Nhếch nhác du lịch biển Tân Thành
Là một trong những bãi biển cát đen đẹp nhất VN, độc đáo và hấp dẫn, nhưng sau nhiều năm quy hoạch, bãi biển Tân Thành (xã Tân Thành, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) vẫn hoang sơ, nhếch nhác, không thu hút được du khách.
Ở nhiều đoạn, các thanh chắn bảo vệ dọc hai bên thành cầu tàu bị mục, gãy để lại khoảng trống rất nguy hiểm
Từ TP.HCM, đi theo QL50 qua Cần Giuộc, Cần Đước (Long An) hơn 50 km thì tới TX.Gò Công. Từ đây đi theo tỉnh lộ 862 thêm 15 km nữa là đến bãi biển Tân Thành, dài chừng 7 km, thuộc xã Tân Thành. Đây là bãi biển du lịch có tiếng từ trước năm 1975 và hơn 10 năm trước, chính quyền địa phương cũng đã có chủ trương khai thác lợi thế du lịch sinh thái biển kết hợp văn hóa, bởi vùng đất Gò Công có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử như chiến lũy Pháo Đài, lăng Hoàng Gia, lăng Trương Định, dinh Tỉnh trưởng Gò Công, ngôi nhà xưa của Đốc phủ Hải và đặc biệt là làng nghề tủ thờ Gò Công nổi tiếng…
Từ năm 2004, UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định giao cho H.Gò Công Đông cơ chế quản lý và làm chủ đầu tư các dự án phát triển du lịch biển Tân Thành. Đến đầu năm 2007, tỉnh phê duyệt quy hoạch Khu du lịch sinh thái Hàng Dương – Tân Thành với quy mô hơn 80 ha. Thế nhưng, sau hơn 10 năm, chủ trương phát triển du lịch vẫn trên giấy, bãi biển Tân Thành vẫn hoang sơ và nhếch nhác, không thu hút được du khách.
Đến Khu du lịch biển Tân Thành bây giờ người ta thấy ngoài chiếc cầu tàu dài chừng 300 m từ bờ ra biển, một đoạn bờ kè dài chưa tới 1 km được khánh thành từ năm 2007, các “công trình” còn lại là dãy nhà hàng mái lá của Công ty CP du lịch Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Vạn Bình An cùng các dãy chòi mái lá dã chiến phục vụ ăn uống của tư nhân, những dãy nhà sàn mái lá tạm bợ cất trên bãi biển. Chẳng có dịch vụ gì để du khách vui chơi, giải trí, khu bán hàng lưu niệm của địa phương cũng không có.
Công trình hoành tráng nhất là chiếc cầu tàu ra biển, vì sử dụng nhiều năm và không được đầu tư, tôn tạo nên hệ thống chiếu sáng dọc thành cầu hiện chỉ còn trơ lại trụ. Hầu hết các bóng đèn đều bị bể hoặc bay xuống biển. Đáng sợ nhất là rất nhiều đoạn, thanh chắn bảo vệ hai bên thành cầu bị mục, gãy rơi xuống biển, để lại nhiều khoảng trống hoác hết sức nguy hiểm, trong khi vào những ngày cuối tuần, nhiều du khách, trong đó có trẻ em, học sinh, ra tận đầu cầu phía ngoài biển để chụp ảnh lưu niệm.
“Chặt chém”, xả thải xuống bãi tắm
Cũng giống như ở nhiều quán cơm dọc QL, vừa tới cổng Khu du lịch biển Tân Thành xe chúng tôi đã bị 4 – 5 thanh niên mặc quần short chạy xe máy đuổi theo chèo kéo, phát danh thiếp rồi bám theo gạ tới quán của họ ăn uống.
Vì là xứ biển nên các món ăn hải sản ở đây có giá khá mềm: nghêu hấp gừng, hấp sả 50.000 đồng/kg, mực hấp gừng 100.000 đồng/đĩa, sò huyết 100.000 đồng/kg… Nhưng khi chúng tôi bước vào một quán dã chiến, không tên, ngay dốc cầu ra biển thì một chị bán hàng dạo bước lại nói nhỏ: “Coi chừng bị chặt đó”. Quả thật, sau đó chúng tôi bị “chặt” 20.000 đồng/ly nước mía, trong khi giá một lon bia Tiger ở quán bên cạnh là 17.000 đồng.
Video đang HOT
Rác tràn ngập bên các nhà sàn ăn uống – Ảnh: H.Phương
Điều lạ nhất là hầu hết các quán dã chiến ven biển đều không có nhà vệ sinh. Khi khách có nhu cầu thì chủ quán chỉ qua “đi nhờ” ở nhà hàng Hương Biển (của Công ty CP du lịch Tiền Giang) gần đó. Vào quán nhà sàn T.A, thấy có một dãy nhà sàn chính và 5 cái chòi “vệ tinh” cột là cây đước, mái lá, sàn gỗ cất trên mé biển luôn lộng gió. Trong đó, ở dãy nhà sàn chính có một nhà vệ sinh được che chắn bằng phên bồ, trên sàn nhà khoét một cái lỗ để khách đi vệ sinh trực tiếp… xuống biển. Điều kinh khủng khu vực này là bãi biển mà không ít du khách xuống tắm khi nước lớn tràn vào.
“Vào internet thấy giới thiệu đây là một trong những bãi biển cát đen đẹp nhất VN, độc đáo và hấp dẫn. Nhưng tới nơi rồi mới thấy… nói vậy mà không phải vậy. Bãi biển tuy hoang sơ nhưng rác rến tràn lan, mất vệ sinh quá”, anh Nguyễn Thành Hưng, một du khách đến từ Đồng Tháp, phàn nàn.
Hoàng Phương
Theo Thanhnien
Sông, hồ Tam Kỳ ngày càng ô nhiễm
Cá chết nổi trắng hồ điều hòa Nguyễn Du (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho thấy nguồn nước tại các ao hồ và các con sông đang ở mức ô nhiễm đáng báo động.
Nước hồ điều hòa Nguyễn Du ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt - Ảnh: Hoàng Sơn
Hồ điều hòa thành hồ... ô nhiễm
Những ngày qua, cá trên hồ điều hòa Nguyễn Du liên tục chết, nổi trắng mặt nước. Công nhân của BQL Các công trình công cộng TP.Tam Kỳ liên tục dùng thuyền chèo quanh hồ để vớt cá đem đi xử lý nhưng đến ngày 15.7, lượng cá chết vẫn còn rất nhiều. Đặc biệt, tại các vị trí cống thoát nước, xác cá dạt vào bèo thành lớp ken đặc.
Chị Trần Huyền Trân (23 tuổi, sinh sống gần hồ này) cho biết: "Tôi ở đây đã gần 5 năm qua nhưng chưa bao giờ thấy cảnh cá chết nhiều như vậy. Không chỉ cá nhỏ như cá rô phi mà nhiều con cá lóc nặng 3-4 kg cũng chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ, bốc mùi hôi thối nồng nặc".
Một công nhân thu gom cá tại hồ Nguyễn Du cho hay, mỗi ngày anh thường vớt được khoảng 7-8 thùng cá chết. Trước khi chết, cá có biểu hiện lờ đờ, hai mắt phù to cho đến khi bị vỡ ra.
Theo ghi nhận của PV, hồ Nguyễn Du là hệ thống 2 hồ lớn cạnh nhau được nối thông bằng một đường cống dẫn khá rộng. Nước từ hồ này dẫn trực tiếp ra sông Bàn Thạch thông qua hệ thống kênh rộng chừng 4m. Tuy nhiên, con kênh này hiện đang bị bèo phủ kín nên nước thoát rất chậm.
Trong khi đó, do thời tiết nắng mưa bất thường, xác cá phân hủy nhanh nên môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều hộ dân có nhà sát hồ rất bức xúc vì tình trạng cá chết vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại khối phố 5 (P.An Mỹ), nước hồ điều hòa ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Có thời điểm giữa mùa nắng nóng, tảo trong hồ với rong rêu chết hàng loạt gây nên mùi hôi rất khó chịu. Vào mùa mưa, mặc dù nước lưu thông tốt hơn nhưng mùi hôi tanh vẫn không giảm.
Bên cạnh đó, tình trạng xả rác, phóng uế bừa bãi quanh hồ cũng khiến cảnh quan hồ điều hòa trông nhếch nhác, mất vệ sinh.
Hồ Nguyễn Du có diện tích khoảng 4ha, có tác dụng tạo cảnh quan đô thị, điều tiết khí hậu và điều tiết lượng nước. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, hồ không còn tác dụng điều hòa hoặc điều tiết gì. Thậm chí, với việc "hứng" nước thải sinh hoạt của các khu dân cư cho đến nước thải bệnh viện, hồ trở thành mối lo ngại là nơi "ươm" và phát tán mầm bệnh. Trước tình trạng cá chết hàng loạt, Phòng TN-MT TP.Tam Kỳ đã kiểm tra và cho biết nguyên nhân ban đầu là do cá thiếu oxy. Phòng này cũng đã báo cáo UBND TP.Tam Kỳ để xử lý.
Sông "chết" theo
Theo kết quả quan trắc môi trường của Sở TN-MT Quảng Nam, trong năm 2014, các ao hồ điều hòa tại TP.Tam Kỳ gồm hồ Duy Tân, Nguyễn Du và hồ Ngã Ba đều ô nhiễm nặng nề. Trong đó hồ Nguyễn Du nặng nhất, không đảm bảo cho việc tưới tiêu vì môi trường có tính kiềm mạnh, ô nhiễm chất hữu cơ, amoni, phốt phát, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi sinh coliform. Mức độ ô nhiễm của hồ Nguyễn Du cao từ tháng 1-9 trong năm.
Kết quả quan trắc môi trường nước trong các năm 2013, 2014 cho thấy mức độ ô nhiễm không có dấu hiệu giảm so với các năm trước. Riêng trong năm 2014, tình trạng ô nhiễm các thông số đã nêu có tính liên tục và kéo dài trong suốt năm. Trong khi đó, các hồ Ngã Ba và hồ Duy Tân có thể dùng để tưới tiêu nhưng không thể dùng để sinh hoạt.
Hiện nguồn nước tại 2 hồ này bị ô nhiễm chất hữu cơ, dẫu mỡ... nhưng nhẹ hơn so với hồ Nguyễn Du.
Theo ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm là do các hồ tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải các bệnh viện chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Qua đợt quan trắc gần nhất, ngành chức năng tiếp tục khẳng định cả 3 hồ điều hòa đều ô nhiễm với các thông số đã nêu vượt nhiều lần cho phép.
Điều đáng lo ngại là hiện ngước từ các hồ này đều đổ ra các sông trên địa bàn Tam Kỳ khiến cho các con sông cũng "chết"... theo. Các kết quả quan trắc trong năm 2014 cho thấy sông Bàn Thạch và sông Tam Kỳ đang bị ô nhiễm và diễn biến theo chiều hướng xấu.
Chẳng hạn, sông Bàn Thạch nơi nhận nước trực tiếp từ các hồ điều hòa bị ô nhiễm các chất hữu cơ gấp 2 lần cho phép vào tháng 7.2014. Các chất dinh dưỡng (ion vô cơ) vượt từ 1,2-4,2 lần cho phép trong 4 lần quan trắc khác nhau. Sở TN-MT Quảng Nam cho biết các nhánh sông thuộc hệ thống sông Tam Kỳ - Núi Thành đang chuyển biến theo hướng xấu đi, đặc biệt là sông Bàn Thạch và Trường Giang.
Do đó, sở này đã đề nghị Phòng TN-MT Tam Kỳ kiểm soát nguồn nước thải từ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống dọc theo tuyến đường Bạch Đằng. Đối với các hồ điều hòa tại Tam Kỳ, chính quyền địa phương cần có kế hoạch kiểm soát nguồn ô nhiễm, cải thiện nước hồ.
Bà Lê Thị Tuyết Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Nam cho biết: "Do thời tiết nắng nóng, chất hữu cơ trong nước nhiều nên cá tại hồ điều hòa thiếu oxy và chết".
Theo bà Hạnh, hiện toàn thành phố chưa có hệ thống xử lý nước thải nên tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp diễn không chỉ riêng ở các hồ điều hòa mà còn ở cả các sông.
"Tình trạng ô nhiễm hiện nay chỉ được giải quyết khi hệ thống thu gom xử lý nước thải toàn thành phố (hiện đang được thi công) vận hành", bà Hạnh nói thêm.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Cá chết nổi trắng hồ điều hòa Nguyễn Du Gần 1 tuần qua, cá tại hồ điều hòa Nguyễn Du (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) bỗng dưng nổi lên mặt nước, hai mắt sưng to rồi chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cá chết nổi trắng hồ khoảng 1 tuần qua gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - Ảnh: Hoàng Sơn Chiều nay 11.7, ông Trần Văn...