Nhiễm Covid-19 biến chủng Delta, 6 người có triệu chứng nhẹ nhờ tiêm vắc xin
Trong một đám cưới được tổ chức ngoài trời ở bang Texas (Mỹ), 6 người đã bị nhiễm Covid-19 biến chủng Delta.
6 người này dù trên 50 tuổi, có bệnh lý nền nhưng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ vì đã tiêm vắc xin.
Dù bị nhiễm Covid-19 chủng Delta và có bệnh nền nhưng 6 người ở Mỹ có triệu chứng nhẹ nhờ đã tiêm vắc xin. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu này đã cho thấy hiệu quả của các loại vắc xin mà Mỹ đã triển khai tiêm cho người dân. Vắc xin dù không bảo vệ tuyệt đối khỏi nguy cơ nhiễm Covid-19, đặc biệt là biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao, nhưng có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh nhân có thể tử vong, theo Business Insider.
Sự kiện khiến các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 là một đám cưới được tổ chức vào tháng 4.2021 ở gần thành phố Houston, bang Texas (Mỹ). Đám cưới này có 92 người tham gia, diễn ra ngoài trời. Toàn bộ khách mời được yêu cầu phải tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin mới được tham dự.
Trong số các khách mời có 2 người đàn ông vừa đi du lịch từ Ấn Độ về, đều trên 60 tuổi. Trước khi lên máy bay về Mỹ, họ đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng khi trở về Mỹ, họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của Covid-19. Nhóm tác giả nghiên cứu tại Đại học Y khoa Baylor (Mỹ) tin rằng chính 2 người này là nguồn lây cho 6 người trong đám cưới.
Vì sao Mỹ chưa quyết định tiêm liều tăng cường vắc xin Covid-19?
6 người bị lây đều trên 50 tuổi, có tiếp xúc gần với 2 người đàn ông và mắc bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường hoặc thừa cân. Dù 8 người cùng nhiễm biến chủng Delta nhưng 2 người đàn ông lại xuất hiện các triệu chứng nặng nhất và không may đã tử vong.
Trong 6 người bị nhiễm bệnh trong đám cưới, có 2 người được tiêm vắc xin Pfizer, 2 người được tiêm vắc xin Moderna, 2 người còn lại được tiêm Covaxin. Họ xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi.
Các dữ liệu phân tích tại Mỹ cho thấy 99,5 % trường hợp tử vong do Covid-19 là người chưa tiêm vắc xin. Nhóm nghiên cứu tin vắc xin dù không giúp ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm nhưng có thể giảm khả năng tử vong. Nhiều cái chết có thể ngăn chặn nếu được tiêm đầy đủ.
Những người đã tiêm vắc xin Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, đau họng hoặc ho. Đây là biểu hiện của nhiễm Covid-19 biến chủng Delta nhưng ở mức độ nhẹ, theo Business Insider .
1.200 người chết trong ngày, Indonesia bùng phát dịch mạnh nhất thế giới
Biến chủng Delta đang đẩy Indonesia đến gần bờ vực thảm họa hơn khi số ca nhiễm và số ca tử vong vì Covid-19 liên tục lập kỷ lục.
Indonesia hiện là vùng dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á (Ảnh: Reuters).
Bloomberg dẫn số liệu của Bộ Y tế Indonesia ngày 16/7 cho biết, trong vòng 24h qua, nước này ghi nhận 1.205 ca tử vong vì Covid-19. Đây là số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao nhất từ trước đến nay ở Indonesia.
Trong ngày, Indonesia cũng có thêm kỷ lục 56.757 ca nhiễm mới, tăng gấp 7 lần so với số ca nhiễm trung bình trong ngày cách đây một tháng. Với con số này, Indonesia vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca nhiễm trong ngày cao nhất thế giới. Tính đến hôm nay, Indonesia có tổng cộng hơn 2,78 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 71.000 người đã tử vong.
Indonesia đang chật vật đối phó với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có, nguyên nhân được cho là do sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan hơn và một phần do các lễ hội tập trung đông người. Bất chấp cảnh báo dịch lây lan, vào tháng 5, hàng triệu người Indonesia đã di chuyển từ các địa phương này qua các địa phương khác vào dịp lễ kết thúc tháng Ramadan. Ông Yaqut Cholil Qoumas, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề tôn giáo Indonesia, cho biết chính phủ nước này sẽ cấm các lễ cầu nguyện tụ tập đông người vào dịp lễ Idul Adha vào đầu tuần tới ở tất cả các khu vực nằm trong "vùng đỏ" và "vùng cam".
Số ca nhiễm tăng nhanh khiến các bệnh viện ở Indonesia quá tải, nhiều bệnh nhân Covid-19 tử vong tại nhà vì không thể nhập viện điều trị. Theo số liệu của tổ chức Lapor Covid-19, ít nhất 625 bệnh nhân Covid-19, chủ yếu ở Java, đã chết ngoài bệnh viện kể từ tháng 6 đến nay, trong đó chủ yếu là người tự cách ly tại nhà.
Ngoài ra, tình trạng quá tải bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19 nặng, khiến các bệnh viện ở Indonesia thiếu trầm trọng nguồn cung ôxy y tế. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Indonesia đã yêu cầu tăng năng suất ngành sản xuất ôxy nội địa, đồng thời tăng cường tìm kiếm các nguồn nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới.
Cùng lúc đó, Bộ trưởng Y tế Budi Sadikin cho biết, Indonesia đang cạn kiệt một số loại thuốc dùng để điều trị Covid-19 như remdesivir, tocilizumab và intravenous immunoglobulin. Indonesia đang đàm phán để mua các loại thuốc này từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Cuộc khủng hoảng ở Indonesia hiện nay phần nào cho thấy tác động của việc thiếu nguồn cung vắc xin ở các nước đang phát triển khi một số nơi khác đã bắt đầu mở cửa và tìm cách trở lại cuộc sống bình thường. Đến nay, Indonesia mới tiêm chủng cho khoảng 11% dân số, trong khi tỷ lệ này ở Liên minh châu Âu là 48%, Mỹ là 53%.
Ngoài những nguyên nhân như sự xuất hiện của biến chủng dễ lây lan và tốc độ tiêm chủng chậm, các chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay ở Indonesia còn do chính phủ Indonesia áp đặt các biện pháp phong tỏa không thực sự nghiêm ngặt, cũng như chưa đầu tư đúng mức vào hệ thống truy vết hiệu quả.
"Mỗi ngày chúng tôi nhận thấy biến chủng Delta càng đẩy Indonesia đến gần bờ vực thảm họa hơn", Jan Gelfand, người đứng đầu phái đoàn Indonesia tại Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm (IFRC), bình luận.
Malaysia tăng "sốc" ca Covid-19, cảnh báo chủng Delta lây trong "vài giây" Malaysia ngày thứ 3 liên tiếp phá kỷ lục ca Covid-19 ghi nhận trong 24 giờ, trong khi cơ quan y tế nước này cảnh báo mức độ rất nguy hiểm của biến chủng Delta. Chủng Delta đang gieo "ác mộng" tại nhiều khu vực tại châu Á, trong đó có Malaysia (Ảnh: Reuters). Malaysia ngày 15/7, có thêm 13.215 ca Covid-19, mức...