Nhậu say về, thanh niên tự thoát y xông vào hiếp dâm chị hàng xóm
Đi nhậu về ngang nhà chị T. cùng xóm thì dục vọng nổi lên, Bé Tư trèo lên cây bưởi rình. Khi biết chị T. ở nhà một mình, hắn tự thoát y xông vào để hiếp dâm.
Phạm Văn Bé Tư (SN 1985, trú ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) từng đi tù 12 năm về tội “Hiếp dâm trẻ em”, nhưng chấp hành án xong hắn không lấy đó làm xấu hổ để răn mình sống tốt mà tiếp tục bậy bạ, ngựa quen đường cũ.
Theo hồ sơ, ngày 26/2/2015, Bé Tư chấp hành xong án phạt, về địa phương mới hơn 3 tháng lại sàm sỡ một phụ nữ cùng xóm. Do bị hại trong vụ này không yêu cầu cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự nên Bé Tư không bị khởi tố.
Nhưng mấy tháng sau, khoảng 18 giờ 30 ngày 11/10/2015, Bé Tư đi nhậu về ngang nhà chị V.T.T (SN 1974- ở cùng xóm) thì cơn dục vọng lại nổi lên, y liền trèo lên cây bưởi rình. Khi biết chị T. ở nhà một mình, Bé Tư tự thoát y xông vào nhà.
Ảnh minh hoạ
Lúc này, chị T. đang cầm dao gọt cam, thấy Bé Tư không mặc quần áo bước vào, hốt hoảng bảo: “Mày làm gì trần truồng mà đi vào nhà tao vậy? Mày làm bậy là tao chém đó”.
Video đang HOT
Bé Tư không nói gì, nhào đến nắm tóc chị T. và giở trò. Chị T. vừa vùng vẫy vừa tri hô nhiều lần nhưng không ai nghe. Trong lúc chống cự, chị T. quơ dao trúng tay Bé Tư chảy máu. Bé Tư một tay bóp cổ, tay còn lại đánh nhiều cái vào đầu và mặt chị T. nhưng chị vẫn cố chống đỡ và chạy thoát. Bé Tư đuổi theo vướng phải cột nhà sau làm sập mái nhà nhưng anh ta vẫn không từ bỏ ý định.
Chị T. chạy về hướng nhà Bé Tư cách đó khoảng 100m thì bị vấp té. Do lúc này đã gần nhà, Bé Tư sợ gia đình thấy mình trong cảnh “trần như nhộng” nên không đuổi theo nữa mà quay trở vô nhà chị T. lấy cắp 1 điện thoại di động và 490.000đ rồi bỏ trốn. Sau khi báo cho gia đình Bé Tư biết sự việc, chị T. đã nộp đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với tên yêu râu xanh.
Quá trình điều tra, Công an TX Bình Minh có đủ cơ sở kết luận Phạm Văn Bé Tư có hành vi dùng vũ lực giao cấu với chị T. Nhờ chị T. chống cự quyết liệt và chạy thoát nên Bé Tư chưa thực hiện được, song hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội “Hiếp dâm” quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật Hình sự nên Công an TX Bình Minh đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với hắn.
Tại phiên tòa sơ thẩm vừa diễn ra, Bé Tư khai do lúc đó có uống rượu, thấy chị T. ở nhà một mình mới nảy sinh ý đồ xấu. Sau khi đánh chị T. để thực hiện hành vi hiếp dâm không thành, Bé Tư biết thế nào cũng bị bắt nên quay vào nhà chị T. lấy cắp tài sản rồi bỏ trốn. Hơn 10 ngày sau, Bé Tư bị bắt.
Mặc dù Bé Tư đã thật thà khai báo và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt nhưng do bị cáo có nhân thân rất xấu, vừa mới chấp hành xong án phạt tù trong thời gian dài về tội “Hiếp dâm trẻ em”, nhưng khi trở về địa phương lại tiếp tục tái phạm với người khác, còn hành hung nạn nhân, chứng tỏ bị cáo không chịu sửa chữa bản thân, không ăn năn hối cải. Do đó, HĐXX của TAND TX Bình Minh đã tuyên án sơ thẩm phạt Phạm Văn Bé Tư 3 năm tù giam tội “Hiếp dâm”.
Riêng hành vi lấy trộm tiền và điện thoại di động của chị T., do tổng giá trị tài sản Bé Tư lấy cắp qua định giá là 690.000đ, chưa đủ định lượng xử lý hình sự nên cơ quan điều tra ra quyết định xử phạt hành chính.
Theo Phu nư News
Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu, có phạm tội?
Nếu hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn đọc hỏi:
Tôi đang là công nhân của một công ty điện tử, hai ngày trước khi đi làm ca đêm về gần đến nhà thì phát hiện có một vụ tai nạn. Tôi thấy một người nằm bẹp bên vệ đường bên cạnh là chiếc xe máy. Do trời tối lại một mình nên tôi phóng xe một mạch về nhà. Sáng hôm sau, nghe mọi người kể người bị tai nạn hôm qua đang nguy kịch và được cấp cứu ở bệnh viện do mất nhiều máu. Nếu người đó chết tôi có phạm tội không ? (Phạm Hoài Nam)
Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu giúp có thể bị xử lý hình sự - ảnh minh họa
Trả lời:
Luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP Hà Nội có ý kiến trả lời bạn như sau:
Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 thì "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a)Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.."
Để thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm này cần xác định bạn có đủ điều kiện cứu giúp hay không? Có ý thức được rằng người bị tai nạn đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn tuy có đủ điều kiện để cứu giúp nhưng không làm khiến người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chết thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, trong trường hợp khi có yêu cầu nhưng tổ chức, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo Ngươi đưa tin
Nhận án phạt 12 năm tù vì trộm dao chém bạn Ngày 19/1, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tống Huy Khánh bị VKSND TP Hà Nội truy tố về tội Giết người theo điểm n, khoản 1 điều 93 Bộ Luật Hình sự. Điều đáng nói là bị cáo và bị hại trong vụ này là bạn bè, ở cạnh nhà nhau. Theo cáo trạng truy...