Nhiễm độc chì: Mối nguy rình rập trẻ
7 trong 18 mẫu sơn công nghiệp có hàm lượng chì vượt quy chuẩn của Việt Nam (trên 600 ppm). Gần một nửa trẻ mẫu giáo tham gia nghiên cứu có nồng độ chì máu cao hơn giá trị tham chiếu của CDC Mỹ.
Đây là kết quả khảo sát nồng độ chì trong sơn và thực trạng phơi nhiễm chì ở thợ sơn và trẻ em mầm non được thực hiện tại TP Hà Nội, TPHCM và tỉnh Bình Dương. Nhóm nghiên cứu đã lấy 40 mẫu sơn dung môi gồm 19 mẫu sơn trang trí, 18 mẫu sơn công nghiệp và 3 mẫu sơn chống ăn mòn. Đồng thời cũng tìm hiểu nồng độ chì máu của 60 người (thợ sơn, công nhân công ty sơn) và 48 trẻ mẫu giáo khu vực phía Nam.
Nghiên cứu diễn ra từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2021, do Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển phối hợp với Khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường với sự hỗ trợ kỹ thuật của Mạng lưới loại bỏ chất gây ô nhiễm quốc tế.
Trẻ em có nguy cơ nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác nhau như sơn pha chì, đồ chơi, tái chế ắc quy, ô nhiễm môi trường… (Ảnh minh họa: Hawai.gov ).
Kết quả, 39% mẫu sơn công nghiệp có hàm lượng chì cho kết quả lớn hơn 600 ppm (vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam về giới hạn hàm lượng chì trong sơn). Đặc biệt, có 3 mẫu sơn công nghiệp màu vàng chứa hàm lượng chì lớn hơn 10.000 ppm.
100% mẫu sơn trang trí đều chứa hàm lượng chì dưới 600 ppm. Hàm lượng chì cao nhất là 29,3 ppm, thấp nhất là
Ngoài ra, nồng độ chì máu trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 4,52 g/dL, thấp nhất là 1,29 và cao nhất là 20,72 I/dL. Nồng độ chì máu trung bình của trẻ em là 5,27 g/dL, ở thợ sơn là 3,9 g/dL.
ThS. Thân Nguyễn Phương Hải, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết nồng độ chì máu trung bình (BLL) của thợ sơn nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam (10 g/dL) và giá trị tham chiếu của CDC Mỹ (5 g/dL). Tuy nhiên, gần một nửa trẻ em mẫu giáo có nồng độ chì máu cao hơn so với giá trị tham chiếu của CDC Mỹ (5 g/dL). Một trẻ có nồng độ chì máu 20,72 g/dL do đã sử dụng thuốc cam – một loại thuốc bột truyền thống sử dụng cho trẻ em và là nguồn phơi nhiễm chì phổ biến ở trẻ em ở Việt Nam.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả này cho thấy rằng công nghệ sản xuất sơn không chì có tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những loại sơn có hàm lượng chì vượt rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cho thấy sự cần thiết phải đảm bảo việc tuân thủ giới hạn quy định 600 ppm của tất cả các nhà sản xuất sơn trong thời gian sắp tới.
Thống kê tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy nhiễm độc chì hiện nay ở Việt Nam còn xảy ra nhiều. Có bệnh nhân đến viện được phát hiện, có bệnh nhân còn đang ở ngoài cộng đồng. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc chì như khai khoáng quặng chứa chì, tái chế chì từ ắc quy, sử dụng thuốc y học cổ truyền có chứa chì đặc biệt là chứa hồng đơn… Ngoài ra, sơn chứa chì cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Ở nồng độ thấp, chì ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ như giảm chỉ số thông minh (IQ), giảm khả năng chú ý, chậm nói, thay đổi hành vi, kết quả học tập giảm sút. Mức chì máu thấp nhất là 2g/dL đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trẻ em. Trẻ em bị nhiễm độc chì có thể bị giảm thính lực. Ngưỡng nghe của những em có mức chì máu là 20g/dl tăng 10 – 20% so với những em có mức chì máu là 4 g/dl.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chì là một trong 10 kim loại nặng cần được quan tâm nhất đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Mỗi năm thế giới ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Nhiễm độc chì có thể gây các tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể như: cơ quan tạo máu, tim mạch, xương khớp, thận tiết niệu, trí tuệ. Trẻ em có nguy cơ nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác nhau như sơn pha chì, đồ chơi, hoạt động khai khoáng, tái chế ắc quy, ô nhiễm môi trường…
Tuần lễ Quốc tế Phòng chống Nhiễm độc Chì năm nay diễn ra từ ngày 24 đến 30/10. Việc sản xuất và bán sơn chì vẫn được cho phép ở hơn 55% quốc gia, là nguồn tiếp xúc với chì liên tục và trong tương lai đối với trẻ em và người lao động có tiếp xúc với sơn. Trọng tâm của tuần lễ hành động quốc tế năm nay hướng đến đẩy nhanh tiến độ hướng tới giai đoạn toàn cầu loại bỏ sơn chì thông qua các biện pháp và quy định pháp lý.
Năm 2020, Việt Nam đã ban hành thông tư số 51 phê duyệt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn. Theo đó, giới hạn tối đa của tổng hàm lượng chì trong sơn 600ppm trong thời hạn 5 năm đầu kể từ ngày Thông tư có hiệu lực và 90ppm sau 5 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
Người Hải Phòng sống khốn khổ vì ruồi từ bãi rác tràn vào nhà
Bãi rác Đồng Sam tiếp nhận 20 tấn mỗi ngày, cách khu dân cư huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng chỉ vài trăm mét.
Gần đây, ruồi phát sinh nhiều đã làm đảo lộn cuộc sống người dân.
Bãi rác Đồng Sam rộng hàng nghìn m2 nằm gần khu dân cư tổ dân phố Tiến Lộc, thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng. Những năm gần đây, bãi rác xử lý theo kiểu chôn lấp quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
Những ngày qua, ruồi nhặng từ bãi rác bay tràn ra khu dân cư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Ruồi bu kín găng tay, quần áo lao động để trên chiếc xe máy đỗ gần bãi rác.
Ruồi tràn vào nhà dân bâu lên nhiều đồ đạc, vật dụng, hàng hóa.
Người dân địa phương dùng cách dùng vỉ đập hoặc keo dính để bẫy ruồi. "Những ngày trước, nhiều hộ phải mắc màn giữa ban ngày để ăn cơm để tránh ruồi. Nhà cũng phải lắp thêm cửa kính kín để ngăn chúng", ông Nguyễn Công Mai (tổ dân phố Tiến Lộc) cho biết.
Nhiều người dân khác cho biết trong các cuộc họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri, họ nhiều lần phản ánh thực trạng này và kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhằm mong muốn có biện pháp xử lý triệt để như di dời bãi rác đi nơi khác.
Nhưng đến nay, tình trạng ô nhiễm này vẫn tồn tại. Ruồi xuất hiện nhiều sau những cơn mưa, trời nắng lên hoặc những ngày trời nồm. Bức xúc, người dân đăng nhiều hình ảnh ghi lại cảnh ruồi bâu kín ôtô đỗ ở vỉa hè và đồ đạc trong nhà lên mạng xã hội để phản ánh.
Chủ tịch UBND thị trấn Cát Hải Phạm Vĩnh Thành cho biết trước đây, bãi rác Đồng Sam chỉ tiếp nhận rác thải trên địa bàn thị trấn Cát Hải. "Từ năm 2015 đến nay, bãi này tiếp nhận thêm rác của 4 xã còn lại trên đảo Cát Hải với tổng số khoảng 15.000 dân nên dẫn đến tình trạng quá tải", ông Thành nói với Zing.
Theo thống kê, hiện bãi rác Đồng Sam đang phải tiếp nhận 20 tấn rác một ngày. Sau khi xuất hiện tình trạng ruồi tràn vào khu dân cư, chính quyền địa phương đã báo với Công ty quản lý công trình công cộng và dịch vụ đô thị Cát Hải - đơn vị quản lý bãi rác, để phun hóa chất xử lý. Về lâu dài, UBND thị trấn Cát Hải đã nhiều lần kiến nghị cấp trên di chuyển bãi rác đi nơi khác hoặc chuyển rác thải của địa phương về khu xử lý tập trung của thành phố.
Thị trấn Cát Hải, nơi có bãi rác. Ảnh: Google Maps.
Ung thư gan: Khi cảm thấy "đau" là đã quá trễ Ung thư gan phát triển rất nhanh và có thể tăng gấp đôi kích thước trong 3 tháng. Ung thư gan là một bệnh liên quan đến tình trạng viêm gan, từ viêm đến ung thư thường trải qua 3 giai đoạn: đầu tiên là từ viêm gan mãn tính đến xơ gan, sau đó là ung thư gan. Đó là do khi...