Nhen nhóm một thế lực mới của ngành tiếp thị di động
Khi cái tên Zalo được xướng tên trong lễ trao giải The Smarties Việt Nam 2014, không ít người ngạc nhiên bởi Zalo chỉ là cái tên rất mới trong ngành tiếp thị di động.
Một hệ sinh thái đa dạng
Thời điểm cơn bão OTT (ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động) quét qua Việt Nam vào cuối năm 2011, Zalo chỉ là một ứng dụng OTT rất mới giữa những cái tên lớn như Viber, Line, Kakao Talk khi đến đầu năm 2012 mới tham chiến lĩnh vực này. Vì vậy, Zalo gặp không ít khó khăn bởi tham gia cuộc chơi OTT khá muộn. Giới quan sát đã hoài nghi về câu chuyện “trâu chậm uống nước đục” bởi thời điểm đó cả Viber và Line đều có lượng người dùng khá đông đảo.
Nhưng Zalo như một chú lính chì dũng cảm khi họ biết tận dụng lợi thế nền tảng kỹ thuật tốt, am hiểu văn hóa địa phương để chinh phục được người dùng điện thoại thông minh của Việt Nam.
Thật đáng ngạc nhiên, chỉ sau hai năm phát triển, đến giữa tháng 11/2014, họ đã thu hút 20 triệu người dùng và lượng tin nhắn trao đổi mỗi ngày đã lên tới con số 250 triệu. Với con số này, Zalo đã khẳng định mình là cái tên đi đầu trong linh vực nhắn tin di động miễn phí hàng đầu Việt Nam với thị phần liên tục tăng trưởng.
Còn nhớ vào tháng 7/2014, lần đầu tiên Zalo đạt 15 triệu người dùng và nếu tính đến thời điểm này, (tức khoảng ba tháng sau đó), đã có thêm 5 triệu thành viên gia nhập Zalo mới thấy sức hút mạnh mẽ từ Zalo.
Không chỉ có 20 triệu người dùng, Zalo đã xây dựng được một hệ sinh thái tương đối hoàn chỉnh, kết nối người dùng di động với những nền tảng giải trí như Zing Mp3 (một trang nghe nhạc trực tuyến), Zing News, Báo Mới (trang tin tức)…
Video đang HOT
Ảnh chỉ có tính minh họa.
Đánh giá về hệ sinh thái phong phú của Zalo, Giám đốc điều hành một Công ty truyền thông kỹ thuật số, nói rằng khi dùng khái niệm hệ sinh thái thì cần phải mang ý nghĩa là khả năng kết nối, cộng sinh của các thành tố trong nó nhằm tạo ra một điểm liên kết chung.
“Trước đây, tại Việt Nam không có cái gọi là hệ sinh thái di động, nhưng từ năm 2013 đến nay, với sự phát triển của nền tảng OTT Zalo thì đây có thể coi là nền tảng đóng vai trò kích thích sự hình thành của hệ sinh thái di động bởi Zalo có thế mạnh từ sự kết hợp với các nền tảng giải trí và thông tin hàng đầu Việt Nam như Zing, Báo Mới… Vì vậy, Zalo đã là một hệ sinh thái khá hoàn chỉnh.”
Thế lực mới nổi
Theo các chuyên gia, hiện trên thị trường không có nhiều nhà cung cấp nền tảng quảng cáo di động. Ba cái tên lớn nhất có lẽ là Adtima, Mobile Ads và SoSmart. Hiện, Adtima là đơn vị dẫn đầu cuộc đua bởi họ đang sở hữu hệ sinh thái hoàn chỉnh như Zalo. Cụ thể, Zalo có thể liên kết với Zing Mp3, gắn kết người dùng với âm nhạc mỗi ngày, ứng dụng Zalo là công cụ giao tiếp hàng ngày của gần 20 triệu người dùng Việt Nam.
“Đối với di động thì tính gắn kết sâu là lợi thế lớn nhất, nếu người dùng đã sẵn sàng dành nhiều thời gian cho các nền tảng Zing, Zalo, thì họ cũng có xu hướng tương tác nhiều hơn với các hoạt động tiếp thị, chứ không chỉ xem quảng cáo mà thôi. Trong tương lai gần, chắc chắn Adtima sẽ tận dụng những lợi thế này để mở rộng hệ sinh thái tiếp thị di động,” vị Giám đốc trên cho biết.
Với thế mạnh sở hữu 20 triệu người dùng và một hệ sinh thái hoàn chỉnh, Zalo đang trở thành một nền tảng tiếp thị di động đáng giá khi hàng loạt thương hiệu lớn như Coca-Cola, Red Bull, McDonald’s, ví điện tử Momo, Unilever… đã cùng với Adtima để thực hiện các chiến dịch tiếp thị của minh trên Zalo.
Ông Kittiphan Boonmena, Giám đốc tiếp thị và bán hàng của Công ty Red Bull (Việt Nam), cho rằng lợi điểm mà Red Bull đạt được sau khi thực hiện chiến dịch trên Zalo chính là cơ hội tiếp cận trực tiếp nhóm khách hàng mục tiêu hiệu quả với chi phí hợp lý. Ngoài ra, sử dụng chiến dịch tiếp thị di động trên Zalo đã giúp họ có thể thấy và đánh giá ngay hiệu quả chiến dịch ở từng thời điểm.
Cũng theo ông Kittiphan Boonmena, Adtima là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo trên mobile, đồng thời cũng là đơn vị sở hữu nền tảng di động tốt nhất hiện nay là Zalo.
Do đó, với hạ tầng kỹ thuật tốt, đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, năng lực thấu hiểu khách hàng và chiến lược hợp lý, dự án bộ ảnh động “Chú bò vô đối” giữa Red Bull và Adtima thực hiện đã thành công trong việc tiếp cận được khách hàng mục tiêu của Red Bull.
Đánh giá về các chiến dịch mà Adtima đã thực hiện trên Zalo, ông Rohit Dadwal, Giám đốc khu vực APAC của MMA cho rằng, các chiến dịch này thành công vì biết cách tận dụng tốt một ứng dụng nhắn tin có hơn 20 triệu người dùng. Họ đã thành công trong việc tiếp thị và đẩy mạnh thương hiệu của mình.
Theo các chuyên gia, điểm mạnh của Zalo là một ứng dụng đi tiên phong khai thác dịch vụ nhắn tin thoại miễn phí. Ngoài ra, nếu nhắn với Zalo, người nhận có thể thấy thông tin ngay lập tức kể cả chữ lẫn tiếng.
Ngoài ra, Zalo đã hình thành nên một hệ sinh thái di động kết nối các nền tảng giải trí từ âm nhạc đến tin tức. Vì vậy, Zalo trở thành một phương tiện hiệu quả và đi kèm theo nó là những câu chuyện thú vị về sản phẩm. Do đó, rất có thể Zalo sẽ trở thành một thế lực mới trong ngành quảng cáo tiếp thị di động, nơi mà luôn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Theo Vietnamplus
MobiFone đang xúc tiến triển khai dịch vụ OTT
Nguồn tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đơn vị này đang xem xét việc triển khai cung cấp ứng dụng OTT (gọi điện, nhắn tin miễn phí trên nền tảng Internet) của MobiFone.
Nhiều khả năng MobiFone sẽ là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên cung cấp OTT. (Ảnh minh họa: VMS)
Nếu được cấp phép, MobiFone sẽ là nhà mạng đầu tiên của Việt Nam triển khai OTT, sau khi dịch vụ này làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của các công ty viễn thông di động.
Thực tế cho thấy, năm 2013 đã chứng kiến sự bùng nổ của OTT. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) từng chia sẻ, doanh thu của Viettel tăng trưởng chậm lại chính là bởi sự khó khăn của nền kinh tế, bão hòa của dịch vụ điện thoại di động, suy giảm của điện thoại cố định và sự phát triển của các dịch vụ mới. Trong đó, OTT được xem là "thủ phạm" làm "xói mòn" doanh thu của nhà mạng.
Trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn cho biết cuối năm 2013, Viettel đã nghĩ tới chuyện mua các công ty sáng tạo. Và nếu mua OTT, Viettel sẽ đặt các công ty này nằm ngoài Viettel Telecom (đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông truyền thống) và đưa nó thành một đơn vị độc lập. Việc này sẽ gây sức ép cho Viettel Telecom và là cơ hội cho đơn vị này đổi mới.
Tại Tọa đàm về thị trường viễn thông vào cuối năm 2013, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết đang nỗ lực để có tiếng nói chung với các doanh nghiệp OTT. MobiFone đã gặp gỡ Viber, Zalo để bàn cách hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, cách tiếp cận của nhà mạng và OTT khác nhau nên thời gian tới vẫn sẽ... tiếp tục đàm phán để có tiếng nói chung.
Thế nhưng, với việc xin phép được triển khai OTT, có vẻ như MobiFone đã chọn cho mình một con đường riêng sau khi việc đàm phán giữa nhà mạng và doanh nghiệp OTT đang ở hai thái cực khác nhau.
Cũng giống MobiFone, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó trưởng phòng Kinh doanh của VinaPhone cho hay, nhà mạng này đã đàm phán, tiếp xúc với khá nhiều OTT nhưng việc hợp tác chưa được như mong muốn.
Ông Hải kỳ vọng, khi cơ quan quản lý Nhà nước có khung về quản lý và bản thân các doanh nghiệp OTT cũng có sự cạnh tranh, đào thải... thì giữa mạng viễn thông truyền thống và OTT sẽ có tiếng nói chung để đưa tới cho khách hàng có sự trải nghiệm dựa trên sự ổn định của mạng viễn thông và sự phong phú của OTT.
Theo Vietnamplus
OTT: công cụ mới cho mobile marketing Nền tảng nội địa Zalo được MMA bình chọn là công cụ truyền thông của năm thay vì các ông lớn nước ngoài. Thị trường tiếp thị quảng cáo trên di động có thể đang ở thời điểm vàng. Thời điểm vàng cho mobile marketing Không phải ngẫu nhiên mà năm nay Hiệp hội Mobile Marketing (MMA) lại chọn Việt Nam là điểm...