Nhiễm độc vì chữa bệnh bằng sừng tê giác
Nhiều người lùng mua sừng tê giác chữa bệnh vì tin đó là vị thuốc quý. Ảnh minh họa: Treehugger.com. Được mách sừng tê giác là vị thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chị Hằng mua về uống. Sau khi dùng, chưa đỡ đau miệng, chị đã thấy mặt mọc đầy mụn mủ, ngứa, rát.
Chị Hằng, 21 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể, tuần trước, khó chịu vì bị nhiệt miệng lâu ngày, dùng nhiều thuốc không khỏi, chị đã bỏ khá nhiều tiền mua sừng tê giác về uống. Theo như tài liệu chị đọc được thì sừng tê giác rất tốt, giúp thanh nhiệt, giải độc nên rất hữu hiệu trong việc chữa nhiệt miệng.
Tuy nhiên, sau khi uống 2 ngày, chị bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và ban đỏ ở mặt, ngứa và đau rát, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ. Chị đến khám tại Phòng khám tư vấn Hen phế quản và các Bệnh Dị ứng – Tự miễn tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai thì được chẩn đoán là nhiễm độc da dị ứng do sừng tê giác.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngoài tác dụng hạ sốt tương đối tốt, các công dụng chữa bệnh khác của sừng tê giác hiện chưa được chứng minh. Thêm nữa, do có thành phần khá phức tạp với nhiều loại hoạt chất có nguồn gốc xa lạ với con người, nên sừng tê giác hoàn toàn có nguy cơ gây các phản ứng dị ứng và nhiễm độc. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thận trọng, không nên tự ý sử dụng sừng tê giác khi không có hướng dẫn của thày thuốc.
Video đang HOT
Theo VNE
Hoa hướng dương chữa đau gan, tăng huyết áp
Từ lá, hoa, thân, cành, rễ của cây hướng dương đều được nhân dân ta ứng dụng, chế thành các vị thuốc quý trị nhiều bệnh thông dụng.
1. Lá hướng dương: dùng 20-40g lá hướng dương, sắc uống để chữa sốt và ức chế tụ khuẩn vàng.
Dùng 30g lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống thay trà để chữa chứng cao huyết áp.
2. Lõi thân và cành cây hướng dương: dùng 15-30g lõi thân và cành cây hướng dương giã nát hãm nước sôi, thêm đường trắng uống trong ngày để chữa ho gà.
Dùng khoảng 1 mét lõi thân cây hướng dương cắt khúc, sắc nước uống ngày 1 thang để chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, dùng liên tục trong 1 tuần.
Dùng khoảng 60cm lõi thân và cành hướng dương, 60g rễ rau cần cạn, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong nhiều ngày.
Hoa hướng dương. Ảnh: Internet
3. Rễ cây hướng dương: dùng rễ cây hoa hướng dương, tiểu hồi hương, hạt mùi, mỗi vị 6-10g, sắc nước uống chữa chứng thượng vị đau tức, ăn không tiêu.
Dùng rễ cây hoa hướng dưỡng giã nát, lọc lấy nước cốt, hòa với mật ong. Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần để chữa chứng táo bón.
Dùng 30g rễ cây hoa hướng dương sắc với đường đỏ uống để chữa chứng tinh hoàn sưng đau.
4. Hạt hướng dương: hạt hướng dương 30g, đem bóc bỏ vỏ, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha với đường phèn uống trong ngày, chữa chứng đi lỵ xuất huyết, chán ăn, mệt mỏi.
5. Hoa hướng dương: hoa và lá hướng dương sấy khô, tán bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng da bị bỏng lửa rất tốt.
Dùng 60g hoa hướng dương khô sắc lấy nước ngâm, rửa âm đạo hàng ngày để chữa chứng viêm loét âm đạo.
Dùng 30-90g cụm hoa hướng dương sắc uống để trị chứng đau đầu, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng, đau khớp, viêm vú và chứng tăng huyết áp.
Dùng lượng hoa hướng dương vừa đủ sắc lấy nước, để nguội bớt rồi lấy khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi. Bài này dùng cho bệnh nhân mắc sởi nhưng mọc chậm.
Theo Tiền Phong
Công dụng bất ngờ từ húng quế Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè. Không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y. Bữa cơm cuối tuần, bạn muốn thay đổi không khí cho cả nhà bằng món cuốn hấp dẫn...