Nhét tiền vào tay tượng Phật, hát quan họ xin tiền gây ‘nhức mắt’ ở hội Lim
Lễ hội vùng Kinh Bắc sáng 12/2 có nhiều hình ảnh phản cảm khi du khách chen nhau tìm cách nhét tiền vào tay tượng Phật. Dưới hồ, liền anh chị vẫn hát quan họ xin tiền.
Ngay từ sớm, nhiều người đã đổ xô đến pho tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay mới, ở giữa Chùa Lim thắp hương rồi xoa và kẹp tiền vào các kẽ tay
Hội Lim truyền thống vào 13/1 âm lịch hàng năm luôn đón một lượng du khách khổng lồ về dự.
Suốt từ sáng sớm cho đến trưa, khu vực này luôn trong cảnh chen chúc người ra, vào, chủ yếu để được xoa tiền vào tượng.
Nhiều người lầm tưởng như thế là kính trọng, thần linh sẽ hiểu và ban phát lộc cho con người.
Tuy nhiên, trong một lần trả lời phỏng vấn chúng tôi, ông Vương Duy Bảo, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đã cho rằng việc mang tiền giắt vào tay tượng Phật, rải đầy dưới chân, dưới sàn là sự phỉ báng, hối lộ thánh thần. “Hiện tượng này là sự hỗn tạp bây giờ mới có. Người xưa luôn tâm niệm thần linh là một thế lực thiêng liêng của tầng trên, nên ứng xử với thần linh phải đạt được sự kính trọng và trong sáng chứ không ai ứng xử theo lối mua bán”, ông Bảo khẳng định.
Video đang HOT
Còn tục hát quan họ trên thuyền là một nét đẹp nhưng nhiều năm qua các liền anh, liền chị này đã bị dư luận chỉ trích, phản đối việc vừa hát vừa ngả nón quai thao xin tiền khách dự hội. Có ý kiến cho rằng nó chẳng khác gì một gánh hát xẩm, làm mất đi bản sắc văn hóa lâu năm của vùng Kinh Bắc.
Năm nay thay vì cấm ngả nón xin tiền, các liền anh, liền chị lại dùng một chiếc khay nhựa.
Chỉ trong một buổi sáng, những người biểu diễn trên con thuyền rồng này đã xin được khá nhiều tiền. Có người cho vài chục nghìn, người thì đưa 5000 đồng lẻ.
Ngoài ra, các hàng quán cũng bày la liệt hai bên đường và cả khu vực cấm.
Tệ nạn ăn mày ăn xin tuy vẫn hoành hành mặc dù có giảm hơn so với các năm trước.
Theo Xahoi
Năm mới bàn về thói ăn chơi quá đà của người Việt
Chẳng biết từ bao giờ mà câu ca: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè" đã trở thành một thói quen không dễ bỏ của người Việt.
Đông nghẹt du khách trong ngày khai hội chùa Hương. Ảnh: T. Giang
Thế nên mới có chuyện, hết kỳ nghỉ Tết mà công sở vẫn vắng hoe, cơ quan đìu hiu bởi từ sếp đến nhân viên đều... đổ xô đi chùa cầu may hay hào hứng du xuân trẩy hội.
Các chuyên gia văn hóa cho rằng, đây là một thói quen đã trở nên lỗi thời trong xã hội hiện đại, nhưng vẫn đang kéo dài trở thành thói xấu của người Việt. Chính thói ăn chơi dông dài này đã kéo theo không ít hệ lụy và trở thành rào cản đối với sự phát triển xã hội.
Chơi quanh năm cũng... không hết lễ hội!
Đó là nhận xét của một nhà nghiên cứu văn hóa khi nói về số lượng các lễ hội được tổ chức hàng năm của nước ta hiện nay. Điều đó hoàn toàn chẳng có gì là đáng ngạc nhiên. Bởi theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước có khoảng gần 8.000 lễ hội, trong đó chủ yếu là lễ hội dân gian với số lượng hơn 7.000. Nếu tính đủ số lễ hội trong cả nước như thống kê trên và chia đều cho 365 ngày trong năm, người Việt có trung bình hơn 20 lễ hội/ngày. Chắc hiếm có dân tộc nào trên thế giới có thể ăn chơi quanh năm như vậy?!
Các lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, đặc biệt là dịp đầu năm mới. Đây chính là khoảng thời gian mà người dân khắp các tỉnh thành nô nức đi trẩy hội, vừa là du xuân với những hoạt động mang nhiều ý nghĩa tâm linh của người Việt. Một vài lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Lim (Bắc Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), chợ Viềng (Nam Định) và mới đây là lễ khai ấn đền Trần đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.
Bên cạnh đó, theo nhu cầu của cuộc sống hiện đại, một số lễ hội mới pha trộn giữa truyền thống và hiện đại đã được ra đời và phát triển khá mạnh mẽ. Những lễ hội này được gọi chung bằng tên gọi "lễ hội văn hóa du lịch". Không khó để nhận thấy, trên khắp các miền đất nước, đều nhộn nhịp với loại hình lễ hội này. Từ lễ hội bánh tét tại TP.Hồ Chí Minh, lễ hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), lễ hội du lịch văn hóa Sa Pa (Lào Cai), đến lễ hội cà phê hay ngày hội bánh dân gian Nam bộ... Thậm chí, nhân dịp đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, năm 2014 sẽ có thêm lễ hội đờn ca tài tử diễn ra tại Bạc Liêu.
Không thể phủ nhận, lễ hội đã và đang trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt, thế nhưng trước sự tăng lên không ngừng của các lễ hội, nó đang mang theo không ít "tật xấu". Hẳn dư luận còn nhớ hình ảnh du khách thập phương chen nhau lấy tiền mài bóng chân tượng Phật, hàng nghìn con người đạp đổ cả hàng rào sắt và xô ngã lực lượng bảo vệ để tràn vào "cướp lộc" đền... Chưa hết, hình ảnh tiền lẻ ngập đầy suối Giải oan, vương vãi khắp nền chuông đồng hay giắt đầy vào chân, tay tượng Phật cứ mỗi dịp lễ hội cũng khiến nhiều người phải day dứt. Hiện tượng "chặt chém" đã và đang là nỗi kinh hoàng của du khách mỗi khi du xuân trẩy hội...
Tất cả những sự việc nêu trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa, ý nghĩa to lớn của các lễ hội dân gian truyền thống mà ông cha ta đã mất hàng trăm năm đúc kết. Những "thói hư tật xấu" cũng làm mất đi hình ảnh đẹp trong lòng du khách và bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Sếp lớn, sếp bé rủ nhau đi du xuân, vãn cảnh
Cho đến ngày nay, câu ca: "Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè" vẫn luôn hiện hữu trong tâm thức của rất nhiều người dân Việt Nam. Thế nên, sẽ chẳng lấy gì làm lạ, khi cứ sau mỗi dịp nghỉ Tết, tình trạng công sở vắng hoe, cơ quan đìu hiu lại diễn ra phổ biến. Không ít cán bộ, công chức đã sử dụng thời gian làm việc vào mục đích cá nhân hay nói cách khác, công chức đã đánh cắp thời gian của Nhà nước.
Trao đổi với PV, PGS.TS Lê Quý Đức, viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) phân tích, thói quen này bắt nguồn từ tập quán sản xuất nông nghiệp có từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, qua thời gian, quan niệm này đã không còn hoàn toàn đúng. Trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp, nhịp độ cuộc sống đang vô cùng khẩn trương, quan niệm trên đang trở thành một thói quen xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Theo PGS. Lê Quý Đức, ngày đầu năm, không khó để nhận ra, tại khá nhiều cơ quan, công sở, hương vị Tết vẫn còn đang rất tưng bừng. Họ thường sử dụng thời gian này để gặp gỡ đầu xuân, chúc tụng nhau, tranh thủ giờ làm việc để đi lễ chùa, lễ hội, thăm hỏi người thân, bạn bè... Thậm chí, không ít cán bộ trong trạng thái mặt đỏ gay, lúc nào cũng ngà ngà hơi men vì nhậu nhẹt. Nhiều cơ quan, văn phòng chuẩn bị sẵn rượu và đồ ăn nhanh để các sếp cùng nhân viên chúc tụng nhau. Công việc cứ diễn ra từ từ, thủng thẳng từ sáng cho đến hết ngày, tinh thần hăng hái trong công việc bị giảm sút đáng kể.
Tại không ít cơ quan, đơn vị, những ngày làm việc sau Tết thường được lui lại đến cả tiếng, thậm chí vài tiếng đồng hồ. Một số cán bộ, nhân viên thậm chí đi muộn về sớm. Người có mặt đúng lịch, đúng giờ giấc quy định của cơ quan, thì ngày làm việc đầu tiên của năm mới cũng chỉ có mặt để "đánh trống ghi tên", mắt trước mắt sau rồi "chuồn". Một số lượng lớn trong số những người này tranh thủ đi lễ, đi chùa. Đây cũng chính là lý do để giải thích vì sao cứ lễ hội, chùa chiền đầu năm lại đông đến mức kinh khủng như vậy.
Trao đổi với PV về thực trạng này, nhà văn Ông Văn Tùng - một dịch giả lão thành nhìn nhận: Mặc dù đã có quy định cấm nhưng đầu năm tình trạng cán bộ công chức vẫn bỏ giờ làm đi du xuân, lễ lạt chùa chiền, vẫn diễn ra phổ biến. Theo nhà văn này, cứ vào mùa lễ hội đầu xuân, báo chí lại phản ánh rất nhiều về hiện tượng công chức Nhà nước ăn cắp thời gian, sử dụng xe công đi lễ chùa, đi trẩy hội. Họ cho rằng, đầu xuân đi chùa cầu may, hoặc công việc chưa đến mức bức xúc cần giải quyết ngay hoặc "chậm một chút cũng chẳng chết ai". Tuy nhiên, chính thói quen này tạo nên thói quen trì trệ, không chuyên nghiệp trong lao động.
Lý giải cho thói quen đi lễ đầu năm của không ít cán bộ, công chức, nhà văn Ông Văn Tùng nhận định: "Nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng thừa quá nhiều biên chế tại các cơ sở công quyền. Nhiều công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, sống cảnh "đời thừa" tại công sở là minh chứng cho điều đó. Họ quan niệm rằng, vắng cô thì chợ vẫn đông, vắng các nhân viên đi chùa chiền lễ lạt thì công việc ở nhà cũng vẫn chạy. Thế nên họ mới thoải mái trốn việc đi du xuân như vậy".
Dịch giả lão thành này cũng khuyến cáo, việc giữ thói quen "ăn chơi" sau Tết nếu tiếp tục kéo dài sẽ để lại hậu quả thật khó lường. Không ít đơn vị, cá nhân phải lỡ dở việc, nhất là những công việc liên quan đến thủ tục hành chính. Tháng Giêng, cái tháng mà người đi lễ, người chơi xuân được hưởng cái lợi về tinh thần, thì vô tình lại trở thành cái hại cho các cơ quan Nhà nước, các công ty, các cơ sở sản xuất... Các đơn vị sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng thiếu nhân lực, vì vậy mà ảnh hưởng lớn đến đơn đặt hàng, tiến độ công trình, có khi dẫn tới thua lỗ, đổ bể...
Năng suất lao động của Việt Nam đang rất thấp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á: Thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản 135 lần. Năng suất thấp đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Năm 2013, mặc dù tăng trưởng được cải thiện hơn năm 2012, chất lượng tăng trưởng chưa cao và chưa bền vững, đóng góp của yếu tố vốn và lao động còn lớn. Đóng góp của các yếu tố liên quan đến khoa học và kỹ thuật của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động của nước ta tăng thấp hơn mức tăng lương làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo Xahoi
'Cái bang' đội lốt nhà sư Sau nhiều ngày điều tra, trà trộn, PV Thanh Niên tiếp cận được một nhóm người chuyên đóng vai các tăng, ni để lừa phỉnh ở nhiều tỉnh miền Tây. Biến hóa chuyên nghiệp Buổi trưa đón xe ôm chạy như bay về bến xe Cần Thơ Một "nhà sư" tên Sỹ tại xóm đầu trọc - Ảnh: T.T Chuyến xe Châu Đốc...