Nhếch nhác tại các ngôi trường bỏ hoang sau sáp nhập
Sau sáp nhập, nhiều trường học ở Hà Tĩnh trong tình trạng bị bỏ hoang, những dãy nhà hai tầng đầu tư khang trang nay không được sử dụng, quản lý tốt trở nên nhếch nhác, xuống cấp.
Cảnh nhếch nhác tại Trường THCS Thịnh Lộc bị bỏ hoang sau sáp nhập – Ảnh: LÊ MINH
Đầu tháng 12-2021, phóng viên đến một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến nhiều trường học bị bỏ hoang sau khi sáp nhập. Tình trạng chung ở các ngôi trường này là cảnh nhếch nhác, hạ tầng xuống cấp nghiệm trọng. Thâm chí, khuôn viên một số trường học bỏ hoang còn được người dân tận dụng thả bò.
Ghi nhận tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, ngôi trường THCS Đặng Tất được sáp nhập với Trường THCS Hậu Lộc vào năm 2015, học sinh tại trường Đặng Tất đến học địa điểm mới, từ đó đến nay ngôi trường này bỏ hoang.
Hạ tầng tại Trường THCS Thịnh Lộc xuống cấp nghiêm trọng vì sau sáp nhập không được sử dụng – Ảnh: LÊ MINH
Hạ tầng ngôi trường này gồm một dãy nhà 2 tầng, 10 phòng học. Lâu ngày không được sử dụng nên tường đã nứt nẻ, rêu bám đen, cửa bị hư hỏng nặng nề. Do bị bỏ hoang nên người dân sử dụng để chứa vật liệu xây dựng, ở khu vực sân trường được một doanh nghiệp tận dụng làm nơi đúc cống thoát nước…
Cách đó không xa, Trường THCS Thịnh Lộc (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) sau khi sáp nhập vào Trường THCS Bình An Thịnh cũng không còn sử dụng đến nên bỏ hoang nhiều năm nay. Ngôi trường này có quy mô hai dãy nhà hai tầng, cơ sở vật chất xuống cấp, nhếch nhác không khác với thực trạng tại Trường THCS Đặng Tất.
Video đang HOT
Trường THCS Thạch Bình trông khá mới nhưng do sáp nhập nên bỏ hoang từ 2016 đến nay – Ảnh: LÊ MINH
Tại TP Hà Tĩnh, vào năm 2016, Trường THCS Thạch Bình (xã Thạch Bình) được sáp nhập vào Trường THCS Đại Nài nên từ đó đến nay cũng không còn được sử dụng. Ngôi trường này còn khá mới, tuy nhiên không được quản lý tốt nên cơ sở vật chất nhanh chóng xuống cấp nghiêm trọng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Khắc Phong – chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà – cho biết Trường THCS Thịnh Lộc được xây dựng trên diện tích khoảng 11.000m 2, năm 2013 sáp nhập với Trường THCS Bình An Thịnh nên ngôi trường này bỏ hoang cho đến nay.
Đối với khuôn viên ngôi trường này đã được địa phương làm thủ tục chuyển đổi làm sân vận động, khu vui chơi giải trí của xã, còn khối 2 dãy nhà hai tầng vẫn bỏ hoang, chưa có phương án xử lý.
Cỏ mọc um tùm, các cánh cửa bị tháo rời, rác thải bừa bộn khắp nơi là thực trạng tại Trường THCS Thạch Bình trong thời gian bị bỏ hoang – Ảnh: LÊ MINH
Nói về phương án xử lý Trường THCS Đặng Tất, ông Nguyễn Đức Quang – chủ tịch UBND xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà – cho biết, Trường THCS Đặng Tất sau sáp nhập bỏ hoang từ 2015 đến nay, hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết để chuyển trụ sở xã Phù Lưu về tại ngôi trường này. Dự kiến trong 2022 phấn đấu hoàn thiện xong thủ tục hồ sơ.
Cô giáo Hà Tĩnh 13 lần hiến máu và giây phút cứu người bị tai nạn giao thông
Nhận được thông tin một phụ nữ gặp tai nạn giao thông cần máu gấp, cô Nguyễn Thị Lợi - Trường Tiểu học Hộ Độ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lập tức đến bệnh viện để hiến máu.
Cô Nguyễn Thị Lợi đã có 13 lần tham gia hiến máu.
Giọng nói ấm áp, nụ cười hiền hậu của cô Nguyễn Thị Lợi - giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Hộ Độ (Lộc Hà) mang đến cảm giác gần gũi với người đối diện. Nhắc chuyện hiến máu cứu người, cô Lợi có chút ngại ngùng.
Cô Lợi kể, vào sáng 14/9, khi vừa ngủ dậy, cô mở Facebook và đọc được bài viết có người cần máu nhóm AB để cứu vợ bị tai nạn đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Do cùng nhóm máu, cô gọi điện đến số điện thoại trong bài viết để xác nhận thông tin và nhanh chóng đến ngay bệnh viện để làm thủ tục hiến máu. Nhờ lượng máu kịp thời của cô, người gặp nạn được cứu sống.
"Dù là người xa lạ nhưng khi đọc được bài viết, tôi rất lo lắng, cố gắng hết sức để giúp nạn nhân. May mắn, cô ấy giữ được mạng sống, tôi rất vui vì mình làm được việc có ích" - cô Lợi chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Lợi hiến máu cứu người bị tai nạn giao thông qua cơn nguy kịch ( Ảnh NVCC ).
Chị Võ Thị H. (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) - người được cô Lợi truyền máu đến nay vẫn không thể quên được giây phút đó, cho biết, hôm ấy, chị gặp tai nạn giao thông, được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.
"Tôi được chẩn đoán dập lá lách, phải mổ nhưng do mất máu quá nhiều nên tính mạng rất nguy kịch. Bệnh viện không đủ lượng máu sống. May sao, cô Lợi đã hiến máu kịp thời, nếu chậm chút nữa chắc tôi không qua khỏi", chị H. chia sẻ.
Mấy lần gọi điện xin đến nhà để cảm ơn nhưng cô Lợi không chịu, còn dặn tôi cố gắng giữ sức khỏe. Cô ấy là ân nhân của cả gia đình tôi" - chị H. nói.
Cô Nguyễn Thị Lợi cho biết: Với tâm niệm "một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", từ năm 2013 đến nay, tối đã 13 lần tham gia hiến máu cứu người.
Đây là lần hiến máu trực tiếp đáng nhớ của cô giáo Nguyễn Thị Lợi. Từ năm 2013 đến nay, cô đã 13 lần tham gia hiến máu tình nguyện. Bản thân cô luôn tâm niệm: "một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại".
Ngoài hiến máu tình nguyện, cô Lợi còn là người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Điển hình như năm 2020, xã Hộ Độ có 3 người tử vong trong vụ sạt lở đất tại công trường Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), cô cùng các giáo viên trong trường và một số người khác đã đứng ra kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm góp tiền hỗ trợ mỗi gia đình 50 triệu đồng.
Cô Nguyễn Thị Lợi cùng công đoàn Trường Tiểu học Hộ Độ nấu cơm ủng hộ công dân cách ly trên địa bàn.
Thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hộ Độ cho biết, cô Nguyễn Thị Lợi là giáo viên giỏi cấp huyện nhiều năm, say mê với các hoạt động của nhà trường. Ngoài công việc chuyên môn, cô Lợi còn là giáo viên tích cực làm thiện nguyện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.
Cô Nguyễn Thị Lợi là giáo viên giỏi cấp huyện nhiều năm.
"Việc tham gia hiến máu tình nguyện của cô Lợi rất đáng biểu dương, là động lực để các thầy, cô giáo trong trường tham gia. Vì thế, mỗi lần phát động hiến máu, giáo viên trong trường luôn tham gia vượt chỉ tiêu. Ngoài hiến máu, cô thường xuyên giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của cô rất nhân văn, thấm đẫm tình người" - thầy Dũng chia sẻ.
Hà Tĩnh sẵn sàng đón học sinh đến trường Theo kế hoạch, sáng 15-9, học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT tại Hà Tĩnh học trực tiếp. Ngành giáo dục địa phương này đã gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo học sinh đến trường học an toàn vừa đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 Phun khử khuẩn thư viện trước khi các em học sinh vào học...