Nhiễm Chlamydia và các biến chứng nguy hại
Chlamydia là một loại vi khuẩn gây bệnh cho con người khi có điều kiện tiếp xúc. Nhiễm khuẩn Chlamydia là chứng bệnh dễ gặp trong các viêm nhiễm phụ khoa.
Đa số trường hợp nhiễm Chlamydia không được phát hiện vì không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc rất mờ nhạt. Thời gian ủ bệnh khoảng 5-15 ngày. Nữ thấy ra chút ít dịch hơi đục, có thể trắng đục hoặc vàng đục… Dịch này không gây mùi, không gây quá khó chịu làm người nhiễm bệnh không đi khám. Một số trường hợp có biểu hiện rõ ràng, người bệnh khó chịu phải đi khám gọi là cấp tính.
Trong trường hợp này thường có thêm một vài vi sinh vật khác kết hợp cùng gây bệnh, gọi là nhiễm khuẩn phối hợp. Biểu hiện rõ ràng nhất khi nhiễm Chlamydia và gây bệnh ở mức độ khá nặng là: Ở phụ nữ: buốt khi đi tiểu, hoặc muốn đi tiểu nhiều lần; âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa hay rát; đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục; Đau nhiều khi có kinh. Ở nam giới: Dương vật tiết dịch hơi trắng hay vàng; bỏng rát khi tiểu; rát và ngứa quanh bao quy đầu; Đau ở hậu môn hay tinh hoàn hoặc lúc xuất tinh. Chlamydia còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch huyết hoa liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục ngoài, sưng đau hạch bẹn.
Cách thức lây truyền Chlamydia chủ yếu chỉ lây truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng). Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai khi thai sinh thường. Chlamydia còn có thể gây bệnh ở trực tràng, kết mạc mắt, gan, mô mềm.
Ngoài việc gây ra các viêm nhiễm tại chỗ, Chlamydia còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản. Nhiễm Chlamydia ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra là hiện tượng dính và bít tắc tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh sản nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng. Vòi trứng thường cũng bị tắc do các dải xơ làm gấp góc vòi trứng hoặc dính vòi trứng bị bít lại. Chlamydia được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết. Từ đây, Chlamydia có thể đi vào niệu đạo gây viêm niệu đạo, đi ngược lên đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh. Trong thai kỳ, Chla có thể gây vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, sinh non, nhiễm khuẩn hậu sản và nhiễm Chlamydia cho trẻ sơ sinh. Về lâu dài, nhiễm đồng thời Chla và HPV – một loại virut dễ có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung.
Video đang HOT
Ở nam giới, biến chứng chủ yếu do nhiễm Chlamydia là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, do đó có thể gây vô sinh. Một số nghiên cứu đang xem xét ảnh hưởng của Chlamydia lên chất lượng tinh trùng.
Do hậu quả của nhiễm Chlamydia gây ra không nhỏ, vì vậy, khi có những dấu hiệu khác lạ ở cơ quan sinh dục, cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.
Theo Sức khỏe đời sống
Đề phòng các bệnh phụ khoa nguy hiểm thời mãn kinh
Theo bao gia dinh thống kê, phụ nữ sau khi mãn kinh thường sạch sẽ, ít bị viêm nhiễm bởi ít quan hệ tình dục hơn và không bị ảnh hưởng của những ngày kinh nguyệt.
Thế nhưng, rất nhiều các chị em ngạc nhiên khi không hoạt động gì mà vẫn viêm nhiễm vùng kín. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới vùng kín
Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, buồn trứng trong cơ thể ngừng hoạt động, nội tiết tố không được sản xuất nên sự thiếu hụt estrogen dẫn đến một loạt các triệu chứng như đổ mồ hôi, trí nhớ giảm sút.... Đặc biệt, việc thiếu estrogen dẫn đến một số nguy hiểm về vùng kín mà bạn cần đề phòng.
Những bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh
Ngứa âm hộ
Theo như tạp chí tin tuc phu nu phỏng vấn một số chị em độ tuổi này cho biết các chị em thường có dấu hiệu của các bệnh như viêm âm đạo, ung thư âm đạo mà không vì nguyên nhân cụ thể nào cả. Các bác sĩ sản khoa cho biết, ngưa sinh dục là một loại bệnh phổ biến ở tuổi mãn kinh. Vì thế, khi có dấu hiệu này, các chị em phải đến các cơ sở để thăm khám tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm nhiễm phụ khoa
Như đã nói phụ nữ tuổi này do nội tiết estrogen của buồng trứng giảm, môi trường âm đạo trở nên khô, thiếu dịch và axit lactis diệt khuẩn, nên thường gây viêm nhiễm âm đạo.
Biện pháp phòng chống
Để bảo vệ sức khỏe của các chị em, thì các chị em cần vệ sinh sạch sẽ hoặc đi khám chuyên khoa nếu thấy ngứa kéo dài. Ngoài ra, cần bổ sung các loại rau củ, quả chứa, vitamin và các loại thảo mộc cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, kích thích và luyện tập thể thao đều đặn để cơ thể luôn được thoải mái và khỏe mạnh.
Cuối cùng, chúc tất cả các chị em có một sức khỏe tốt, nên đi khám định kỳ để phát hiện ra bệnh và kịp thời xử lý.
Theo Kienthucgioitinh.com
Nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến ở hầu hết các chị em phụ nữ. Qua các đợt kiểm tra sức khỏe, hầu hết các chị em đều bị viêm nhiễm với mức độ nặng nhẹ khác nhau, chỉ có một số rất ít chị em không mắc phải căn bệnh này nhưng lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bệnh viêm...