoảng 25% bệnh nhân và có đến 2 - 5 % bệnh nhân bị tử vong. Dị vật đường thở có thể giải quyết triệt để, không có tai biến hay để lại di chứng bằng phương pháp nội soi phế quản nếu được phát hiện và thực hiện sớm. Đây là kỹ thuật an toàn, được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào tính chất của dị vật, vị trí và điều trị sớm hay muộn.
Do vậy, khi trẻ có các triệu chứng khó thở nghi ngờ dị vật đường thở cần phải bình tĩnh, tuyệt đối không kích thích trẻ, cần cố gắng móc gây nôn nhằm lấy dị vật ra ngoài và đảm bảo tư thế thông thoáng đường thở, tôn trọng tư thế của trẻ giúp cho trẻ có tư thế dễ chịu nhất. Vận chuyển trẻ nhẹ nhàng, an toàn đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi hỗ trợ phương tiện cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa cấp cứu loại bỏ dị vật.
Kỹ thuật nội soi phế quản đã được Bệnh viện Nhi Thanh Hóa triển khai thực hiện từ năm 2009. Kỹ thuật này được áp dụng trong điều trị can thiệp các bệnh lý hô hấp như bơm rửa khí phế quản, chẩn đoán các dị tật bẩm sinh, chẩn đoán và gắp dị vật...Nhờ có phương pháp này, nhiều bệnh nhi đã được chẩn đoán sớm, cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Theo congly
Tiếc lọ thuốc xịt họng dùng dở, người đàn ông rát bỏng họng, mất cảm giác Tiếc lọ thuốc xịt họng vừa mới được bác sĩ kê đơn tháng trước, ông Minh (Cầu Giấy) liền lấy ra sử dụng lại hy vọng cắt được những cơn ho mới tái phát. Không dùng thuốc xịt họng quá 10 ngày Đến ngày thứ 4, họng ông rát bỏng, toàn bộ vùng miệng ngứa ngáy, ăn uống hết sức khó khăn, mất...